Độ dịch chuyển và quãng đường

Phân biệt giữa khái niệm độ dịch chuyển và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng. Khái niệm về quãng đường và độ dịch chuyển nằm trong chương trình vật lí 10 Mô tả chuyển động

Độ dịch chuyển và quãng đường

1/ Quãng đường:

Xét chuyển động của xe đi từ A → B → C

Tất các các vị trí mà vật đi qua tạo ra khoảng cách có độ dài là 7,1km, độ dài này chính là quãng đường chuyển động của vật.

  • Quãng đường = tổng khoảng cách mà vật đi được
  • Quãng đường là đại lượng vô hướng

2/ Độ dịch chuyển:

  • Độ dịch chuyển = khoảng cách vật đi được xét theo một hướng xác định
  • Độ dịch chuyển là đại lượng véc tơ
  • Trong chuyển động thẳng: độ dịch chuyển = vị trí của vật (so với gốc) lúc sau – vị trí của vật (so với gốc) lúc đầu

[IMG]
Hình 2
Xét ví dụ trong hình 1 nếu xét theo hướng từ A → C độ dịch chuyển của vật = khoảng cách từ A → C và bằng 4,1km.

3/ Quãng đường và độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng

Xét chuyển động thẳng như hình 2
Xe xuất phát từ gốc chuyển động thẳng theo chiều dương (từ trái qua phải) sau khi đi được 300km thì quay đầu chuyển động ngược chiều dương (từ phải qua trái)
Quãng đường = 300 + 100 = 400km
Độ dịch chuyển của xe = 200km.


Trong chuyển động thẳng nếu vật giữ nguyên hướng chuyển động độ dịch chuyển = quãng đường vật đi được
+1
133
+1
31
+1
17
+1
17
+1
71

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top