Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10

Khái niệm Cơ năng trong chương trình vật lí lớp 10 là dạng năng lượng tổng hợp của động năng và thế năng. Công thức tính cơ năng tùy thuộc vào trường trọng lực hay đàn hồi sẽ có công thức cụ thể riêng

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng

Cơ năng của trọng trường

\[W={{W}_{đ}}+{{W}_{t}}=\dfrac{1}{2}m{{v}^{2}}+mgh\]

  • Gốc thế năng của vật chuyển động trong trường hấp dẫn thường được chọn tại mặt đất.
  • Đối với vật hoặc hệ vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của nó là một đại lượng bảo toàn
  • → W1 = W2 → Biến thiên cơ năng W2 – W1 = 0

Cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi

\[W={{W}_{đ}}+{{W}_{t}}=\dfrac{1}{2}m{{v}^{2}}+\dfrac{1}{2}k{{x}^{2}}\]

  • Gốc thế năng được chọn là vị trí cân bằng của lò xo
  • Đối với vật hoặc hệ vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi thì cơ năng của nó là một đại lượng bảo toàn
  • → W1 = W2 → Biến thiên cơ năng W2 – W1 = 0

Hệ quả của định luật bảo toàn cơ năng

W = (Wđ)max = (Wt)max­

Trọng lực và lực đàn hồi được gọi là lực thế.

Bảo toàn năng lượng:

Trường hợp vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực hoặc lực

  • Cơ năng của hệ = công của lực thế

Trường hợp vật chịu thêm tác dụng của ngoại lực (lực cản, lực ma sát)

  • Cơ năng của hệ = công của lực thế + công của lực không thế (công của lực cản, lực ma sát)
  • Biến thiên cơ năng W2 – W1 = công của lực không thế

Bài tập bảo toàn cơ năng nằm trong vật lí lớp 10 chủ đề năng lượng

Bài 1: Hai vật A và B được nối với nhau bằng dây không giãn qua ròng rọc cố định với m$_{A}$=300g; m$_{B }$= 200g. Vật trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng góc α=30o. Lúc đầu A cách mặt đất h=0,5m. Bỏ qua khối lượng của dây nối và ròng rọc.

a/ Xác định vật tốc của vật A và B khi A chạm đất.

b/ Khi A chạm đất vật B tiếp tục chuyển động đi lên trên mặt phẳng nghiêng một quãng đường bằng bao nhiêu.

Hướng dẫn



Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10

Phân tích bài toán:

Vật A cách mặt đất là h. Khi A chạm đất vật A đi được quãng đường là h, vật B cũng đi được quãng đường là h.

Độ cao của vật B so với mặt đất: h2=h1 + h.sinα

Chọn gốc thế năng tại mặt đất:

Cơ năng của hệ lúc thả:

W=W$_{oA }$+ W$_{oB}$=m$_{A}$.gh + m$_{B}$.gh1

Cơ năng của hệ lúc vật A chạm đất

W=0,5m$_{A}$v$_{A}$2 + 0,5m$_{B}$v$_{B}$2 + m$_{B}$gh2

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho hệ chuyển động không ma sát

=>v$_{A}$ = v$_{B }$= \[\sqrt{\dfrac{2gh(m_{A}-m_{B}sin\alpha )}{m_{A}+m_{B}}}\]=2m/s

Khi vật A chạm đất vật B vẫn còn chuyển động do quán tính, nhưng chuyển động của vật B là chuyển động thẳng chậm dần đều.

Cơ năng của vật B lúc vật A dừng lại: W$_{B }$ = m$_{B}$gh2 + 0,5m$_{B}$v2

Cơ năng của vật B lúc dừng lại: W’$_{B}$=m$_{B}$gh$_{3 }$= m$_{B}$.g(h2 + x.sinα)

(với x là quãng đường vật B đi thêm được)

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng => x=0,4m

[collapse]

Bài 2. Em bé ngồi tại vị trí B trên sàn nhà ném một viên bi lên mặt bàn dài nằm ngang cao h=1m so với sàn nhà, với vận tốc vo=2√10 m/s. Để viên bi có thể rơi xuống mặt bàn tại điểm C ở xa mép bàn A nhất thì B phải cách chân bàn H bao xa và khi đó C cách A bao xa. Lấy g=10 m/s2

Hướng dẫn

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10

Để cho viên bi có thể đi xa mép bàn A nhất thì quỹ đạo của bi phải đi sát mép A.

Kí hiệu $\overrightarrow {v}$ là vận tốc của bi khi đi qua A, $\alpha$ là góc hợp với $\overrightarrow {v}$ và phương ngang và $\alpha_0$ là góc ném tại B. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, ta có:

$v=\sqrt{v_0^2-2gh}=\sqrt{20} (m/s)$

Coi $\overrightarrow {v}$ là vận tốc ném bi từ A, ta suy ra tầm xa AC: $AC=\dfrac{v^2\sin 2\alpha}{g}$

Để cho AC lớn nhất thì phải có $\sin 2 \alpha=1$, suy ra: $\alpha=\dfrac{\pi}{4}$

Thành phần theo phương ngang của $\overrightarrow {v}$ và $\overrightarrow {v_0}$ bằng nhau, nên:

$v\cos \alpha_0=v\cos \alpha \leftrightarrow \cos \alpha_0=\dfrac{v}{v_0}\cos \alpha=\dfrac{1}{2}$

Suy ra $\alpha_0=\dfrac{\pi}{3}$

Xét hệ tọa độ xOy, gốc O trùng với B, trục Ox nằm ngang, trục Oy hướng thẳng đứng lên trên. Phương trình quỹ đạo của bi:

$\tan \alpha_0-\dfrac{gx^2}{2v_0^2 \cos^2 \alpha_0}= \sqrt{3}x-\dfrac{x^2}{2}$

Tại điểm A ( và C) $y=h=1m$ ta có: $1=\sqrt{3}x-\dfrac{x^2}{2}$

Suy ra: $x_A=(\sqrt{3}-1)(m)$ và $x_C=( \sqrt{3}+1)(m)$

Như vậy, B cách chân bàn một đoạn $BH=x_A=\sqrt{3}-1=0,732(m)$ và C cách A: $AC=x_C-x_A=2m$

[collapse]

Bài 3. Từ điểm A của một mặt bàn phẳng nghiêng người ta thỏ một vật có khối lượng $m = 0,2 kg$ trượt không ma sát với vận tốc ban đầu bằng $0$ rơi xuống đất. Cho $AB = 50 cm ; BC = 100 cm ; $ $AD = 130 cm ;$ $ g = 10 m/s^2$ (hình vẽ). Bỏ qua lực cản không khí.

a) Tính vận tốc của vật tại điểm B và điểm chạm đất E.

b) Chứng minh rằng quỹ đạo của vật mà là một parabol. Vật rơi cách chân bàn một đoạn CE là bao nhiêu ?

c) Khi rơi xuống đất, vật ngập sâu vào đất $2 cm$. Tính lực cản trung bình của đất lên vật.

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 70

Hướng dẫn

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 72

a) Vì bỏ qua ma sát nên cỏ năng của vật được bảo toàn. Cơ năng của vật tại A là

$W_A = mg.AD$.

Cơ năng của vật tại B :

$W_B = \dfrac{1}{2}mv^2_B + mg.BC$.

Vì cơ năng được bảo toàn, nên $W_A = W_B$

$mg.AD = \dfrac{1}{2}mv^2_B + mg.BC$

Thay số ta tính được $v_B = \sqrt{6}= 2,45 m/s $.

Tương tự, áp dụng định luật bảo toàn cơ năng tại A và E ta tính được $v_E = 5,1 m/s$.

b) Chọn hệ quy chiếu (hình vẽ). Khi vật rơ khỏi B, vận tốc ban đầu $v_B$ hợp với phương ngang một góc $\alpha $. Xét tam giác ABH có :

$\sin \alpha = \dfrac{AH}{AB} = \dfrac{AD – BC}{AB}= \dfrac{3}{5} (1) $

Phương trình chuyển động theo các trục x và y là

$x = v_B\cos\alpha .t (2)$

$y = h – v_B\sin \alpha.t – \dfrac{1}{2}gt^2 (3)$

Từ $(2)$ và $(3)$ ta rút ra được : $y = h – x tan \alpha – \dfrac{1}{2}\dfrac{g}{v^2_B \cos^2\alpha }x^2 (4) $

Đây chính là phương trình của một parabol có bề lõm quay xuống dưới. Vậy quỹ đạo của vật sau khi dời bàn là một parabol.

Từ $(1) \sin \alpha = \dfrac{3}{5} \Rightarrow \cos \alpha = \dfrac{4}{5} $ và $tan \alpha = \dfrac{3}{4} $.

Khi vật chạm đất tại E thì $y = 0$. Thay giá trị của y và $v_B$ vào phương trình $(4)$, ta thu được phương trình

$1,3x^2 + 0,75x – 1 = 0 (5)$

Giải phương trình $(5)$, thu được $x = 0,635 m$. Vậy vật rơi cách châm bàn một đoạn $CE = 0,635 m.$

c) Sau khi ngập sâu vào đất $2 cm$ vật đứng yên. Độ giảm động năng gần đúng bằng công cản. Gọi lực cản trung bình là F, ta có :

$W_E – 0 = Fs \Rightarrow F = \dfrac{W_E}{s} \approx 130 N $.

[collapse]

Bài 4. Hai vật có khối lượng tổng cộng m1 + m2 = 3kg được nối bằng dây qua ròng rọc nhẹ. Buông cho các vật chuyển động, sau khi đi được quãng đường s = 1,2m mỗi vật có vận tốc v = 2m/s. Bỏ qua ma sát, dùng định luật bảo toàn cơ năng tính m1; m2, lấy g = 10m/s2

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 74

Hướng dẫn

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 76

Giả sử m1 > m2 => P1 > P2 => sau khi buông nhẹ vật m1 đi xuống, vật m2 đi lên cùng quãng đường s. Chọn gốc thế năng riêng cho mỗi vật tại vị trí ban đầu. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của các vật khi đó v1 = v2 = v >0

Cơ năng ban đầu của hệ: W = W1 + W2 = 0

Cơ năng sau của hệ: W’ = W’1 + W’2 = -m1gs + 0,5m1v2 + m2gs + 0,5m2v2 = 0

=> m1 – m2 = (m1 + m2)v2/(2gs) = 0,5kg

m1 + m2 = 3 => m1 = 1,75kg; m2 = 1,25kg

[collapse]

Bài 5. Dây xích đồng chất chiều dài L = 1,5m có trọng lượng, vắt qua ròng rọc nhỏ không ma sát và nằm yên. Sau đó dây bắt đầu trượt khỏi ròng rọc với vận tốc vo = 1m/s. Tính vận tốc dây khi dây vừa rời khỏi ròng rọc.

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 78

Hướng dẫn

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 80

Ban đầu đây ở trạng thái cân bằng đứng yên nên mỗi nhánh có chiều dài là L/2 và có trọng tâm G là trung điểm của mỗi nhánh. Chọn vị trí G làm gốc của thế năng, chọn chiều dương là chiều chuyển động của dây xích..

Khi dây vừa rời khỏi ròng rọc thì khối tâm của dây xích ở G’ cách G khoảng L/4 về phía dưới

cơ năng ban đầu: Wo = 0,5mvo2

cơ năng sau: W = -mgL/4 + 0,5mv2 = 0,5mvo2 => v = 3m/s

[collapse]

Bài 6. vật nặng trượt trên một sàn nhẵn với vận tốc vo = 12m/s đi lên một cầu nhảy cao nhất nằm ngang và rời khỏi cầu nhảy như hình vẽ.

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 82

Độ cao h của cầu nhảy là bao nhiêu để tầm bay xa s đạt cực đại. Tầm xa này là bao nhiêu.

Hướng dẫn

Gọi v1 là vận tốc của vật khi bắt đầu rời cầu nhảy (theo phương ngang).

áp dụng định luật bảo toàn cơ năng

0,5mvo2 = 0,5mv12 + mgh => v1 = \[\sqrt{v_o^2 – 2gh}\]

Sau khivật rời khỏi cầu giống như vật ném ngang với vận tốc v1

=> s = v1\[\sqrt{\dfrac{2h}{g}}\] = \[\sqrt{\dfrac{2v_o^2h}{g} – 4h^2}\]

=> smax khi biểu thức trong căn max => h = vo2/4g = 3,6m => s = 7,2m

(biểu thức trong căn có dạng y = ax2 + bx với a < 0 => ymax tại x = -b/2a)

[collapse]

Bài 7. Ống hẹp kín, tiết diện đều hình vuông cạnh L, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Ống tiết diện S chứa đầy hai loại chất lỏng thể tích bằng nhau và không trộn lẫn nhau được. Khối lượng riêng ρ1 > ρ2. Ban đầu khối chất ρ1 chiếm phần trên của ống. Tại một thời điểm nào đó, các khối chất lỏng bắt đầu chuyển động trong ống không vận tốc ban đầu. Tìm vận tốc cực đại của chúng bỏ qua ma sát.

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 84

Hướng dẫn

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 86

[collapse]

Bài 8. Ba quả cầu nhỏ giống nhau được gắn chặt vào hai đầu thanh nhẹ chiều dài L. Dựng thanh thẳng đứng và buông tay (hình vẽ). Bỏ qua ma sát. Tìm vận tốc quả cầu trên khi nó sắp va chạm mặt phẳng ngang nếu:

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 88

a/ quả cầu dưới có một trục quay vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và gắn chặt với mặt đất.

b/ Hệ chuyển động tự do.

Hướng dẫn

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 90

a/ m2; m3 chuyển động tròn quanh tâm O (vị trí đặt m1)

r2 = r3/2 = L/2 => v2 = v3/2

theo định luật bảo toàn cơ năng (gốc thế năng tại O) bỏ qua động năng của vật m1

m2g(L/2) + m3gL = 0,5m2v22 + 0,5m3v32 => v3 = 2\[\sqrt{\dfrac{3gL}{5}}\]

b/ Hệ chuyển động tự do: không có ma sát giữa m1 và sàn

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 92

vì ngoại lực theo phương ngang bằng O nên m2 chuyển động tịnh tiến đi xuống m1 tịnh tiến sang phải trên mặt phảng ngang. Hệ là kín theo phương ngang.

Tại thời điểm thanh nghiêng góc α so với phương thẳng đứng thì m1; m2; m3 có vận tốc lần lượt là v1; v2; v3.

\[\vec{v_3}\] = \[\vec{v_{3x}}\]+\[\vec{v_{3y}}\]

Theo định luật bảo toàn động lượng theo phương ngang:

m1v1 = m3v$_{3x}$ => v1 = v$_{3x}$

Vì thanh không biến dạng và các quả cầu gắn chặt vào thanh nên trong quá trình chuyển động, khoảng cách giữa các quả cầu m1; m2; m3 không thay đổi => thành phần vận tốc của các quả cầu dọc theo phương thanh là bằng nhau=>

v1sinα = v2cosα = v$_{3y}$cosα – v$_{3x}$cosα (1)

v1 = v$_{3x}$; v2 = v1tanα = v$_{3x}$tanα (2)

v$_{3y}$ = 2v1tanα = 2v$_{3x}$tanα (3)

áp dụng định luật bảo toàn cơ năng =>

mg(L/2) + mgL = mg(L/2) + mgL.cosα + 0,5m(v12 + v22 + v$_{3x}$2 + v$_{3y}$2) (4)

từ (1); (2); (3); (4) =>

v32 = \[\dfrac{3gL(1-\cos\alpha)}{2+5\tan^2\alpha}\] + \[\dfrac{12gL(1-\cos\alpha)}{\dfrac{2}{\tan^2\alpha}+5}\]

khi quả cầu m3 sắp chạm đất => α = 90o => v3 = 2\[\sqrt{\dfrac{3gL}{5}}\]

[collapse]

Bài 9. Cho hệ như hình vẽ. Bỏ qua ma sát, độ dãn của dây, khối lượng dây và ròng rọc. Biết vo = 0 và m1 chuyển động đi xuống. Trong từng trường hợp dùng định luật bảo toàn cơ năng tính gia tốc chuyển động của mỗi vật.

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 94

Hướng dẫn

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 96

[collapse]

Bài 10. Hai ụ dốc cao đáy phẳng giống nhau, mỗi ụ có khối lượng M, chiều cao H, có thể trượt trên một sàn nhẵn nằm ngang. Trên đỉnh ụ I đặt vật m, vật m trượt khỏi ụ I không vận tốc ban đầu và đi lên ụ II. Tìm độ cao cực đại h mà m đạt được tại sường ụ II. Bỏ qua ma sát. Biết tiêp tuyến với mặt dốc tại chân dốc hướng nằm ngang.

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 98

Hướng dẫn

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 100

[collapse]

Bài 11. Vật m = 1kg trượt trên mặt phẳng ngang với vo = 5m/s rồi trượt lên một nêm như hình vẽ. Nêm ban đầu đứng yên, khối lượng M = 5kg, chiều cao của đỉnh là H, nêm có thể trượt trên mặt phẳng ngang. Bỏ qua ma sát và mọi mất mát động năng khi va chạm, lấy g = 10m/s2

a/ Tính vận tốc cuối cùng của vật và nêm trong trường hợp H = 1m hoặc H = 1,2m

b/ Tính v$_{o-min }$để vo > vo min vật trượt qua được nêm cao H = 1,2m.

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 102

Hướng dẫn

Bài tập vật lí lớp 10 bảo toàn cơ năng, vật lí phổ thông

[collapse]

Bài 12. Hai bình hình trụ giống nhau được nối với nhau bằng ống có khóa. Ban đầu khóa đóng và hình bên trái có mộtkhối nước khối lượng m, mặt thoáng ở độ cao h. Mở khóa cho hai bình thông nhau và mạt thoáng ở hai bình có độ cao h/2 (bỏ qua thể tích của ống thông). Tìm độ biến thiên thế năng của khối nước. Cho biết sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng trên.

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 105

Hướng dẫn

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 107

– khi cân bằng mặt thoáng của hai bình có độ cao bằng nhau và bằng h/2

– Coi khối nước trong mỗi bình như một chất điểm có khối lượng bằng khối lượng của khối nước đặt tại khối tâm của mỗi khối, tức là độ cao bằng h/4

– Độ biến thiên thế năng của khối nước

ΔW$_{t}$ = mgh/4 – mgh/2 = -mgh/4 < 0 => thế năng của khối nước giảm => một phần thế năng của khối nước đã chuyển hóa thành nhiệt làm nóng khối nước và thành bình.

[collapse]

Bài 13. Cho hệ như hình vẽ α = 30o, m1 = 150g; m2 = 100g, hệ chuyển động không vận tốc ban đầu. Hệ số ma sát giữa m1 và mặt phẳng nghiêng là µ = 0,15. Dùng định luật bảo toàn năng lượng tính gia tốc của mỗi vật suy ra vận tốc của mỗi vật sau khi chuyển động một thời gian t = 4s.

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 109

Hướng dẫn

 

Công thức tính cơ năng, bảo toàn cơ năng vật lí lớp 10 111

[collapse]
+1
15
+1
3
+1
2
+1
2
+1
3

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top