Độ phân giải hiển thị và năng suất phân li của mắt

Độ phân giải hiển thị Đối với mắt bình thường khoảng nhìn rõ của mắt được tính từ điểm cực cận đến điểm cực viễn thường là từ (25cm đến ∞) vậy tại sao có những vật đặt trong khoảng nhìn rõ đó mà mắt của chúng ta vẫn không thể nhìn thấy?

Năng suất phân ly của mắt, độ phân giải hiển thị

Góc trông của mắt

Năng suất phân ly của mắt, độ phân giải hiển thị

hình 1. O là điểm đặt mắt, AB vật sáng cần quan sát, αo góc trông vật sáng AB; góc trông vật αo càng lớn thì nhìn càng rõ vật.

Góc trông một vật AB được xác định bằng biểu thức:

$$tanα_{o} = \dfrac{AB}{OA}$$

Trong đó:​

  • OA: khoảng cách từ mắt đến vị trí của vật sáng AB
  • AB: chiều cao của vật sáng.

Góc trông vật αo phụ thuộc vào chiều cao của vật và khoảng cách từ vật đến mắt. Trong khoảng nhìn rõ của mắt góc trông αo càng lớn thì nhìn vật càng rõ.

Nếu chiều cao AB của vật không đổi, khi vật rời xa mắt (khoảng cách OA tăng lên) => góc trông vật sẽ giảm, đến một khoảng cách nào đó góc αo nhỏ đến mức ta còn không phân biệt rõ hai điểm phân biệt A và B của vật sáng AB nữa.

Góc trông vật α

Kết luận: Để nhìn thấy vật sáng AB thì vật đó phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt, để nhìn rõ vật sáng AB thì năng suất phân ly của mắt ε ≥ 1phút.

Tại sao khi quan sát các vật nhỏ qua kính lúp, kính hiển vi ta lại thấy kích thước của vật đó lớn lên?

Độ phân giải hiển thị và năng suất phân li của mắt 21
Hình 2: Kính lúp đặt trại vị trí O1; mắt đặt tại vị trí O2; αo là góc trông vật; α là góc trông ảnh qua kính.

Trong thực tế có các vật quá nhỏ (chiều cao của vật sáng AB rất nhỏ) khi đó góc trông trực tiếp vật αo < năng suất phân ly của mắt => mắt không thể nhìn được vật đó.
Các dụng cụ quang học như kính lúp, kính hiển vi, ống nhòm, kính thiên văn có tác dụng tạo ra một ảnh ảo A’B’ cùng chiều và kích thước lớn hơn nhiều so với AB và khi đó mắt sẽ nhìn ảnh ảo đó dưới một góc trông ảnh α

Góc trông ảnh α > góc trông vật αo => tạo cho bạn cảm giác đang nhìn thấy kích thước của vật đó tăng lên.

Kết luận: các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt như kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn không làm cho kích thước của vật lớn lên mà nó có tác dụng tạo ra một góc trông ảnh lớn hơn rất nhiều lần góc trông trực tiếp vật.

Độ phân giải màn hình là gì?

Trong kỹ thuật số 1 điểm ảnh được gọi là 1pixel (viết tắt của từ tiếng anh picture element) là một khối (nếu bạn nào đã sử dụng photoshop sẽ thấy 1 pixel là 1 ô vuông) có đơn vị cơ bản để tạo ra một hình ảnh kỹ thuật số, 1pixel không có kích thước cố định.

Độ phân giải màn hình là số hàng ngang và số cột dọc của màn hình đó tính theo đơn vị pixel

  •  VGA: Có độ phân giải khoảng 480 x 640 pixels (viết tắt 480p)
  • qHD: 540×960 pixels.
  •  HD (WXGA) : 720 x 1280 pixels (viết tắt là 720p) hoặc 768×1366 pixels.
  •  Full HD: 1080 x 1920 pixels (1080p).
  • QHD (2K = 2 lần Full HD): 2560 x 1440 pixels.
  • 4K = 4lần full HD: 4096 x 2160 pixel

Năng suất phân ly của mắt, độ phân giải hiển thị

xét trên cùng một kích thước màn hình độ phân giải của một bức hình kỹ thuật số càng lớn thì sẽ hiển thị được nhiều điểm ảnh hơn => nhiều chi tiết được hiển thị tốt hơn (nét hơn)

Kích thước và tỉ lệ của màn hình

Kích thước của màn hiển thị được tính theo đơn inch (1 inch = 2,54cm) là độ dài đường chéo của màn hình hiển thị

Năng suất phân ly của mắt, độ phân giải hiển thị

Màn hình laptop 15,6 inch tỉ lệ màn hình là 16:9​

Thông thường màn hình được chia theo tỉ lệ 4:3; 16:9 hoặc 21:9​Năng suất phân ly của mắt, độ phân giải hiển thị

Tỉ lệ màn hình 4:3​

Cùng một kích thước (số inch giống nhau) nhưng tỉ lệ màn hình khác nhau sẽ tạo ra các thiết bị hiển thị rất khác nhau. Khi một tập tin hình ảnh, video xem trên các thiết bị không phù hợp sẽ hiển thị không đủ, đúng như ban đầu.

Năng suất phân ly của mắt, độ phân giải hiển thị

Hình ảnh theo tỉ lệ 4:3 hiển thị trên màn hình ti vi tỉ lệ 16:9 sẽ bị 2 vạch đen dọc màn hình, ngược lại hình ảnh 16:9 hiển thị trên ti vi 4:3 sẽ xuất hiện hai vạch đen nằm ngang phía trên và phía dưới màn hình.

Khi nhân hai kích thước VD: 2560 x 1440 = 3686400 pixels = 3,686400. 106 pixels = 3,686400 Mega pixel viết tắt là MP => 1MP = 106 Pixel

Năng suất phân ly của mắt, độ phân giải hiển thị

Trong cùng một kích thước, nếu số MP càng lớn thì sẽ có càng nhiều điểm ảnh được hiển thị

Đối với các thiết bị nhỏ có màn hình 5,5in như smartphone, hạn chế về năng suất phân ly của mắt nên sẽ khiến bạn không thể phân biệt được một chiếc điện thoại thông minh có chế độ hiển thị Full HD và 2K; 4K có gì khác biệt.

Vậy có thể kết luận càng nhiều MP thì hình ảnh hiển thị càng nét?

Giả sử kích thước màn hình đủ rộng và khoảng cách từ mắt đến màn hình vừa đủ để năng suất phân ly của mắtphát huy tác dụng thì đúng là càng nhiều MP sẽ càng nét.

Nhưng đối với một chiếc máy ảnh kỹ thuật số yếu tố MP không phải là nhân tố quyết định đến độ sắc nét của một bức ảnh. Máy ảnh có thể lên tới 16 chấm tương đương 16 MP chưa chắc đã chụp được một bức ảnh đẹp và sắc nét như của một máy ảnh chỉ có 8 chấm (8 MP) tại sao lại vậy?

Máy ảnh kỹ thuật số không giống như người, nó “nhìn” vật ghi lại hình ảnh của vật đó thông qua các cảm biến và chip xử lý hình ảnh. Số chấm (Mega Pixel) đối với máy ảnh chỉ là hiển thị thật nhiều điểm ảnh và làm tăng dung lượng cho một bức ảnh kỹ thuật số, nếu 1 pixel được xử lý kém thì tổng thể bức ảnh sẽ không được sắc nét.

Năng suất phân ly của mắt, độ phân giải hiển thị

Cùng một bức ảnh độ phân giải như nhau nhưng nếu cảm biến của máy ảnh xử lý thiếu sáng kém thì sẽ thu được hai bức ảnh có độ sắc nét hoàn toàn khác nhau.

Như vậy nếu bạn muốn mua muốn cái điện thoại chụp ảnh hay một cái máy ảnh đừng quá quan tâm đến số chấm, hãy quan tâm nhiều đến các thông số khác nên nhờ các chuyên gia tư vấn. Và cho dù bạn đã có một chiếc máy ảnh chụp ảnh siêu nét nhưng bạn không biết chụp thì cũng không thay đổi được gì đâu ^^!

 

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top