Đường thẳng song song với mặt phẳng

Đường thẳng song song với mặt phẳng

Đường thẳng song song với mặt phẳng 17

1. Đường thẳng song song với mặt phẳng

a) Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.

Cho đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\), ta có ba vị trí tương đối giữa chúng là:

– \(d//\left( \alpha  \right)\) nếu \(d\) và \(\left( \alpha  \right)\) không có điểm chung.

– \(d \subset \left( \alpha  \right)\) nếu mọi điểm nằm trong \(d\) đều nằm trong \(\left( \alpha  \right)\).

– \(d\) cắt \(\left( \alpha  \right)\) nếu \(d\) và \(\left( \alpha  \right)\) có duy nhất một điểm chung.
Đường thẳng song song với mặt phẳng 19

b) Các định lý và tính chất

Định lý 1: Nếu đường thẳng \(d\) không nằm trong mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) mà \(d\) song song với một đường thẳng \(d’\) nằm trong \(\left( \alpha  \right)\) thì \(d\) song song với \(\left( \alpha  \right)\).

Vậy \(\left\{ \begin{array}{l}d \not\subset \left( \alpha  \right)\\d//d’\\d’ \subset \left( \alpha  \right)\end{array} \right. \Rightarrow d//\left( \alpha  \right)\)
Đường thẳng song song với mặt phẳng 21
Định lý 2: Cho đường thẳng \(d\) song song với mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\), nếu mặt phẳng \(\left( \beta  \right)\) chứa \(d\) mà cắt \(\left( \alpha  \right)\) theo giao tuyến \(d’\) thì \(d//d’\).

Vậy \(\left\{ \begin{array}{l}d//\left( \alpha  \right)\\\left( \beta  \right) \cap \left( \alpha  \right) = d’\\d \subset \left( \beta  \right)\end{array} \right. \Rightarrow d//d’\)

Định lý 3: Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với đường thẳng đó.

Vậy \(\left\{ \begin{array}{l}d//\left( \alpha  \right)\\d//\left( \beta  \right)\\\left( \alpha  \right) \cap \left( \beta  \right) = d’\end{array} \right. \Rightarrow d//d’\).

Định lý 4: Cho hai đường thẳng chéo nhau, có duy nhất một mặt phẳng chứa đường thẳng này và song song với đường thẳng kia.

2. Một số dạng toán thường gặp

Dạng toán: Chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng.

Phương pháp:

Cách 1: Tìm một đường thẳng thuộc mặt phẳng mà song song với đường thẳng đã cho.

Cách 2: Chứng minh đường thẳng đó là giao của hai mặt phẳng mà lần lượt cắt mặt phẳng đã cho theo hai giao tuyến song song.

Ví dụ: Cho hình chóp \(S.ABC\) có \({G_1},{G_2}\) lần lượt là trọng tâm các tam giác \(SBC,ABC\). Chứng minh \({G_1}{G_2}//\left( {SAC} \right)\)
Đường thẳng song song với mặt phẳng 23
Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(SC,AC\).

Khi đó \(\dfrac{{B{G_1}}}{{BM}} = \dfrac{{B{G_2}}}{{BN}} = \dfrac{2}{3} \Leftrightarrow {G_1}{G_2}//MN\)

Mà \(M \in SC,N \in AC\) nên \(MN \subset \left( {SAC} \right)\)

Vậy \({G_1}{G_2}//\left( {SAC} \right)\)

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top