Tại sao không trao giải Nobel cho nhà vật lí Stephen Hawking

Stephen Hawking là một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất nhưng ông chưa bao giờ được xướng tên ở lễ trao giải Nobel danh giá.

Giáo sư Stephen Hawking nhận được vô số giải thưởng ghi nhận những thành tựu trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học nhưng ông chưa từng đoạt giải Nobel vì không ai có thể chứng minh những giả thuyết của ông, theo News.com.au. Hội đồng xét duyệt giải Nobel luôn hướng đến bằng chứng xác thực thay vì tư tưởng lớn.

Phát biểu gây chú ý của Stephen Hawking về Chúa, trí tuệ nhân tạo (AI) và tương lai nhân loại trước khi qua đời ở tuổi 76.

https://youtu.be/yFKwUWQzqno

Giáo sư Hawking là một nhà vật lí lý thuyết với tư duy sâu sắc. Tuy nhiên, những nhận định của ông về hố đen và vũ trụ vẫn chưa có bằng chứng chứng minh, điều các giải thưởng vật lí luôn đòi hỏi. “Giải thưởng Nobel không được trao cho người thông minh nhất hay có những đóng góp vĩ đại nhất cho khoa học. Nó được trao cho phát hiện. Những giả thuyết xuất sắc nhất của Hawking vẫn chưa được kiểm nghiệm, đó là lý do ông ấy không đoạt giải”, Sean Carroll, nhà vật lí ở Viện Công nghệ California, giải thích.

Tại sao không trao giải Nobel cho nhà vật lí Stephen Hawking 3
Phần lớn những công trình nổi bật của giáo sư Hawking đều mang tính lý thuyết. (Ảnh: Wikipedia).

Giáo sư Hawking thường được so sánh với Albert Einstein, một học giả đoạt giải Nobel. Nhưng giải Nobel mà Einstein đoạt được không vinh danh thuyết tương đối nổi tiếng của ông mà dành cho mô tả về hiệu ứng quang điện sau khi Robert Millikan xác thực lý thuyết này, theo nhà thiên văn học ở Đại học Harvard, Avi Loeb.

Giả thuyết về sóng hấp dẫn do Einstein đề xuất cũng không được tôn vinh ở giải thưởng khoa học danh giá nhất cho đến khi các nhà nghiên cứu trực tiếp quan sát thấy những gợn sóng lăn tăn trong trường không gian – thời gian. Và giả thuyết của Peter Higgs về loại “hạt của Chúa” mang tên Higgs Boson chỉ thắng giải Nobel khi hạt này thực sự được phát hiện bởi Máy Gia tốc hạt Lớn ở Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN). “Trong mọi trường hợp, đó phải là dự đoán được xác nhận bằng thực nghiệm”, Loeb kết luận.

Những hố đen nhỏ hơn có khối lượng bằng một tiểu hành tinh chắc chắn sản sinh nhiều bức xạ Hawking hơn những hố đen lớn hơn, theo Loeb. “Mọi người tìm kiếm những hố đen nhỏ có khối lượng như vậy, nhưng vẫn chưa tìm thấy bất cứ hố đen nào”, Hawking chia sẻ trong một bài giảng năm 2016. “Điều này thật đáng tiếc vì nếu họ có thể tìm ra, tôi sẽ giành giải Nobel”.

Giáo sư Hawking để vuột mất một cơ hội đoạt giải Nobel khác khi một thí nghiệm lúc đầu dường như tìm ra gợn sóng từ sự phình to của vũ trụ thuở sơ khai, có thể xác nhận sự tồn tại của bức xạ Hawking. Nhưng quan sát không đủ sức thuyết phục, theo Loeb.

“Giáo sư Hawking là một nhà khoa học vĩ đại với những đóng góp lớn lao cho khoa học. Sự ra đi của giáo sư Hawking ở tuổi 76 là nỗi mất mát cho giới khoa học”, Goran Hansson, phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển phụ trách trao giải Nobel vật lí, cho biết. Hansson từ chối bình luận liệu giáo sư Hawking có xứng đáng nhận giải Nobel hay không.

Loeb nói cuộc đời và sự nghiệp của Hawking cho thấy những giải thưởng có thể không quá quan trọng. “Tôi nghĩ hành trình cuộc đời ông chỉ ra có những thứ quan trọng hơn nhiều so với giải Nobel”, Loeb chia sẻ.

nguồn: khoahoc.tv

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top