Rác vũ trụ đó là những vệ tinh nhân tạo bị hỏng, những bộ phận của các thiết bị đã được phóng lên vũ trụ, những mảnh vỡ từ những vụ va chạm …
Kể từ năm 1957 khi Liên Xô phóng tên lửa đưa vệ tinh Sputnik 1 vào không gian đến nay sứ mệnh nghiên cứu vũ trụ luôn là khao khát của con người. Không chỉ có các Quốc gia lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc tham gia phóng vệ tinh lên quỹ đạo mà còn có rất rất nhiều các công ty tư nhân tham gia lĩnh vực du lịch vào vũ trụ trong tương lai.
Chính những hoạt động không ngừng nghỉ đó của con người đã để lại trong không gian ước tính khoảng hơn nửa triệu mảnh rác nằm trong quỹ đạo trái đất trong đó khoảng 23.000 mảnh rác thải vũ trụ có kích thước lớn hơn hoặc bằng quả bóng chày số liệu tính đến năm 2015.
Video youtube mới công bố của cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA về mật độ rác thải vũ trụ tăng nhanh như thế nào từ năm 1957 đến 2015
Donald Kessler – nhà khoa học từng nhiều năm làm việc tại Văn phòng nghiên cứu rác thải vũ trụ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố kết quả nghiên cứu gây sốc về rác thải vũ trụ cho biết: “Lượng rác thải vũ trụ đã đạt mật độ tới hạn – tức là các vật thể đủ lớn trong không gian sẽ va chạm với nhau và tạo ra các mảnh vỡ nhỏ hơn, nhanh hơn”
Trong khi kích thước của những mảnh rác này là một vấn đề nan giải, tốc độ chuyển động của chúng trong không gian còn đáng lo ngại hơn. Ở khoảng cách 320 km so với Trái đất, chúng di chuyển với vận tốc chóng mặt, gần 30.000 km/giờ. Tốc độ này vượt xa vận tốc của một viên đạn súng trường AK-47 khi rời khỏi nòng súng. Do tốc độ di chuyển trong vũ trụ cực lớn, thậm chí một va chạm giữa chiếc đai ốc kích cỡ 1 cm với một mảnh kim loại cũng đủ sức gây ra vụ nổ tương đương 1 quả lựu đạn cầm tay.
Sau những cú va chạm, các mảnh rác không chỉ đơn giản là bay trong khoảng không mà nó bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của Trái đất. Kết quả là nó hình thành một “vành đai” rác xung quanh Trái đất. Điều này cản trở con đường nghiên cứu không gian của con người, khiến khi việc gửi các vệ tinh tới những nơi xa xôi của hệ Mặt trời ngày càng trở nên khó khăn.
Việc đưa nhiều vệ tinh vào không gian không phải là một ý tưởng hay nhưng vấn đề cần quan tâm là hầu hết các vệ tinh chúng ta phóng lên không gian sẽ không trở về Trái đất.
Kessler cho biết: “Cách duy nhất để ngăn chặn quá trình va chạm khiến rác thải vũ trụ ngày càng nguy hiểm đó là con người phải đưa các vệ tinh đã ngừng hoạt động trở lại Trái đất.”
NASA hiện đang giám sát mọi hoạt động của từng mảnh rác thải vũ có có kích thước từ 10cm trở lên.
Một trong những nỗ lực liên quan đầu năm 2015 một sinh viên tại Đại học Texas ở Austin tạo ra một trang web mà cố gắng để ghi nhãn hàng ngàn các mục trong bãi phế liệu vũ trụ của trái đất.
Ngoài ra để giải quyết vấn đề rác thải vũ trụ các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu một giải pháp thùng rác vũ trụ.
Những vệ tinh thu gom rác thải vũ trụ (SwissCube) đã phóng vào trong quỹ đạo trái đất được 5 năm, nhằm mục đích thu gom rác thải vũ trụ. Những người tham gia dự án hi vọng nó không trở thành một mảnh rác trong vũ trụ và Nhóm nghiên cứu sẽ kết nối và sử lý các thùng rác vũ trụ này vào năm 2018.