Giải bài tập điện xoay chiều phương pháp véc tơ

1. PHƯƠNG PHÁP VÉC TƠ

Giải bài tập điện xoay chiều phương pháp véc tơ 17

2. MỘT SỐ ĐỊNH LÍ TRONG TAM GIÁC THƯỜNG DÙNG

Tùy vào từng bài cụ thể, có thể vẽ các véctơ điện áp nối tiếp nhau dựa theo thứ tự của từng mạch điện hoặc vẽ chung gốc. Muốn có mối liên hệ của đại lượng cần tìm và đại lượng đã cho, thường dùng một số liên hệ sau:

– Nếu là tam giác thường:

  • Định lí hàm số cosin: \({a^2} = {b^2} + {c^2} – 2bc.c{\rm{osA}}\)
  • Định lí hàm số sin: \(\dfrac{a}{{{\mathop{\rm sinA}\nolimits} }} = \dfrac{b}{{{\mathop{\rm sinB}\nolimits} }} = \dfrac{c}{{{\mathop{\rm sinC}\nolimits} }}\)

Giải bài tập điện xoay chiều phương pháp véc tơ 19
– Nếu là tam giác vuông:

  • Định lí hàm sin, cos, tan, cotg
  • Định lí pitago: \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\)
  • \(\dfrac{1}{{h_a^2}} = \dfrac{1}{{A{C^2}}} + \dfrac{1}{{A{B^2}}}\)
  • \(A{H^2} = HC.HB\)
  • \(A{C^2} = CH.CB\)
  • \(AC.AB = AH.CB\)

3. VÍ DỤ PHƯƠNG PHÁP VÉC TƠ

Ví dụ: Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ, cuộn dây thuần cảm L, tụ điện có điện dung C, điện trở có giá trị R. Hai đầu A, B duy trì một điện áp \(u = 100\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t} \right)V\). Cường độ dòng điện chạy trong mạch có giá trị hiệu dụng là 0,5A. Biết điên áp giữa hai điểm A, M sớm pha hơn dòng điện một góc \(\dfrac{\pi }{6}ra{\rm{d}}\) . Điện áp giữa hai điểm M, B chậm pha hơn điện áp giữa 2 đầu AB một góc \(\dfrac{\pi }{6}ra{\rm{d}}\).
Giải bài tập điện xoay chiều phương pháp véc tơ 21
a. Tìm R, ZC?

b. Viết biểu thức cường độ dòng điện trong mạch?

c. Viết biểu thức điện áp AM?

Lời giải:

Chọn trục dòng điện làm trục pha

Theo bài ra uAM sớm pha \(\dfrac{\pi }{6}\)so với cường độ dòng điện, uMB chậm pha hơn uAB một góc \(\dfrac{\pi }{6}\), mà uMB lại chậm pha so với i một góc \(\dfrac{\pi }{2}\)nên uAB chậm pha \(\dfrac{\pi }{3}\)so với dòng điện

=> Ta có giản đồ véctơ:
Giải bài tập điện xoay chiều phương pháp véc tơ 23
Từ giản đồ véctơ, ta có:

\(\begin{array}{l}{U_{AM}} = {U_{AB}}\tan \dfrac{\pi }{6} = \dfrac{{100}}{{\sqrt 3 }}V\\{U_{MB}} = {U_C} = \dfrac{{{U_{AB}}}}{{{\rm{cos}}\dfrac{\pi }{6}}} = \dfrac{{200}}{{\sqrt 3 }}V\\{U_R} = {U_{AM}}.c{\rm{os}}\dfrac{\pi }{6} = 50V\end{array}\)

a. Ta có: \(R = \dfrac{{{U_R}}}{I} = \dfrac{{50}}{{0,5}} = 100\Omega \)

\({Z_C} = \dfrac{{{U_C}}}{I} = \dfrac{{\dfrac{{200}}{{\sqrt 3 }}}}{{0,5}} = \dfrac{{400}}{{\sqrt 3 }}\Omega \)

b. \({I_0} = 0,5\sqrt 2 A\)

Độ lệch pha của u so với i: \(\varphi  = {\varphi _u} – {\varphi _i} =  – \dfrac{\pi }{3} \to {\varphi _i} = {\varphi _u} + \dfrac{\pi }{3} = \dfrac{\pi }{3}\)

=> Biểu thức của i: \(i = 0,5\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)A\)

c. \({U_{0{\rm{A}}M}} = {U_{{\rm{A}}M}}\sqrt 2 = 100\sqrt {\dfrac{2}{3}} V\)

Độ lệch pha của uAM so với i : \({\varphi _{AM}} – {\varphi _i} = \dfrac{\pi }{6} \to {\varphi _{AM}} = \dfrac{\pi }{6} + {\varphi _i} = \dfrac{\pi }{6} + \dfrac{\pi }{3} = \dfrac{\pi }{2}\)

=> Biểu thức của uAM: \({u_{AM}} = 100\sqrt {\dfrac{2}{3}} {\rm{cos}}\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)V\)

+1
3
+1
2
+1
0
+1
0
+1
1
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top