Năng lượng liên kết hạt nhân: a/ Độ hụt khối Δm: Xét hạt nhân \[_{2}^{4}\textrm{He}\] có khối lượng m = 2m$_{p}$ + 2m$_{n}$ = 4,03188uTrong thực tế cho thấy m$_{He}$ = 4,0015u => 2m$_{p}$ + 2m$_{n}$ > m$_{He }$=> Khối lượng của m$_{He }$trong thực tế bị hụt đi so với khối lượng của m$_{He }$tính toán được trong lý thuyết. Phần khối lượng bị hụt đi trong hạt nhân có tính chất tổng quát với mọi hạt nhân => khái niệm độ hụt khối. Độ hụt khối của một hạt nhân \[_{Z}^{A}\textrm{X}\] là sự chênh lệch giữa khối lượng của hạt nhân và tổng khối lượng của các hạt nuclon cấu tạo nên hạt nhân Công thức xác định độ hụt khối Δm của hạt nhân \[_{Z}^{A}\textrm{X}\] \[\Delta m=Zm_{p}+(A-Z)m_{n}-m_{X}\]Trong đó: A - Z: là số nơtron Z: số proton Δm: độ hụt khối m$_{X}$: khối lượng thực của hạt nhân X Các hạt prôtôn, nơtrôn, electrôn có độ hụt khối bằng 0. b/ Năng lượng liên kết hạt nhân: Năng lượng liên kết hạt nhân là năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết của các nuclon trong hạt nhân được xác định bằng biểu thức biếu thức năng lượng liên kết hạt nhân \[E_{lk}=\Delta m.c^{2}\] = \[(\Delta m=Zm_{p}+(A-Z)m_{n}-m_{X})c^{2}\] c/ Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đại lượng đặc trưng cho tính bền vững của hạt nhân được xác định bằng biểu thức Biểu thức năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \[\varepsilon =\dfrac{E_{lk}}{A}\] Lưu ý: các hạt nhân nằm ở khoảng giữa bảng tuần hoàn 50 < A < 95 thì bền vững hơn các hạt nhân ở vùng đầu và vùng cuối bảng tuần hoàn. Bài tập trắc nghiệm Xem thêm: https://vatlypt.com/tong-hop-video-bai-giang-vat-ly-lop-12.t1094.html