SILIC ĐIOXIT (SiO­2), Hợp chất của silic, hóa học phổ thông

SILIC ĐIOXIT (SiO­2) là một hợp chất hóa học còn có tên gọi khác là silica, là một ôxít của silic có công thức hóa học là SiO₂ và nó có độ cứng cao được biết đến từ thời cổ đại. Phân tử SiO₂ không tồn tại ở dạng đơn lẻ mà liên kết lại với nhau thành phân tử rất lớn

SILIC ĐIOXIT (SiO­2), Hợp chất của silic, hóa học phổ thông 5

Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên SILIC ĐIOXIT

– Là chất ở dạng tinh thể nguyên tử, không tan trong nước.

– Trong tự nhiên chủ yếu tồn tại ở dạng khoáng vật thạch anh.

Tinh thể thạch anh

Tính chất hoá học SILIC ĐIOXIT

– SiO­2­ có tính chất của oxit axit, tan chậm trong dung dịch kiềm và tan dễ trong kiềm nóng chảy hoặc cacbonat kim loại kiềm nóng chảy → silicat:

SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O

SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2

– SiO­2 tan dễ trong axit HF:

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Phản ứng này dùng để khắc chữ trên thủy tinh → không dùng bình thủy tinh để đựng axit HF.

+1
0
+1
0
+1
1
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top