nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền

Stephen Hawking nhà vật lí vĩ đại của vật lí hiện đại, dù chịu bệnh tật nhưng trí tuệ và cuộc đời của giáo sư luôn khiến cả thế giới nể phục.

Stephen Hawking là ai?

Hawking sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942, tại Oxford, Anh quốc đúng 300 năm sau ngày mất của Galileo. Ông từng theo học ĐH Oxford, ngành vật lí và tốt nghiệp loại xuất sắc. Sau đó ông chuyển đến ĐH Cambridge để tiếp tục theo đuổi luận án tiến sĩ về vũ trụ học. Trong thời gian làm luận án, người ta phát hiện ra Hawking bị mắc một chứng bệnh về thần kinh có tên là bệnh Lou Gehrig: ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau này, ông phải phẫu thuật cắt khí quản và không còn khả năng nói chuyện bình thường được nữa. Ông bị gắn chặt vào chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó. Lĩnh vực chính của Hawking là nghiên cứu lý thuyết vũ trụ học và hấp dẫn lượng tử.

Năm 1971, ông đưa ra các công trình toán học ủng hộ cho lý thuyết Vụ nổ lớn vềnguồn gốc vũ trụ: nếu lý thuyết tương đối rộng là đúng thì vũ trụ cần phải có một điểm kì dị, một điểm khởi đầu trong không thời gian. Ông còn cho rằng, sau Vụ nổ lớn, các hố đen nguyên thủy hoặc các hố đen siêu nhỏ được hình thành và chứng minh rằng diện tích bề mặt của hố đen không bao giờ giảm, rằng tồn tại một giới hạn trong quá trình phát xạ khi các hố đen va vào nhau và rằng một hố đen không thể bị tách thành hai hố đen riêng biệt.

Chùm ảnh về cuộc đời của giáo sư Hawking:

nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền 27
Stephen Hawking (trái) cùng em gái Mary.
nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền 29
Nhà vật lí Hawking ở độ tuổi 12 (trái) và khi tốt nghiệp ĐH Oxford năm 1962.
nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền 31
Vào năm 19 tuổi, Stephen Hawking tham gia đội chèo thuyền ở ĐH Oxford trong vị trí người điều hành.
nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền 33
Đám cưới của Hawking với Jane Wilde năm 1965.
nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền 35
Hawking cùng vợ và con trai Tim sau buổi lễ nhận bằng danh dự của trường ĐH Cambridge.
nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền 37
Hawking được thỉnh giảng tại một lớp của ĐH Northeastern ở Boston vào năm 1990.
nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền 39
Stephen Hawking trong đám cưới với người vợ thứ hai, Elaine Mason năm 1995. Họ đã chia tay sau ba năm chung sống.
nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền 41
Giáo sư Hawking diện kiến Nữ hoàng Anh trong phòng hòa nhạc ở Cung điện Buckingham, ngày 18/5/2006.
nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền 43
Giáo sư Hawking thử nghiệm cảm giác không trọng lực trên một chiếc máy bay, tháng 4/2007.
nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền 45
Giáo sư Hawking “khai trương” chiếc đồng hồ Corpus tại trường Corpus Christi, thuộc ĐH Cambridge, tháng 9/2008.
nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền 47
Nhà lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc Nam Phi Nelson Mandela gặp Hawking ở Johannesburg tháng 5/2008.
nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền 49
Giáo Hoàng Benedict XVI chào đón Hawking trong một buổi gặp gỡ đặc biệt dành cho các nhà khoa học tại Vatican trong tháng 10/2008.
nhà vật lí Stephen Hawking bộ não thiên tài trong cơ thể tật nguyền 51
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trao Huân chương Tự do cho Stephen Hawking trong một buổi lễ tại Phòng Đông của Nhà Trắng. Đây là huy chương dân sự cao quý nhất tại Mỹ.

nguồn: khoahoc.tv

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top