Chuyển động xuyên qua tâm Trái Đất? Giả sử có một đường hầm xuyên qua tâm trái đất, liệu bạn có thể nhảy vào đó và đi xuyên qua tâm Trái Đất đến bên kia của đường hầm?
Phân tích từng giai đoạn chuyển động của con người khi đi vào đường hầm xuyên qua tâm Trái Đất.
Giai đoạn 1: Nửa đầu đường hầm
Khi đứng trên bề mặt Trái Đất, trọng lực sẽ kéo ta xuống với gia tốc 9.8 m/s2 (gọi là gia tốc rơi tự do) trong một giây (tương đương với việc trong một giây, vận tốc rơi xuống hố của người sẽ tăng lên 9.8 m/s). Tuy nhiên đấy chỉ là lúc ở trên bề mặt Trái Đất.
Càng vào sâu về tâm Trái Đất gia tốc rơi tự do giảm trọng trường sẽ giảm dần đến tâm Trái Đất gia tốc rơi tự do = 0 vận tốc rơi của người sẽ đạt cực đại do quán tính ta có thể chuyển động tiếp xuyên qua tâm Trái Đất đến đầu bên kia.
Giai đoạn 2: Nửa sau đường hầm
Trong giai đoạn này gia tốc rơi tự do tăng dần, trọng lực đóng vai trò lực cản làm cho người rơi bị chậm lại.
Cho đến đầu bên kia vận tốc sẽ giảm về 0 tại đầu đường hầm.
Tuy nhiên quá trình chuyển động xuyên qua lòng đất trong hai giai đoạn trên chỉ đúng về mặt lý thuyết. Trong thực tế người đi xuyên qua tâm Trái Đất còn phải chịu những tác động bên ngoài như:
Va chạm với khoảng 578 triệu mét khối đá trong khi loay hoay tìm cách thoát khỏi đường hầm.
Hiệu ứng lực hấp dẫn: Mật độ vật chất trong lòng Trái Đất thay đổi rất thất thường, do đó vận tốc rơi và gia tốc của “tình nguyện viên” cũng chẳng tuân theo một quy luật nào cả.
Các hiệu ứng phụ: Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó, các phép tính cho thấy người đi xuyên qua tâm Trái Đất có thể đạt vận tốc gấp hơn 5 lần tàu siêu tốc Nhật Bản. Kể cả trong trường hợp đường hầm nối thẳng từ cực Bắc xuống cực Nam, lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cũng đủ lớn để giữ cho người đi xuyên tâm Trái Đất đứng yên tại một vị trí nào đó.