Chất điện li là những chất có khả năng phân li thành ion âm ion dương khi tan trong dung dịch.
Thuyết điện li
Trong dung dịch, các hợp chất hóa học như axit, bazo và muối bị phân li (một phần hoặc toàn bộ) thành các nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) tích điện gọi là ion; ion có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành hạt tải điện.
Sự phân li của một số hợp chất:
- Axit → gốc axit (ion âm) + H+ .
- Bazo → OH– (ion âm) + ion dương (kim loại).
- Muối → gốc axit (ion âm) + ion dương (kim loại).
- Một số bazo không chứa ion kim loại nhưng cũng bị phân li thành ion trong dung dịch.
Anion là phần mang điện âm của phân tử.
I. KHÁI NIỆM SỰ ĐIỆN LI VÀ CHẤT ĐIỆN LI LÀ GÌ?
– Quá trình phân li của các chất trong nước (hoặc khi nóng chảy) ra ion được gọi là sự điện li.
– Những chất tan trong nước (hoặc nóng chảy) phân li ra ion được gọi là những chất điện li. Axit, bazơ và muối là các chất điện li.
II. PHÂN LOẠI CHẤT ĐIỆN LI
Chất điện li được chia thành 2 loại là chất điện li mạnh và chất điện li yếu:
1. Chất điện li mạnh
– Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.
– Chất điện li mạnh gồm:
+ Các axit mạnh như: HCl, HNO3, H2SO4, HBr, HI, HClO4, HClO3…
+ Các bazơ tan như: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2…
+ Hầu hết các muối.
– Phương trình điện li của chất điện li mạnh sử dụng mũi tên 1 chiều (→).
2. Chất điện li yếu
– Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hoà tan phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
– Các chất điện li yếu gồm:
+ Các axit trung bình và yếu như: H2S, H2CO3, H3PO4, HCOOH…
+ Các bazơ không tan như: Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3…
– Phương trình điện li của chất điện li yếu sử dụng 2 mũi tên ngược chiều (→).
– Sự điện li của chất điện li yếu được đánh giá bằng đại lượng độ điện li α:
α = số phân tử phân li/tổng số phân tử hoà tan