Chất điểm: biến một vật kích thước lớn (ô tô, xe máy, máy bay, tên lửa, Trái Đất …) thành một vật có kích thước siêu nhỏ (là một điểm) khi so sánh vật đó với khoảng cách mà ta xét.
Tại sao phải đưa vào khái niệm chất điểm:
Biểu diễn các vật có cấu trúc phức tạp thành đơn giản (1 điểm)
Bỏ qua các chuyển động của vật (chuyển động quay của động cơ …)
Hệ quy chiếu: gồm
Gốc tọa độ: Điểm 0 bắt đầu tính độ dài
Chiều dương: khi vật chuyển động theo chiều giống chiều dương thì một số giá trị mang dấu + và theo chiều ngược lại thì thêm dấu “-“
Gốc thời gian: thời điểm bắt đầu tính thời gian
Hệ trục tọa độ xác định vị trí của vật so với gốc đã chọn
Đồng hồ đo thời gian trôi đi trong thực tế so với gốc đã chọn
Độ dịch chuyển: là vị trí mới của vật so với vị trí trước đó của nó trong hệ quy chiếu mà ta chọn
Quãng đường: là tổng độ dài mà vật chuyển động được
Chú ý: Trong chuyển động thẳng không đổi chiều chuyển động thì độ dịch chuyển và quãng đường vật đi được có độ lớn bằng nhau.
Tốc độ chuyển động: là quãng đường vật đi được trên một khoảng thời gian xác định
Công thức tính tốc độ chuyển động:
\[\text{Tốc độ chuyển động}= \dfrac{\text{Quãng đường}}{\text{thời gian chuyển động}}\] → \[v=\dfrac{s}{t}\]
Ý nghĩa vật lí của đại lượng đo tốc độ chuyển động: cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm
Bài toán 1: ô tô 1 chuyển động từ A → B cách nhau 100Km mất 2h. Tính tốc độ