Bazơ là gì?
Bazơ là những hợp chất hóa học có công thức hoá học chung là Bₓ.
Một định nghĩa phổ biến của bazơ theo Svante Arrhenius là một hợp chất hóa học hoặc là cung cấp các ion hiđrôxít hoặc là hấp thụ các ion hiđrô khi hòa tan trong nước
1. Định nghĩa Bazơ:
– Định nghĩa:
+ Thuyết điện li: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH–.
+ Thuyết Bronsted: Bazơ là những chất có khả năng nhận proton (nhận H+).
– Bazơ gồm:
+ Oxit và hiđroxit của kim loại (trừ các oxit và hiđroxit lưỡng tính: Al2O3, Al(OH)3, ZnO, Zn(OH)2…).
+ Các anion gốc axit không mạnh không còn H có thể tách thành ion H+ (CO32-, CH3COO–, S2-, SO32-, C6H5O–…).
+ NH3 và các amin: C6H5NH2, CH3NH2…
2. So sánh tính bazơ của các bazơ
a. So sánh định tính
– Nguyên tắc chung: khả năng nhận H+ càng lớn thì tính bazơ càng mạnh.
– Với oxit, hiđroxit của các kim loại trong cùng một chu kì: tính bazơ giảm dần từ trái sang phải.
NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3 và Na2O > MgO > Al2O3
– Với các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A: tính bazơ của oxit, hidroxit tăng dần từ trên xuống dưới.
LiOH < NaOH < KOH < RbOH
– Với amin và amoniac: Gốc R đẩy e làm tăng tính bazơ ngược lại gốc R hút e làm giảm tính bazơ.
(C6H5)3N < (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH
– Trong một phản ứng bazơ mạnh đẩy bazơ yếu khỏi muối.
– Axit càng mạnh thì bazơ liên hợp càng yếu và ngược lại.
b. So sánh định lượng
– Với bazơ B trong nước có phương trình phân ly là:
B + H2O ↔ HB + OH– ta có hằng số phân ly bazơ KB.
– KB chỉ phụ thuộc bản chất bazơ và nhiệt độ. Giá trị KB càng lớn thì bazơ càng mạnh.