Bài tập vật lí lớp 12 tính số lần đi qua vị trí li độ x cho trước trong dao động điều hòa

Vật lí 12.I Dao động cơ T.Trường 24/3/17 107,832 27
  1. Bài tập số lần đi qua vị trí li độ x cho trước trong dao động điều hòa, vật lí lớp 12 chương dao động cơ ôn thi quốc gia.

    I/ Tóm tắt lý thuyết
    1/ Xác định thời điểm đi qua vị trí li độ x lần thứ N
    - Trong một chu kỳ T vật đi qua x hai lần nếu không kể đến chiều chuyển động, nếu kể đến chiều chuyển động thì đi qua một lần
    a/ Qua x không kể đến chiều
    + N chẵn => t = \[\dfrac{N-2}{2}\]T + t2
    • t2: thời điểm để vật đi qua vị trí x lần thứ 2 kể từ thời điểm ban đầu
    + N lẻ => t = \[\dfrac{N-1}{2}\]T + t1
    • t1: thời gian để vật đi qua vị trí x lần thứ 1 kể từ thời điểm ban đầu.
    b/ Qua x kể đến chiều (theo chiều + hoặc - )
    t = (N-1)T + t1
    • t1: là thời gian để vật đi qua vị trí x theo cheièu đầu bài quy định lần thứ 1 kể từ thời điểm ban đầu.
    2/ Xác định số lần vật đi qua x trong thời gian từ t1 đến t2
    - Trong một chu kỳ T vật đi qua x hai lần nếu không kể đến chiều chuyển động, nếu kể đến chiều chuyển động thì đi qua một lần
    \[\dfrac{\Delta \phi}{2\pi}\] = \[\dfrac{\omega \Delta t}{2\pi}\] = n,p​
    - Nếu không kể đến chiều: N = 2n + N'
    • N': số lần đi qua x khi trên vòng lượng giác quay được góc 2π.(0,p) kể từ vị trí ban đầu
    - Nếu kể đến chiều: N = n + N'
    • N': số lần đi qua x theo chiều bài toán quy định khi trên vòng tròn lượng giác quay được góc 2π.(0,p) kể từ vị trí ban đầu.
    II/ Bài tập số lần đi qua vị trí li độ x cho trước trong dao động điều hòa
    Bài tập 1
    . Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(4πt + π/6)cm. Thời điểm đầu tiên vật qua vị trí x = 3cm theo chiều âm kể từ lúc vật bắt đầu dao động là
    A. 1/24s
    B. 3/8s
    C. 1/12s
    D. 1/8s
    [​IMG]
    Bài tập 2. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(4πt + π/6)cm. Thời điểm đầu tiên vật qua vị trí x = 3cm theo chiều dương kể từ lúc vật bắt đầu dao động là
    A. 1/24s
    B. 3/8s
    C. 1/12s
    D. 1/8s
    [​IMG]
    Bài tập 3. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(4πt + π/6)cm. Thời điểm vật qua vị trí x = 3cm lần thứ 5 kể từ lúc vật bắt đầu dao động là
    A. 25/24s
    B. 3/8s
    C. 1/12s
    D. 1/8s
    [​IMG]
    Bài tập 4. Một vật dao động điều hòa với x = 8cos(2πt - π/6) cm. Thời điểm thứ 2014 vật qua vị trí có v = -8π cm/s
    A. 1005,5s
    B. 1005s
    C. 2012s
    D. 1006,5s
    [​IMG]
    Bài tập 5. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(2πt - π/3)cm. Thời điểm thứ 2013 vật qua vị trí x = -5√2 cm
    A. 24157/24s
    B. 12061/24s
    C. 24157/12s
    D. Đáp án khác
    [​IMG]
    Bài tập 6. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 12cos(2πt + π/3)cm. Thời điểm thứ nhất vật qua vị trí có động năng bằng thế năng
    A. 5/24s
    B. 1/24s
    C. 3/13s
    D. 1s
    [​IMG]
    Bài tập 7. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 8cos(2πt - π/6)cm. Thời điểm thứ 2015 vật qua vị trí có vận tốc v = -8π cm/s là
    A. 1007,33s
    B. 1004,5s
    C. 1005s
    D. 1004s
    [​IMG]
    Bài tập 8. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 8cos(πt - π/4)cm. Thời điểm thứ 2010 vật qua vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng.
    A. 12059/12s
    B. 12059/24s
    C. 12059/48s
    D. 12059/6s
    [​IMG]
    Bài tập 9. Cho vật dao động điều hòa theo phương trình x = 10cos(2πt + π/6)cm. Số lần vật đi qua vị trí x = -5cm trong 2,25s đầu tiên
    A. 4
    B. 5
    C. 6
    D. 7
    [​IMG]
    Bài tập 10. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 3sin(5πt +π/6) (cm;s). Trong một giây đầu tiên từ thời điểm t = 0, chất điẻm đi qua vị trí có li độ x = 1cm bao nhiêu lần.
    A. 7 lần.
    B. 6 lần.
    C. 4 lần.
    D. 5 lần.
    [​IMG]

    nguồn: vật lí phổ thông ôn thi quốc gia
    2
  2. Tài liệu rất hay ạ chỉ có điều e hơi khó hiểu ví như câu 1 chuyển động theo chiều âm là chiều âm của vòng lượng giác hay của quỹ đạo chuyển động của chất điểm.... dễ nhầm lẫn
    1
    1. T.Trường
      T.Trường, 12/6/17
      đối với vòng tròn lượng giác lúc nào nó cũng chuyển động theo chiều qui ước là ngược chiều kim đồng hồ.
      Góc phần tư thứ nhất (A → 0): vật chuyển động theo chiều âm
      góc phần tư thứ 2 (0 → -A): vật chuyển động theo chiều âm
      góc phần tư thứ 3 (-A → 0): vật chuyển động theo chiều dương
      góc phần tư thứ 4(0 → A): vật chuyển động theo chiều dương
      em lấy căn cứ trên để vẽ hình và suy luận
       
    2. Thầy ơi, tại sao em làm câu 1 đáp án D hả thầy?
       
    3. theo chiều âm là phải theo chiều hướng xuống dứoi nhé
       
Share