Thuyết lượng tử ánh sáng, vật lí 12

Nội dung thuyết lượng tử ánh sáng của Anhxtanh

  • Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.
  • Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng ε = hf = \[\dfrac{hc}{\lambda }\]
  • Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 (m/s) dọc theo các tia sáng.
  • Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hoặc hấp thụ một phôtôn.
  • Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng ε = hf = \[\dfrac{hc}{\lambda }\] không bị thay đổi và không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng.
  • Tuy mỗi lượng tử ánh sáng ε = hf = \[\dfrac{hc}{\lambda }\] mang năng lượng rất nhỏ nhưng trong chùm sáng lại có một số rất lớn lượng tử ánh sáng, vì thế ta có cảm giác chùm sáng là liên tục.
Thuyết lượng tử ánh sáng, vật lí 12
Thuyết lượng tử ánh sáng, vật lí 12

Giả thuyết của Plank về lượng tử năng lượng

Nguyên tử, phân tử không hấp thụ năng lượng một cách liên tục và hấp thụ một lượng năng lượng hoàn toàn xác định được gọi là lượng tử năng lượng.

Công thức tính lượng tử năng lượng của hạt ánh sáng

  • ε = hf = \[\dfrac{hc}{\lambda }\]

Trong đó

  • h = 6,625.10-34 (J/s): hằng số Plank
  • f: tần số ánh sáng (Hz)
  • λ: bước sóng của ánh sáng (m)
  • c = 3.108 (m/s): tốc độ ánh sáng trong chân không

=> Năng lượng mà vật hấp thụ hay bức xạ luôn phải là số nguyên lần lượng tử năng lượng.

Ứng dụng của thuyết lượng tử ánh sáng

Tại sao thuyết lượng tử ánh sáng ra đời

Thuyết lượng tử ánh sáng nói riêng và các thuyết khác nói chung đều xuất phát từ các bài toán thực tế, thí nghiệm về hiện tượng quang điện ngoài là một thực tế tồn tại sẵn và tất cả các lý thuyết vật lí trước đó đều không giải quyết được → cần phải có lý thuyết mới.

Xuất phát từ nhu cầu đó kết hợp với tư duy toán học buộc nhận thức của con người phải phát triển để theo kịp tự nhiên → xuất hiện những con người kiệt xuất trong lĩnh vực vật lí học tại các thời điểm khác nhau.

Tuy nhiên trường hợp của nhà vật lí học Anhxtanh thì lại khác, việc ra đời thuyết tương đối là một lý thuyết đi trước hàng trăm năm so với nhận thức của nhân loại, hiểu và chứng minh thuyết tương đối thành công nhờ thực nghiệm phải đợi gần 100 năm. đó chính là lý do vì sao Anhxtanh trở nên vĩ đại.

+1
6
+1
1
+1
1
+1
2
+1
1

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top