Cường độ điện trường, đường sức điện trường, vật lí phổ thông

Vật lí 11.I Điện tích, điện trường T.Trường 2/6/17 6,572 1
  1. Video Bài giảng Cường độ điện trường, đường sức điện trường, Điện trường đều, vật lí lớp 11 chương Điện tích điện trường, vật lí phổ thông.

    Nội dung quan trọng cần nhớ
    1/ Điện trường là gì?

    Điện trường là môi trường vật chất đặc biệt bao quanh các điện tích đứng yên, biểu hiện của nó là gây ra tác dụng điện lên một vật (một điện tích thử) khác đặt trong đó.
    2/ Đường sức điện trường
    Là những đường vẽ trong không gian, điện trường sẽ tác dụng lực điện lên các điện tích thử đặt dọc theo đường sức điện.
    Đặc điểm của đường sức điện:
    • Các đường sức điện không cắt nhau
    • Các đường sức điện là các đường có hướng, không khép kín, có thể bắt đầu từ điện tích dương kết thúc ở điện tích âm hoặc vô cực; hoặc có thể bắt đầu ở vô cực đi vào điện tích âm.
    • Nơi tâp trung nhiều đường sức điện tại đó tác dụng của điện trường sẽ mạnh và ngược lại
    3/ Cường độ điện trường
    Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh hay yếu của điện trường tại điểm mà ta xét.
    Biểu thức cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm cách nó khoảng r

    \[E=\dfrac{k|Q|}{\varepsilon r^{2}}\]​
    Trong đó:
    • E: cường độ điện trường (V/m)
    • r: khoảng cách từ điểm cần tính cường độ điện trường đến điện tích Q (m)
    • k=9.109 (N.m2/C2)
    • Véc tơ cường độ Điện trường:
      \[\vec{E}=\dfrac{\vec{F}}{q}\]​
      [​IMG]
    4/ Điện trường đều:
    Là điện trường có các đường sức song song cùng chiều cách đều nhau
    5/ Nguyên lý chồng chất điện trường
    \[\vec{E} =\vec{E_{1}}+\vec{E_{2}}+...+\vec{E_{n}}\]​

    nguồn: học vật lí trực tuyến
    1
  2. thầy ơi cho em hỏi 2 câu này với ạ
    câu 1: chứng minh rằng trong điện trường tĩnh các điện trường không cắt nhau .
    câu 2: biết người ta xác định đường sức điện thông qua điện phổ. Từ chuyển động của một điện tích điểm trong điện trường (bỏ qua lực hấp dẫn). Hãy trình bày cách khác để xác định đường sức điện
    1. T.Trường
      T.Trường, 23/8/17
      câu 1: phải dùng đến kiến thức chuyên sâu hơn một chút là khái niệm mặt đẳng thế, các đường sức phải thỏa mãn điều kiện vuông góc với mặt đẳng thế bla bla => nó không cắt nhau.

      câu 2: vẫn dựa trên toán => véc tơ cường độ điện trường tại một điểm trên đường sức phải tiếp tuyến với đường sức tại điểm đó bla bla => tập hợp những điểm thỏa mãn điều kiện trên => nối lại tạo thành đường sức điện.

      Nói chung là câu hỏi nó quá xa vời với thực tế, chỉ dành cho người nghiên cứu chuyên sâu, nhưng kể cả em nghiên cứu chuyên sâu thì kiến thức này cũng không làm được gì.
       
Share