Tên lửa Trung Quốc làm rơi vãi linh kiện từ trên không xuống mặt đất

Bạn nghĩ vấn đề rác vũ trụ rơi xuống đầu chỉ là chuyện viễn vông? Tên lửa Trung Quốc – cơn ác mộng đã thành sự thật rồi.

Tuần trước, chương trình không gian của Trung Quốc đã ra mắt một tên lửa mới, hứa hẹn giúp nước này mở rộng các dự án lớn trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Tên lửa Long March 5B được trang bị một khoang chứa mới, dùng để đưa các phi hành gia lên quỹ đạo. Tuy nhiên, có vẻ như nó đã làm rơi một vật thể khá lớn bằng kim loại xuống một thị trấn ở Bờ Biển Ngà.

Tên lửa Trung Quốc làm rơi vãi linh kiện từ trên không xuống mặt đất 3
Mảnh vỡ dài 12 m rơi xuống làng Mahounou ở Bờ Biển Ngà được cho là của tên lửa Trường Chinh 5B. Ảnh: Afrik Soir

Nhà vật lí thiên văn Jonathan McDowell thuộc Viện Harvard-Smithsonian, chuyên theo dõi hoạt động trên quỹ đạo, đã chỉ ra rằng đường đi của tên lửa – vốn đã bị “đem con bỏ chợ” sau khi vận chuyển thành công khoang chứa lên quỹ đạo – lẽ ra chỉ bay ngang qua thị trấn nói trên mà thôi.Các nguồn tin địa phương cho biết cư dân đã nghe thấy một tiếng nổ lớn, và sau đó phát hiện ra phần linh kiện tên lửa đang nằm chình ình trên mặt đất. Rất may là không ai bị thương cả.

Tên lửa Trung Quốc làm rơi vãi linh kiện từ trên không xuống mặt đất - Ảnh 1.
Đường đi của tên lửa (màu cam) khi rơi xuống mặt đất theo dự báo của McDowell

Thông thường, thân tên lửa sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ được cho rơi xuống các vùng đại dương mở, hoặc được điều khiển đi vào các quỹ đạo ma (graveyard orbit, hay disposal orbit), nơi chúng không còn nguy cơ gây ảnh hưởng cho con người hay các tàu vũ trụ khác. Tuy nhiên, Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng về thói chểnh mảng và thường xuyên thả các bộ phận tên lửa vào các khu vực đông dân cư gần các bãi phóng của chính họ.

Trong trường hợp này, thiết kế của tên lửa càng khiến mọi chuyện trở nên khó khăn hơn. Thay vì sử dụng tên lửa hai tầng, Long March 5B chỉ có một lõi và 4 động cơ đẩy dùng một lần. Có nghìa là phần thân tên lửa đi vào quỹ đạo và sau đó trở về khí quyển Trái đất sẽ có kích thước lớn bất thường. Thông thường, tầng đầu liên, có kích thước lớn hơn, sẽ bị tiêu hủy vào giai đoạn đầu của sứ mệnh, chỉ còn tầng thứ hai, nhỏ hơn, đi vào quỹ đạo. Các kỹ sư không gian của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với áp lực quốc tế, buộc phải điều chỉnh lại kết cấu tên lửa để đảm bảo các sứ mệnh trong tương lai không làm rơi vãi rác vũ trụ xuống các quốc gia khác nữa – trong trường hợp này, tàu vũ trụ của họ đã bay ngang qua thành phố New York chưa đầy một giờ trước khi rơi trở lại vào khí quyển.

Tên lửa Trung Quốc gây ra vụ nổ lớn khi rơi xuống Bờ Biển Ngà

McDowell nói rằng sự kiện hi hữu này là lần tái xâm nhập khí quyển trong điều kiện không được kiểm soát lớn nhất kể từ khi trạm không gian của Soviet rơi vào năm 1991. Khi các vệ tinh hay trạm không gian cỡ lớn đến tuổi “nghỉ hưu”, các kỹ sư sẽ tìm cách lái chúng đến một vùng xa xôi hẻo lánh ở Nam Thái Bình Dương, gọi là “nghĩa địa tàu vũ trụ”. Các “cư dân” tại nghĩa địa này bao gồm trạm không gian Mir, nhiều tàu vũ trụ không người lái dùng trong các sứ mệnh tiếp tế và trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc – Tiangong-1 – vốn đã rơi xuống Thái Bình Dương cách đây chưa lâu, nhưng vị trí rơi lại cách nghĩa địa này…vài ngàn cây số.

Tham khảo: Quartz

Nguồn: genk

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top