Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật lí lớp 11

Chuyên đề Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật lí lớp 11

Các khái niệm cơ bản của thấu kính

  • Quang tâm O: là điểm chính giữa thấu kính, mọi tia sáng đi qua quang tâm O của thấu kính đều truyền thẳng.
  • Trục chính của thấu kính: là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính.
  • Tiêu điểm của thấu kính: là điểm hội tụ của chùm tia sáng đi qua thấu kính hoặc phần kéo dài của chúng.
  • Tiêu cự: là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm của thấu kính
  • Tiêu diện: là mặt phẳng chứa tất cả các tiêu điểm của thấu kính.

Các tia đặc biệt qua thấu kính hội tụ

  • Tia tới song song với trục chính → tia ló đi qua tiêu điểm chính (tia số 1)
  • Tia tới đi qua quang tâm → tia ló truyền thẳng (tia số 2)
  • Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính → tia ló song song với trục chính (tia số 3)

Thấu kính hội tụ (thấu kính rìa mỏng)

Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật lí lớp 11
Hình ảnh chùm sáng song song đi qua thấu kính rìa mỏng hội tụ tại một điểm → thấu kính rìa mỏng còn được gọi là thấu kính hội tụ
Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật lí lớp 11
Hình minh họa cách tạo ảnh qua thấu kính hội tụ
Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật lí lớp 11 17
Cách vẽ ảnh qua thấu kính hội tụ
Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật lí lớp 11 19
Tính chất ảnh qua thấu kính hội tụ

Thấu kính phân kỳ (thấu kính rìa dày)

Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật lí lớp 11 21
Hình ảnh chùm sáng song song đi qua thấu kính rìa dày bị phân tách ra → thấu kính rìa dày còn được gọi là thấu kính phân kì
Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật lí lớp 11 23
Hình minh họa cách tạo ảnh qua thấu kính phân kì
Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật lí lớp 11 25
Ảnh của vật sáng đặt vuông góc với trục chính của thấu kinh phân kỳ
Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật lí lớp 11 27
Tính chất ảnh qua thấu kính phân kì

Công thức liên hệ giữa vị trí của vật, vị trí của ảnh và tiêu cự của thấu kính

\[\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}+\dfrac{1}{d’}\]

Công thức số phóng đại của thấu kính

\[|k| = \dfrac{A’B’}{AB}\]

\[k = \dfrac{-d’}{d}=\dfrac{f}{f-d}=\dfrac{f-d’}{f}\]

Công thức tính độ tụ của thấu kính

\[D=\dfrac{1}{f}=(n-1)(\dfrac{1}{R_{1}}+\dfrac{1}{R_{2}})\]

Trong đó:

  • n: chiết suất của chất làm thấu kính
  • R1; R2: bán kính của các mặt cong (R = ∞ cho trường hợp mặt phẳng) (m)
  • D: độ tụ của thấu kính (dp đọc là điốp)
  • f: tiêu cự của thấu kính (m)
  • d: khoảng cách từ vị trí của vật đến thấu kính
  • d’: khoảng cách từ vị trí của ánh đến thấu kính

Qui ước dấu:

  • Thấu kính hội tụ: f  > 0
  • Thấu kính phân kỳ: f < 0
  • ảnh là thật: d’ > 0
  • ảnh là ảo: d’ < 0
  • k > 0: ảnh và vật cùng chiều
  • k < 0: ảnh và vật là ngược chiều

Ứng dụng của thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì

  • Thấu kính hội tụ dùng để chế tạo kính lúp, có trong kính hiển vi, kính thiên văn
  • Thấu kính hội tụ dùng để chữa tật khúc xạ viễn thị của mắt
  • Thấu kính phân kỳ dùng để chữa tật cận thị của mắt
  • Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì còn được sử dụng trong các thiết bị như máy ảnh, ống nhòm …
  • hiết bị quang học: Thấu kính được sử dụng trong các thiết bị quang học như telescop, laser, máy đo khoảng cách và máy quét để tập trung ánh sáng và tạo ra hình ảnh hoặc đường thẳng sắc nét.
  • Thiết bị y tế: Thấu kính được sử dụng trong các thiết bị y tế như endoscope, máy chụp X-quang và siêu âm để tạo ra hình ảnh rõ nét của các bộ phận trong cơ thể.
  • Thiết bị đo lường: Thấu kính được sử dụng trong các thiết bị đo lường như ống kính và đo lường độ sáng để tập trung ánh sáng và đo lường các thông số quan trọng.

Video bài giảng thấu kính mỏng, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, cách vẽ ảnh qua thấu kính

+1
78
+1
8
+1
11
+1
8
+1
16
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top