Định luật ôm cho mạch chứa đèn, biến trở.

Định luật ôm cho mạch chứa điện trở, biến trở

Công thức tính Điện trở của dây dẫn kim loại:

\[R=\rho \dfrac{l}{S}\]

Trong đó:

  • R: điện trở của dây dẫn (Ω)
  • ρ: điện trở suất của dây (Ωm)
  • l: chiều dài dây(m)
  • S: tiết diện của dây (m2)

2/ Biến trở là một dây dẫn được cấu tạo sao cho nó có thể làm cho điện trở của nó biến thiên từ giá trị $R_{min}$ = 0 đến $R_{max}$

3/ Biến trở mắc nối tiếp trong mạch điện thường dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện chạy trong mạch.

4/ Trên biến trở thường ghi a(Ω) – b(A) có nghĩa là $R_{max}$= a; cường độ biến trở chịu được là b.

Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa biến trở: $I = \dfrac{U}{R}$

Định luật Ôm cho toàn mạch:

$E_{b}=I(R + r_{b})$

Trong đó:

  • Eb: suất điện động của bộ nguồn điện (V)
  • rb: điện trở trong của bộ nguồn điện (Ω)
  • RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)
  • U=IRN=Eb – Irb: độ giảm điện thế của mạch ngoài (V)
  • I.rb: độ giảm điện thế của mạch trong (V)

Bộ “n” nguồn giống nhau mắc nối tiếp: Eb = nE; rb = nr

Bộ “n” nguồn giống nhau mắc song song: Eb = E; $r_b=\dfrac{r}{n}$

Hiệu suất của nguồn điện: $H = \dfrac{R_N}{R_N+r_b}.100%= \dfrac{U}{E}.100%$

Bình luận

. Bắt buộc *

Scroll to Top