Thấu kính phân kì và Thấu kính hội tụ

So sách các đặc điểm của Thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ

Các kiến thức dùng chung cho thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ

Các tia đặc biệt qua thấu kính hội tụ

  • Tia tới song song với trục chính → tia ló đi qua tiêu điểm chính (tia số 1)
  • Tia tới đi qua quang tâm → tia ló truyền thẳng (tia số 2)
  • Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính → tia ló song song với trục chính (tia số 3)

Các khái niệm cơ bản của thấu kính

  • Quang tâm O: là điểm chính giữa thấu kính, mọi tia sáng đi qua quang tâm O của thấu kính đều truyền thẳng.
  • Trục chính của thấu kính: là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính.
  • Tiêu điểm của thấu kính: là điểm hội tụ của chùm tia sáng đi qua thấu kính hoặc phần kéo dài của chúng.
  • Tiêu cự: là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm của thấu kính
  • Tiêu diện: là mặt phẳng chứa tất cả các tiêu điểm của thấu kính.

Sự khác nhau giữa thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ

 

Thấu kính phân kì

Thấu kính hội tụ

Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ, vật lí lớp 11 7
  • Chùm tia qua thấu kính phân kì bị phân tách ra
  • Thấu kính phân kì chữa tật cận thị của mắt
  • Thấu kính phân kỳ gồm các mặt cong lõm
  • Thấu kính phân kì còn gọi là thấu kinh rìa dày
Thấu kính phân kì và Thấu kính hội tụ
  • Chùm tia qua thấu kính hội tụ có xu hướng tụ lại
  • thấu kính hội tụ chữa tật viễn thị của mắt
  • thấu kính hội tụ gồm các mặt cong lồi
  • thấu kính hội tụ còn gọi là thấu kính rìa mỏng.
Thấu kính phân kì và Thấu kính hội tụ
  • Ảnh qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật
  • Thấu kính phân kì có tiêu điểm vật nằm cùng phía với vật
Thấu kính phân kì và Thấu kính hội tụ
  • ảnh qua thấu kính hội tụ có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vật
  • Thấu kính hội tụ có tiêu điểm vật nằm khác bên với vật
  • d < f: d’ < 0 và 0 < k < 1
  • d = f: d’ < 0 và 0 < k < 1
  • d > f: d’ < 0 và 0 < k < 1
  • d < f: d’ < 0 và k > 1
  • d = f: không có ảnh
  • d > f: d’ > 0 và k < 0
Khoảng cách từ ảnh đến vật

L = d + d’

Khoảng cách từ ảnh đến vật
  • d < f: L = – (d + d’)
  • d > f: L = d + d’
Thấu kính phân kì và Thấu kính hội tụ 15
  • Thấu kính phân kì có trong ống nhòm
Thấu kính phân kì và Thấu kính hội tụ 17

Công thức thấu kính dùng chung

Công thức liên hệ giữa vị trí của vật, vị trí của ảnh và tiêu cự của thấu kính

\[\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}+\dfrac{1}{d’}\]

Công thức số phóng đại của thấu kính

\[|k| = \dfrac{A’B’}{AB}\]

\[k = \dfrac{-d’}{d}=\dfrac{f}{f-d}=\dfrac{f-d’}{f}\]

Công thức tính độ tụ của thấu kính

\[D=\dfrac{1}{f}=(n-1)(\dfrac{1}{R_{1}}+\dfrac{1}{R_{2}})\]

Trong đó:

  • n: chiết suất của chất làm thấu kính
  • R1; R2: bán kính của các mặt cong (R = ∞ cho trường hợp mặt phẳng) (m)
  • D: độ tụ của thấu kính (dp đọc là điốp)
  • f: tiêu cự của thấu kính (m)
  • d: khoảng cách từ vị trí của vật đến thấu kính
  • d’: khoảng cách từ vị trí của ánh đến thấu kính

Qui ước dấu:

  • Thấu kính hội tụ: f  > 0
  • Thấu kính phân kỳ: f < 0
  • ảnh là thật: d’ > 0
  • ảnh là ảo: d’ < 0
  • k > 0: ảnh và vật cùng chiều
  • k < 0: ảnh và vật là ngược chiều

Tóm lại, thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ có những khác biệt về mục đích sử dụng, thiết kế và đặc điểm tập trung ánh sáng.

+1
86
+1
19
+1
8
+1
9
+1
26

1 thought on “Thấu kính phân kì và Thấu kính hội tụ”

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top