Nguyên tắc hoạt động của điều hòa nhiệt độ, cách chọn điều hòa phù hợp
Nguyên tắc hoạt động của điều hòa nhiệt độ:
Điều hòa nhiệt độ hút không khí xung quanh, làm lạnh nó sau đó “thổi” khí đã được làm lạnh vào trong phòng kiến cho căn phòng trở nên “mát hơn”
2/ Thế nào là “nóng”, “lạnh”, “mát”:
nóng, lạnh, mát chỉ là cảm giác của con người không có định nghĩa chính xác, ví dụ những người sống ở khu vực nhiệt đới như Việt Nam, khi nhiệt độ môi trường xuống đến 17oC là ta có cảm giác “lạnh”, nhưng với những người sống ở vùng lạnh nhiệt độ có thể xuống đến -50oC thì 17oC chắc so với họ cũng bình thường thôi.
Làm sao để có thể thay đổi cảm giác nóng, lạnh?
Để chống lại cái lạnh chúng ta phải mặc thêm áo, lớp áo này tạo ra một lớp cách nhiệt giữa da và không khí xung quanh ngăn chặn sự truyền nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường.
3/ Cơ chế làm lạnh của điều hòa nhiệt độ.
Về cơ bản điều hòa nhiệt độ gồm 2 bộ phận chính: là “dàn nóng” và “dàn lạnh”
Dàn lạnh chứa “gas” lưu ý “gas” dùng trong điều hòa nhiệt độ, máy lạnh, tủ lạnh khác với “gas” mà bạn dùng để đun bếp gas
Gas được bơm vào trong máy làm lạnh thường là các loại khí dễ bay hơi ở nhiệt độ thấp có thể xuống tới -27oC. Khí này được bơm vào dàn lạnh để làm lạnh lớp không khí bên ngoài, sau đó qua các ống dẫn, ống lọc để đưa vào trong phòng, lớp không khí lạnh sẽ nhận nhiệt từ lớp không khí nóng trong phòng giúp cho nhiệt độ của cả căn phòng giảm xuống.
Một số loại điều hòa hai chiều còn hút không khí nóng trong phòng ra đồng thời với thổi không khí lạnh vào phòng khiến cho việc làm lạnh cả căn phòng trở nên nhanh hơn. Tốc độ làm lạnh nhanh hay chậm ngoài việc phụ thuộc vào công suất của điều hòa, còn phụ thuộc vào diện tích của căn phòng (phòng càng lớn đồng nghĩa với chứa nhiều không khí nóng => việc làm lạnh chậm đi), ngoài ra một yếu tố chủ quan nữa là căn phòng có được kín hay không.
4/ Công suất của điều hòa
Công suất của điều hòa thường dùng với đơn vị BTU/h (viết tắt của British Thermal Unit) một đơn vị đo lường năng lượng của Anh. Chúng ta thường gọi công suất 9000BTU; 12000BTU;18000BTU điều này chưa chính xác BTU chỉ là đơn vị đo công, còn công suất phải là BTU/h; 1000BTU/h ≈ 0,293 kW ≈ 0,293 số điện
5/ Chọn mua điều hòa phù hợp với diện tích căn phòng:
Công suất điều hòa càng lớn thì tốc độ làm lạnh càng nhanh đồng thời tiền điện cuối tháng cũng trả càng nhiều. Việc chọn đúng công suất điều hòa phù hợp với diện tích của một căn phòng giúp bạn tiết kiệm chi phí đồng thời mang lại hiệu quả làm mát phù hợp.
Cách tính thông thường: với 1m2 diện tích phòng sẽ tương ứng với điều hòa công suất 600BTU/h =>
- căn phòng có diện tích ≤ 15m2 nên sử dụng điều hòa có công suất 9000BTU/h
- căn phòng diện tích từ 15m2 đến 20m2 nên sử dụng điều hòa công suất 12000BTU/h
- căn phòng diện tích từ 20m2 đến 30m2 nên sử dụng điều hòa công suất 1800BTU/h
6/ Có nên lắp điều hòa công suất lớn chung cho 2 phòng?
Như đã nói ở trên việc chọn điều hòa phù hợp với diện tích của căn phòng giúp nâng cao hiệu suất làm lạnh cũng như tiết kiệm kinh phí lắp đặt, điện năng …
Việc lắp một điều hòa dùng chung cho 2 phòng như hình trên là một “tối kiến” vì những lý do sau đây:
- Thứ nhất: diện tích của cả hai phòng lớn => bạn phải mua một chiếc điều hòa công suất lớn nó cũng không tiết kiệm hơn là mấy so với việc mua hai chiếc điều hòa phù hợp lắp vào trong hai phòng vừa tiết kiệm lại mang tính thẩm mỹ hơn.
- Thứ hai: việc làm lạnh khi đặt điều hòa ở vị trí đặc biệt như trên sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Bạn đừng tưởng khí lạnh sẽ chia đều theo 2 bên, thông thường phần khí lạnh được thổi vào trong phòng nằm về phía trái (dàn lạnh) của chiếc điều hòa nhiều hơn, phần còn lại là khu vực chứa linh kiện máy móc nên phòng nào ở phía đó đôi khi cũng không mát hơn là mấy.
Với bài viết này hi vọng bạn đọc hiểu được phần nào nguyên lý hoạt động của điều hòa để chọn, tư vấn cho gia đình chọn được chiếc điều hòa phù hợp với kinh tế đồng thời mang lại hiệu quả làm mát cao.
nguồn: ST