Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch

Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch

Câu 1.

Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

[A]. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.
[B]. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.
[C]. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.
[D]. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.

Hướng dẫn

Hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, đồng thời phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác được gọi là hiện tượng phóng xạ. Suy ra $\Delta E=\Sigma {{K}_{sau}}-{{K}_{truoc}}=\Sigma {{K}_{sau}}>0$ nên phóng xạ là phản ứng tỏa năng lượng.

[collapse]

Câu 2.

Phóng xạ \[{{\beta }^{-}}\] là

[A]. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
[B]. phản ứng hạt nhân không thu và không toả năng lượng.
[C]. sự giải phóng êlectrôn (êlectron) từ lớp êlectrôn ngoài cùng của nguyên tử.
[D]. phản ứng hạt nhân toả năng lượng.

Hướng dẫn

$X\to {}_{-1}^{0}e+Y$ Suy ra $\Delta E=\Sigma {{K}_{sau}}-{{K}_{truoc}}=\Sigma {{K}_{sau}}>0$ nên phóng xạ là phản ứng tỏa năng lượng.

[collapse]

Câu 3.

Cho phản ứng hạt nhân: ${}_{1}^{2}H+{}_{1}^{2}H\to {}_{2}^{4}He$. Đây là

[A]. phản ứng phân hạch.
[B]. phản ứng thu năng lượng.
[C]. phản ứng nhiệt hạch.
[D]. hiện tượng phóng xạ hạt nhân.

Hướng dẫn

Là phản ứng kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành hạt nhân nặng hơn ở nhiệt độ rất cao nên là phản ứng nhiệt hạch.

[collapse]

Câu 4.

Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ:

[A]. Tia \[\gamma \]
[B]. Tia \[{{\beta }^{+}}\]
[C]. Tia \[\alpha \]
[D]. Tia X.

Hướng dẫn

Các tia phóng xạ gồm \[\alpha ,{{\beta }^{+}},{{\beta }^{-}},\gamma \]

[collapse]

Câu 5.

Cho 4 tia phóng xạ: tia\[\alpha \] , tia \[{{\beta }^{+}}\], tia \[{{\beta }^{-}}\] và tia \[\gamma \] đi vào một miền có điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện. Tia phóng xạ không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu là

[A]. tia \[\gamma \].
[B]. tia \[{{\beta }^{-}}\]
[C]. tia \[{{\beta }^{+}}\]
[D]. tia \[\alpha \].

Hướng dẫn

tia \[\alpha \], tia \[{{\beta }^{+}}\], tia \[{{\beta }^{-}}\]tích điện nên bị lệch trong điện trường, tia \[\gamma \] không tích điện nên không bị lệch trong điện trường.

[collapse]

Câu 6.

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?

[A]. Trong phóng xạ \[\alpha \], hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.
[B]. Trong phóng xạ \[{{\beta }^{-}}\], hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.
[C]. Trong phóng xạ \[\beta \], có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.
[D]. Trong phóng xạ \[{{\beta }^{+}}\], hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.

Hướng dẫn

Phóng xạ \[\beta \]: ${}_{Z}^{A}X\to {}_{Z+1}^{A}Y+{}_{-1}^{0}e$ nên số prôtôn không được bảo toàn.

[collapse]

Câu 7.

Tia \[\alpha \]

[A]. là dòng các hạt nhân ${}_{2}^{4}He$ .
[B]. là dòng các hạt nhân nguyên tử hiđrô.
[C]. có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng trong chân không.
[D]. không bị lệch khi đi qua điện trường và từ trường.

Hướng dẫn

Tia \[\alpha \] là dòng các hạt nhân ${}_{2}^{4}He$ .

[collapse]

Câu 8.

Khi nói về tia \[\alpha \], phát biểu nào sau đây là sai?

[A]. Tia \[\alpha \] phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 m/s.
[B]. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia \[\alpha \] bị lệch về phía bản âm của tụ điện.
[C]. Khi đi trong không khí, tia \[\alpha \]làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng.
[D]. Tia \[\alpha \] là dòng các hạt nhân heli (${}_{2}^{4}He$).

Hướng dẫn

Tia \[\alpha \] phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng \[{{2. 10}^{7}}m/s. \]

[collapse]

Câu 9.

Khi nói về tia \[\gamma \], phát biểu nào sau đây sai?

[A]. Tia \[\gamma \] không phải là sóng điện từ.
[B]. Tia \[\gamma \] có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X.
[C]. Tia \[\gamma \] không mang điện.
[D]. Tia \[\gamma \] có tần số lớn hơn tần số của tia X.

Hướng dẫn

Tia \[\gamma \] có bản chất sóng điện từ.

[collapse]

Câu 10.

Phản ứng nhiệt hạch là sự

[A]. kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn trong điều kiện nhiệt độ rất cao.
[B]. kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình thành một hạt nhân rất nặng ở nhiệt độ rất cao.
[C]. phân chia một hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn kèm theo sự tỏa nhiệt.
[D]. phân chia một hạt nhân rất nặng thành các hạt nhân nhẹ hơn.

Hướng dẫn

Phản ứng nhiệt hạch là sự kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn trong điều kiện nhiệt độ rất cao.

[collapse]

Câu 11.

Phản ứng nhiệt hạch là

[A]. sự kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình tạo thành hạt nhân nặng hơn.
[B]. phản ứng hạt nhân thu năng lượng .
[C]. phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.
[D]. phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Hướng dẫn

Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

[collapse]

Câu 12.

Phóng xạ và phân hạch hạt nhân

[A]. đều có sự hấp thụ nơtron chậm.
[B]. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
[C]. đều không phải là phản ứng hạt nhân.
[D]. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Hướng dẫn

Phóng xạ và phân hạch hạt nhân đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

[collapse]

Câu 13.

Phóng xạ và phân hạch hạt nhân

[A]. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng
[B]. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng
[C]. đều là phản ứng tổng hợp hạt nhân
[D]. đều không phải là phản ứng hạt nhân

Hướng dẫn

Phóng xạ và phân hạch hạt nhân đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

[collapse]

Câu 14.

Trong sự phân hạch của hạt nhân ${}_{92}^{235}U$, gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu đúng là

[A]. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh.
[B]. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ.
[C]. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
[D]. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.

Hướng dẫn

Trong sự phân hạch của hạt nhân : Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ.

[collapse]

Câu 15.

Phản ứng phân hạch được thực hiện trong lò phản ứng hạt nhân. Để đảm bảo hệ số nhân nơtrôn k = 1, người ta dùng các thanh điều khiển. Những thanh điều khiển có chứa:

[A]. urani và plutôni.
[B]. nước nặng.
[C]. bo và cađimi.
[D]. kim loại nặng.

Hướng dẫn

Những thanh điều khiển có chứa bo và cađimi.

[collapse]

Câu 16.

Năng lượng toả ra từ lò phản ứng hạt nhân

[A]. Không đổi theo thời gian.
[B]. Thay đổi theo theo thời gian.
[C]. Tăng theo thời gian.
[D]. Giảm theo thời gian.

Hướng dẫn

Năng lượng toả ra từ lò phản ứng hạt nhân không đổi theo thời gian.

[collapse]

Câu 17.

Khối lượng tới hạn của \[^{235}U\] là

[A]. 15 kg
[B]. 5 kg.
[C]. 3 kg.
[D]. 10 kg.

Hướng dẫn

Khối lượng tới hạn của \[^{235}U\] là 15 kg.

[collapse]

Câu 18.

Khối lượng tới hạn của \[^{239}Pu\] là

[A]. 15 kg
[B]. 5 kg.
[C]. 3 kg.
[D]. 10 kg.

Hướng dẫn

Khối lượng tới hạn của \[^{239}Pu\] là 5 kg.

[collapse]
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
1

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top