Kính hiển vi, số bộ giác của kính hiển vi

Vật lí 11.VII Mắt và các dụng cụ quang T.Trường 17/10/16 57,335 0
  1. Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát những vật rất nhỏ. Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn rất nhiều lần so với số bội giác của kính lúp.
    [​IMG]
    1/ Cấu tạo kính hiển vi gồm hai bộ phận chính:
    [​IMG]
    Vật kính L1: là một thấu kính hội tụ (hoặc hệ thấu kính tác dụng như thấu kính hội tụ) có tiêu cự rất nhỏ (cỡ milimét)
    Thị kính L2: là một thấu kính hội tụ dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi vật kính
    Hai bộ phận chính này được gắn ở hai đầu một ống hình trụ sao cho trục chính của chúng trùng nhau và khoảng cách giữ chúng O1O2 = L không đổi. Người ta gọi δ = (F1)'F2 (khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của thấu kính L1 đến tiêu điểm vật của thấu kính L2) là độ dài quang học.

    Hình ảnh một số sinh vật chụp được khi quan sát qua kính hiển vi
    [​IMG]
    Hình ảnh lưỡi xanh của một con dế, phóng đại lên 25 lần.
    [​IMG]
    Hình ảnh của một loại vi tảo nhỏ, phóng đại 40 lần.
    [​IMG]
    Hình ảnh luân trùng hình trái tim nhỏ xíu đang mở miệng. Nó đã được phóng đại 40 lần.
    [​IMG]
    Một loài thuộc họ sâu Acorn ở giai đoạn ấu trùng trong hình ảnh được phóng đại 10 lần, hiện lên vô cùng màu sắc.
    [​IMG]
    Nhiếp ảnh gia người Mỹ Noah Fram-Schwartz ghi hình đôi mắt đáng sợ của nhện nhảy, phóng đại 20 lần.
    [​IMG]
    Hình ảnh tuyệt đẹp của một loài hoa chỉ nở ra khi mặt trời chiếu sáng, được chụp bởi nhiếp ảnh gia Jens H. Peterson của Đan Mạch, với độ phóng đại lên 80 lần.​
    2/ Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi:
    [​IMG]
    • Vật kính L1 có tác dụng tạo ảnh thật A1B1 lớn hơn vật AB nằm trong khoảng O2F2
    • Thị kính L2 tạo ảnh ảo sau cùng A2B2 lớn hơn vật nhiều lần và ngược chiều so với vật AB
    • Mắt đặt sau thị kính L2 để quan sát sẽ nhìn thấy ảnh A2B2 của vật AB tạo bởi kính hiển vi
    • Ảnh sau cùng A2B2 phải được tạo ra trong khoảng nhìn rõ của mắt. Do đó phải điều chỉnh kính để thay đỏi khoảng cách d1 từ vật AB đến vật kính O1
    • Nếu ảnh của vật cần quan sát được tạo ra ở vô cực thì ta có sự ngắm chừng ở vô cực.
    Khi quan sát vật bằng kính hiển vi phải thực hiện như sau
    • vật phải được kẹp giữa hai tấm thủy tinh mỏng trong suốt, đó là tiêu bản
    • Vật được cố định trên giá, ta dời toàn bộ ống kính từ vị trí sát vật ra xa dần bằng ốc vi cấp.
    Số bộ giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực:
    \[G_{\infty }=|k_{1}|G_{2}=\dfrac{\delta Đ}{f_{1}f_{2}}\]​
    Trong đó:
    • G$_{∞}$: số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực
    • k$_{1 }$: số phóng đại của vật kính L1
    • G2: số bộ giác của thị kính L2
    • δ: độ dài quang học
    • f1: tiêu cự của vật kính L1
    • f2: tiêu cự của thị kính L2
    • Đ = OC$_{c}$ khoảng nhìn rõ gần nhất của mắt
Share