Nhà vật lí Rơn-ghen (1845-1923) là nhà vật lí học người Đức, tên đầy đủ của Ông là Wilhelm Conrad Röntgen, là người đầu tiên tìm ra một tia bí ẩn, ông đặt tên cho nó là tia X sau này được gọi là tia Rơn-ghen.
Câu chuyện về tia X bắt đầu vào tối ngày 8 tháng 11 năm 1895 tại khoa vật lí tại trường Đại học Würzburg nước Đức. Cũng như thường ngày vị giáo sư Wilhelm Conrad Röntgen (Rơn-ghen) vẫn đang làm việc tại phòng thí nghiệm của mình, sử dụng điện áp cao tạo ra sự phát quang giữa hai điện cực trong ống chân không, ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và tìm cách giải nguyên nhân của hiện tượng trên. Thời gian trong phòng thí nghiệm của ông thường kéo dài cho đến nửa đêm.
Trong phòng thí nghiệm đầy bóng tối, ông tình cờ phát hiện ra các mảnh bari platinocyanide (BaPt(CN)4) nằm rải rác xung quanh ống thủy tinh bắt đầu phát sáng. Ông sử dụng một tấm bìa để đựng chất bali paltion xyanua sau đó dùng túi đen bao kín xung quanh ống thủy tinh đang phát quang. Mặc dù đã che kín ống thủy tinh nhưng tấm bìa đựng chất bari platinocyanide (BaPt(CN)4) vẫn phát sáng điều này chứng tỏ bức xạ bí ẩn trên đã xuyên qua túi đen. Vẫn với thí nghiệm trên ông lùi xa hơn ra khỏi phòng và đóng cửa lại sau đó vẫn nhận thấy sự phát sáng của chất bari platinocyanide (BaPt(CN)4) . Ông tự hỏi điều này có nghĩa là gì? là một nhà vật lí Ông biết rằng đây chắc hẳn là một loại bức xạ chưa từng được phát hiện trước đó.Tiến hành thêm nhiều thí nghiệm nữa, ông nhận ra bức xạ trên có thể xuyên qua được gỗ, kim loại, nhưng có thể bị chặn bởi tấm chì.
Sau phát hiện trên, ông miệt mài trong phòng thí nghiệm của mình, đôi khi quên cả ăn, ngủ. Tại phòng thí nghiệm của mình ông đã viết cuốn sách đầu tiên với tựa đề “tìm hiều về loại bức xạ mới” cuốn sách đã được công bố 7 tuần sau phát kiến của Rơn-ghen. Ông đã đặt tên cho bức xạ mới phát hiện là tia X, vào tháng 1 năm 1896 đồng nghiệp của ông đã đặt tên nó là tia Rơn-ghen.
Cuốn sách của Ông đã lan tỏa trên toàn thế giới và 5 năm sau đó vào năm 1901, viện Hoàng gia Thụy Điển trao giải nobel vật lí đầu tiên trong lịch sử. Kể từ đó Wilhelm Conrad Röntgen (Rơn-ghen) con trai của một người buôn vải đã trở thành một nhà vật lí học, nhà khoa học nổi tiếng nhất thời bấy giờ.
2/ Những ứng dụng nổi bật của tia X (tia Rơn-ghen)
Ứng dụng của tia X trong y học: do khả năng hấp thụ tia X của xương tốt hơn các mô mềm nên nhờ tia X các bác sĩ có thể nhìn thấy cấu trúc xương bên trong cơ thể con người. Từ những hình ảnh quan sát được các bác sĩ có thể chuẩn đoán và phát hiện sớm các căn bệnh.
Trong những ngày đầu tia X được sử dụng trong y học, các bệnh nhân phải hết sức kiên trì họ phải ngồi yên trong vòng 15 phút. Sau một thời gian, các nhà khoa học và các bác sĩ nhận thấy việc sử dụng thường xuyên tia X sẽ dẫn tới tổn thương các mô trong cơ thể vì vậy các thiết bị chụp x-quang đã được bảo vệ bởi lớp vỏ đặc biệt, trong các phòng chụp x-quang các cánh cửa cũng dày và nặng hơn do được bọc một lớp chì dày tránh tia X lọt ra khỏi phòng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người đến khám bệnh.
Nhờ ứng dụng tia X (tia Rơn-ghen) trong y học, các bác sĩ thời bấy giờ đã có một bước tiến dài trong việc xóa bỏ bệnh lao trên quy mô lớn. Do khả năng phá hủy các mô mềm trên cơ thể người, nên tia X có thể được ứng dụng để trị xạ chữa ung thư nông.
Tia X (tia Rơn-ghen) được ứng dụng trong anh ninh sân bay, hải cảng dùng để “soi” bên trong hành lý, các khoang contener xem có “dấu” những vũ khí nguy hiểm hay không
Tia Rơn-ghen còn được ứng dụng trong xây dựng dùng để kiểm tra các vết nứt của các công trình, ứng dụng trong nghệ thuật để kiểm tra và khôi phục các tác phẩm nghệ thuật bị hư hỏng,
Rơn-ghen sau khi khám phá ra tia X, ông đã không đăng ký bằng sáng chế cho phát minh này để kiếm lời bởi vì ông cho rằng tiến bộ về khoa học là thuộc về toàn nhân loại chứ không phải của riêng cá nhân ai.