Kỹ sư NASA ngồi nhà điều khiển robot thăm dò trên Sao Hỏa như thế nào?

Trong thời gian làm việc tại nhà, các kĩ sư và nhà khoa học làm việc tại dự án vận hành xe tự hành Curiosity phải tìm cách điều khiển robot thăm dò trên Sao Hỏa nằm cách Trái Đất hàng trăm triệu km.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành tại Mỹ, nhiều doanh nghiệp tại nước này đã buộc phải cho nhân viên làm việc trực tuyến từ xa. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cũng không ngoại lệ. Tất cả các trung tâm thuộc NASA đều đã cho phép nhân viên của mình được làm việc tại nhà, ngoại trừ một vài bộ phận quan trọng.

Kỹ sư NASA ngồi nhà điều khiển robot thăm dò trên Sao Hỏa như thế nào? - Ảnh 1.
Xe tự hành Curiosity

Do đặc thù công việc, nhóm điều khiển xe Curiosity thường phải làm việc với hàng trăm nhà khoa học tới từ các viện nghiên cứu trên toàn thế giới. Nhờ đó, khi xảy ra tình huống phải làm việc từ xa, sở hạ tầng kĩ thuật có sẵn tại NASA hoàn toàn có thể sử dụng ngay, thay vì phải thiết lập từ con số 0.

Vào ngày 17/3, trước khi các nhân viên tan sở, họ đã được NASA phát cho tai nghe, màn hình máy tính và nhiều trang thiết bị thiết yếu khác dùng trong liên lạc và công việc. Các nhân viên xếp hàng bên rìa trụ sở NASA, đứng cách nhau đủ xa với khẩu trang kín mít, lần lượt nhận thiết bị cần dùng.

Giải quyết vấn đề giao tiếp khi làm việc

Tại NASA, nhân sự thuộc dự án vận hành xe tự hành Curiosity được chia thành 2 nhóm chính. Một nhóm đảm trách việc Uplink (gửi dữ liệu từ Trái Đất tới xe tự hành), trong khi nhóm còn lại phụ trách Downlink (xử lý dữ liệu được gửi từ xe tự hành về Trái Đất).

Các nhân viên tập trung làm việc tại một căn phòng có diện tích khá lớn tại trụ sở của NASA – nơi họ có thể dễ dàng trao đổi trực tiếp với nhau trong quá trình vận hành Curiosity.

Kỹ sư NASA ngồi nhà điều khiển robot thăm dò trên Sao Hỏa như thế nào? - Ảnh 2.

Phòng làm việc của nhóm vận hành xe tự hành Curiosity tại trụ sở NASA

Với một dự án đặc biệt phức tạp như Curiosity, việc duy trì sự nhịp nhàng trong công việc giữa các bộ phận với nhau là tối quan trọng. Mọi nhân viên phải làm việc chặt chẽ với nhau để hoàn thành công việc. Có thời điểm, để thực hiện thành công một chuỗi lệnh điều khiển Curiosity, cần tới sự hỗ trợ của 20 người. Tuy nhiên, khi làm việc tại nhà, quá trình giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm lại khó thực hiện hơn rất nhiều.

Để giải quyết vấn đề này, một giải pháp đã được đưa ra. Các nhân viên sử dụng tai nghe, tổ chức một loạt cuộc họp trực tuyến, đồng thời bật song song một loạt phần mềm chat nhằm ‘mô phỏng’ bầu không khí làm việc tại văn phòng NASA.

Kỹ sư NASA ngồi nhà điều khiển robot thăm dò trên Sao Hỏa như thế nào? - Ảnh 3.
Nhân viên NASA phải bật thật nhiều cửa sổ chat, sử dụng tai nghe để mô phỏng không khí làm việc như tại văn phòng

Ở bất kỳ thời điểm nào, tôi tham gia chắc cũng khoảng 15 kênh chat một lúc. Nhiều việc hơn thường ngày“, một nhân viên của nhóm vận hành Curiosity cho biết.

Chúng tôi thiết lập một loạt cuộc họp trực tuyến cùng lúc. Tôi sẽ dùng một bên tai nghe để trao đổi riêng với nhóm điều khiển xe tự hành. Sau đó tôi thực hiện cuộc gọi tới một nhóm chat trực tuyến khác và nghe bằng bên tai nghe còn lại. Cứ như thế, tôi trò chuyện qua lại cùng với 2 nhóm chat trực tuyến này trong suốt 8 tiếng mỗi ngày

Dùng kính 3D xem phim để điều khiển xe tự hành Sao Hỏa

Xe tự hành Curiosity được trang bị một camera 3D đặc biệt, vốn có khả năng chụp và gửi hình ảnh dạng 3 chiều của Sao Hỏa về Trái Đất. Nhờ camera đóng vai trò ‘con mắt từ xa’ này, các kĩ sư vận hành mới có thể hiểu rõ địa hình mà xe đang đi qua, bao gồm độ dốc hay các chướng ngại vật cần tránh, từ đó có thể điều khiển Curiosity đi cho đúng hướng.

Tuy nhiên, để có thể xem được các hình ảnh 3 chiều do Curiosity gửi về, các kỹ sư vận hành phải đeo một loại kính 3D công nghệ cao, giúp họ có được cái nhìn thực tế và rõ ràng nhất như thể đang đứng trực tiếp tại Sao Hỏa.

Kỹ sư NASA ngồi nhà điều khiển robot thăm dò trên Sao Hỏa như thế nào? - Ảnh 4.
Kỹ sư NASA dùng kính 3D 2 màu xanh, đỏ để điều khiển robot thám hiểm Sao Hỏa

Đáng nói, loại kính này cũng yêu cầu người dùng phải sở hữu một bộ PC có cấu hình ‘siêu khủng’.Với những nhân viên của NASA, việc trang bị một bộ PC có cấu hình tương tự khi làm việc tại nhà là điều hoàn toàn bất khả thi.

Do vậy, NASA đã tìm ra một giải pháp công nghệ ‘ít tân tiến’ hơn, khi cho phép nhóm vận hành sử dụng loại kính thường thấy khi xem phim 3D trong rạp, với 2 màu xanh – đỏ đặc trưng. Khác ngạc nhiên, dù sử dụng công nghệ “cổ lỗ”, đội ngũ chuyên gia tại NASA vẫn có thể điều khiển Curiosity tiến hành các hoạt động thăm dò như bình thường.

Nhiệm vụ thành công

Sau rất nhiều chuẩn bị kĩ càng, vào ngày 20/3 – ngày làm việc tại nhà đầu tiên, một chuỗi lệnh điều khiển gửi từ Trái Đất tới xe tự hành Curiosity đã được thực hiện hành công. Robot đã khoan lấy mẫu tại một địa điểm được đặt tên là “Edinburgh” trên Sao Hỏa.

Ngay sau đó, Curiosity đã tiếp tục di chuyển tới một địa điểm khác để tìm kiếm các mẫu đất đá có thể phân tích. Tổng cộng, xe tự hành này đã di chuyển quãng đường dài 166m kể từ khi nhóm vận hành tại NASA phải làm việc tại nhà.

Kỹ sư NASA ngồi nhà điều khiển robot thăm dò trên Sao Hỏa như thế nào? - Ảnh 5.
Nhờ sự giúp sức của công nghệ, việc điều khiển tại nhà hiệu quả như làm việc tại văn phòng

Đối với các nhân viên NASA, việc điều khiển Curiosity cũng mang tới một ý nghĩa đặc biệt trong thời gian nước Mỹ tiến hành biện pháp cách ly xã hội. Theo đó, việc được tự mình khám phá một hành tinh cách Trái Đất hàng trăm triệu km khiến họ quên đi cảm giác bí bách khi phải ở nhà do COVID-19.

“Một trong những điều tuyệt vời nhất khi điều khiển các thiết bị thăm dò trên Sao Hỏa chính là việc mỗi ngày chúng tôi đều được khám phá những địa điểm chưa từng đặt chân tới. Ngoài ra, chúng tôi cũng được chứng kiến những hình ảnh mà chưa có người nào trên Trái Đất từng thấy trước đây”, một kĩ sư trong nhóm vận hành Curiosity cho biết.

Tham khảo Business Insider

Nguồn: genk

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top