Cùng đi tìm lời giải vì sao dù biết tiết kiệm nguyên liệu, chi phí nhưng máy bay cứ thích “vòng vèo” trên bầu trời.
Nhiều người vẫn tin rằng, máy bay khi di chuyển từ A đến B theo 1 đường thẳng như chim bay. Ấy nhưng khi nhìn vào bản đồ bay thực tế, chắc chắn bạn sẽ choáng váng bởi nó không phải vậy.
Đa phần máy bay sẽ bay theo đường vòng cung, đôi khi lại là đường zigzac. Nhưng vì sao lại thế?
Không phải cứ bay theo đường thẳng sẽ nhanh, tiện mà lại tiết kiệm chi phí, nhiên liệu hơn sao? Bởi có 1 sự thật rõ ràng là khoảng cách bay càng ngắn thì nhiên liệu tiêu thụ càng ít mà.
Thế nhưng cần phải nói rõ rằng, Trái đất của chúng ta hình cầu và máy bay sẽ bay bám theo bề mặt Trái đất.
Trong khi bản đồ lại là hình ảnh của Trái đất trên mặt phẳng, từ đó bằng mắt thường, ta sẽ thấy quỹ đạo máy bay trông có vẻ như cong.
Nhưng đôi khi ta lại thấy các “chú chim sắt” lại bay theo đường zigzac.
Điều này là do các quy tắc bay đặc biệt, trong đó có việc yêu cầu phi công bay theo 1 số tuyến đường nhất định. Cùng với lý do về thời tiết, an toàn bay, an ninh hàng không ở từng khu vực mà máy bay sẽ bay theo quỹ đạo riêng của nó nữa.
Thế nên, đôi khi bạn sẽ thấy máy bay chạy theo đường zigzac khó tả khi nhìn trên bản đồ mà thôi.
Một vài thông tin thêm về máy bay
Máy bay nào cũng được thiết kế chống sét: Theo ước tính, những chiếc máy bay chỉ bị sét đánh 1.000 giờ bay/lần. Các chuyên gia đã tính toán để thiết kế phần vỏ đặc biệt của máy bay và các bộ phận khác. Khi không may bị sét đánh, dòng điện của tia sét sẽ chay dọc lớp vỏ bên ngoài mà không làm ảnh hưởng tới bên trong.
Lốp máy bay hầu như không bao giờ bị nổ khi hạ cánh: Đó là bởi lốp máy bay được thiết kế có thể chịu được tải trọng lên tới 38 tấn. Một chiếc lốp cũng có thể chạy trên mặt đất 500 lần trước khi cần đắp lại. Ngoài ra, với áp suất bơm căng thích hợp, lốp máy bay không bao giờ nổ ngay cả khi chạy với vận tốc lớn.
Theo Dailymail, trung bình, mỗi giây lại có khoảng 3 triệu người đang bay trên trời. Hay cứ 2 giây lại có một máy bay Airbus A320 cất cánh… 1 con số khủng khiếp phải không?
nugồn: khoahoc.tv