Việc bước đi đã trở thành 1 phản xạ vô điều kiện của chúng ta từ rất lâu rồi, nhưng tầm quan trọng của việc bước đi như thế nào dường như lại bị bỏ quên.
James Webber nhận thấy công việc đồ họa máy tính không phù hợp với bản thân. Ông bắt đầu chạy bộ chân trần như một niềm đam mê mới. Và rồi những bước chạy đã đưa ông gia nhập Đại học Arizona nghiên cứu về Nhân chủng học.
Con người bước đi chạm gót chân trước rồi đến ngón chân.
Webber tập trung nghiên cứu cơ chế chạy bộ của con người. Trong nghiên cứu gần đây, ông tìm hiểu cơ chế đi bộ của con người và phát hiện ra một điều thú vị.
Trong khi các loài vật khác như chó, mèo đi lại bằng lòng bàn chân đệm thịt. Con người có cách bước đi hoàn toàn khác, chạm gót chân trước rồi đến ngón chân.
Điều đặc biệt nằm ở chỗ, những người chạy bộ chân trần thường tiếp đất bằng lòng bàn chân. Kiểu tiếp đất này sẽ trở nên kì dị khi đi bộ. Rõ ràng kiểu đi với cách tiếp đất bằng gót chân là khá đặc biệt với con người.
Theo Webber, loài người là sinh vật đi bộ rất hiệu quả là nhờ đôi chân dài. Trong nghiên cứu của mình, ông giải thích rằng cách đi bằng gót chân tạo ra một “đôi chân ảo dài hơn”.
Khi chúng ta bước đi, chân đạp về phía sau, tạo ra một phản lực đẩy cơ thề về phia trước, cơ thể tạo ra hình dáng giống như một con lắc ngược. Mỗi khi bước đi, trọng tâm của lực nén xuống đất trải theo chiều dài của bàn chân, từ gót tới ngón, tạo ra điểm chốt ảo nằm dưới lòng đất.
Webber giải thích rằng, việc có điểm ảo nằm dưới lòng đất khiến cho chúng ta có đôi chân ảo dài hơn. Họ tiến hành nghiên cứu trên thực tế việc đi lại của những người tham gia khảo sát. Một nhóm đi lại bình thường, nhóm còn lại đi bằng ngón chân.
Bước đi bằng ngón chân di chuyển chậm hơn và khó khăn hơn bước bằng gót chân.
Kết quả cho thấy những người bước đi bằng ngón chân di chuyển chậm hơn và khó khăn hơn nhóm đi bình thường bằng gót chân. Khi tăng dần tốc độ bước đi, nhóm di chuyển bằng ngón chân chuyển sang chạy ở tốc độ thấp hơn nhóm đi bình thường. Rõ ràng, đi lại bằng ngón chân là không hiệu quả.
Theo những bằng chứng khảo cổ tại Latoli, Tanzania, con người đã có kiểu đi lại bằng cách đặt gót chân xuống trước từ 3,6 triệu năm trước.
Theo thời gian, bàn chân chúng ta ngắn dần đi. Webber cho rằng đó là dấu hiệu chúng ta chuyển dần sang chạy để theo đuổi con mồi. Nếu bàn chân quá dài, khi chạy sẽ tốn nhiều năng lượng và khiến xương bàn chân bị căng thẳng. Việc bàn chân ngằn lại tạo ra lợi thế về việc chạy nhanh hơn.
nguồn: khoahoc.tv