Chất lưỡng tính, chất trung tính, hóa học phổ thông

Chất lưỡng tính là gì?

Hợp chất lưỡng tính là một phân tử hoặc ion có thể phản ứng với cả axit và bazơ. Nhiều kim loại (như đồng, kẽm, thiếc, chì, nhôm và berili) tạo thành các oxit lưỡng tính hoặc hydroxit lưỡng tính. Tính lưỡng tính còn phụ thuộc vào trạng thái oxy hóa. Ví dụ Al2O3 là một oxit lưỡng tính.

Tiền tố của của từ amphoteric có nguồn gốc từ tiền tố Hy Lạp amphi-, có nghĩa là “cả hai”. Trong hóa học, một hợp chất lưỡng tính là một chất có khả năng hoạt động như một axit hoặc một bazơ. Axit là chất cho proton (hoặc nhận cặp electron) còn bazơ nhận proton. Cho nên chất lưỡng tính là chất vừa thể hiện tính axit vừa thể hiện tính bazơ.

Chất lưỡng tính, chất trung tính, hóa học phổ thông 5

III. CHẤT LƯỠNG TÍNH

– Định nghĩa:

+ Thuyết điện li: Chất lưỡng tính là chất trong nước có thể phân li theo cả kiểu axit và kiểu bazơ.

+ Thuyết Bronsted: Chất lưỡng tính là những chất vừa có khả năng cho proton H+, vừa có khả năng nhận proton H+.

– Chất lưỡng tính gồm:

+ H2O, oxit và hiđroxit lưỡng tính (ZnO, Zn(OH)2, Al2O3, Al(OH)3, Cr2O3, Cr(OH)3 …)

+ Aminoaxit, muối amoni của axit hữu cơ (R(COOH)x(NH2)y, RCOONH4…)

+ Anion gốc axit không mạnh vẫn còn khả năng tách H+ (HCO3, HS, HSO3, H2PO4, HPO42-…)

IV. CHẤT TRUNG TÍNH

– Là những chất không có khả năng cho và nhận proton (H+).

– Chất trung tính gồm:

+ Cation của bazơ mạnh: K+, Na+, Ca2+, Ba2+.

+ Anion của axit mạnh không còn H: Cl, SO42-, Br, I, NO3

V. SỰ KẾT HỢP GIỮA CÁC ION

Nếu ta kí hiệu trung tính (1), axit (A), bazơ (B) và lưỡng tính (0) thì ta có bảng nhân:

Cation

Anion

Phân tử

A

A

A

A

B

0

A

0

0

A

1

A

1

1

1

1

0

0

1

A

A

1

B

B

+1
46
+1
12
+1
10
+1
4
+1
19

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top