I- ĐỒNG ĐẲNG VÀ DANH PHÁP ANKEN
$1$. Dãy đồng đẳng và tên thông thường của anken
Etilen ($C_2H_4$), propilen ($C_3H_6$), butilen ($C_4H_8$),… đều có một liên kết đôi $C = C$, có công thức chung là $C_nH_{2n} (n \geq 2)$. Chúng hợp thành dãy đồng đẳng gọi là dãy đồng đẳng của etilen.
Tên của một số anken đơn giản lấy từ tên của ankan tương ứng nhưng đổi đuôi $an$ thành đuôi $ilen$. Thí dụ
$CH_2=CH-CH_3$ $CH_2 =CH-CH_2-CH_3$ $ CH_3-CH=CH-CH_3$
$propilen$ $\alpha-butilen $ $\beta – butilen$
Nhóm $CH_2=CH-$ được gọi là nhóm vinyl.
$2$. Tên thay thế
a) Quy tắc
Mạch chính là mạch chứa liên kết đôi, dài nhất và có nhiều nhánh nhất.
Đánh số $C$ mạch chính bắt đầu từ phía gần liên kết đôi hơn.
Số chỉ vị trí liên kết đôi ghi ngay trước đuôi $en$ (khi mạch chính chỉ có $2$ hoặc $3$ nguyên tử $C$ thì không cần ghi).
b) Thí dụ
$CH_2=CH_2 ; CH_2=CH-CH_3 ; CH_2=CH-CH_2-CH_3 ; CH_3-CH=CH-CH_3 $
$eten propen but-1-en but-2-en$
II – CẤU TRÚC VÀ ĐỒNG PHÂN
$1$. Cấu trúc
Hai nguyên tử $C$ mang nối đôi ở trạng thái lai hoá $sp^2$ (lai hoá tam giác).
Liên kết đôi $C=C$ ở phân tử anken gồm một liên kết $\sigma$ và một liên kết $\pi$. Liên kết $\sigma$ được tạo thành do sự xen phủ trục (của hai obitan lai hoá $sp^2$) nên tương đối bền vững. Liên kết $\pi$ được tạo thành do sự xen phủ bên (của $2$ obitan lai hoá $p$) nên kém bền hơn so với liên kết $\sigma$. Hai nhóm nguyên tử liên kết với nhau bởi liên kết đôi $C=C$ không quay tự do được xung quanh trục liên kết (do bị cản trở bởi liên kết $\pi$)
Ở phân tử etilen, hai nguyên tử $C$ và bốn nguyên tử $H$ đều nằm cùng trên một mặt phẳng (gọi là mặt phẳng phân tử), các góc $\widehat {HCH}$ và $\widehat {HCC} $ hầu như bằng nhau và gần bằng $120^0$.
$2.$ Đồng phân
a) Đồng phân cấu tạo
Anken từ $C_4$ trở lên có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết đôi.
Thí dụ: $CH_2=CHCH_2CH_2CH_3 CH_3CH=CHCH_2CH_3$
$pent-1-en pent-2-en$
.
b) Đồng phân hình học
Anken từ $C_4$ trở lên nếu mỗi $C$ mang liên kết đôi đính với $2$ nhóm nguyên tử khác nhau thì sẽ có $2$ cách phân bố không gian khác nhau dẫn tới $2$ đồng phân hình học. Nếu mạch chính nằm cùng một phía của liên kết $C=C$ thì gọi là đồng phân $cis$. Nếu mạch chính nằm ở hai phía khác nhau của liên kết $C=C$ thì gọi là đồng phân $trans$.
Thí dụ: