Cacbon monoxit, công thức hóa học là CO, là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao. Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cacbon và các hợp chất chứa cacbon. Có nhiều nguồn sinh ra cacbon monoxit
CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ Cacbon monoxit
– Công thức phân tử: CO.
– Cấu tạo của CO là C≡O (trong đó có 1 liên kết thuộc kiểu cho – nhận).
– CO là chất khí, không màu, không mùi, không vị, tan rất ít trong nước và rất bền với nhiệt.
– CO là khí độc vì nó kết hợp với hemoglobin ở trong máu tạo thành hợp chất bền làm cho hemoglobin mất tác dụng vận chuyển khí O2.
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC Cacbon monoxit
– Phân tử CO có liên kết ba bền vững nên ở nhiệt độ thường C rất trơ, chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao.
– CO là oxit trung tính không có khả năng tạo muối → không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit ở nhiệt độ thường.
– CO là chất khử mạnh:
Tác dụng với các phi kim
2CO + O2 → 2CO2 (7000C)
CO + Cl2 → COCl2 (photgen)
Tác dụng với oxit kim loại
CO khử oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại (phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao).
3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe
CO + CuO → CO2 + Cu
Bài tập phổ biến nhất về CO cũng là dạng bài CO tác dụng với các oxit kim loại. Khi làm các bài tập dạng này, học sinh cần lưu ý:
+ mchất rắn giảm = mO (trong oxit đã bị CO khử).
+ nCO phản ứng = nCO2 tạo thành.
ĐIỀU CHẾ Cacbon monoxit
– Trong công nghiệp:
C + H2O ↔ CO + H2 (10500C)
CO2 + C → 2CO (t0)
– Trong phòng thí nghiệm:
HCOOH → CO + H2O (H2SO4 đặc, t0)
NHẬN BIẾT
5CO + I2O5 → 5CO2 + I2