Tính chất hóa học của Silic
Silic là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Si và số nguyên tử bằng 14. Nó là nguyên tố phổ biến sau ôxy trong vỏ Trái Đất, cứng, có màu xám sẫm – ánh xanh kim loại, là á kim có hóa trị +4
Tính chất vật lí của silic
Silic có 2 dạng thù hình là silic vô định hình và silic tinh thể.
– Silic vô định hình: là chất bột màu nâu, không tan trong nước nhưng tan trong kim loại nóng chảy.
– Silic tinh thể: có màu xám, có ánh kim, có cấu trúc giống kim cương nên có tính bán dẫn.
Tính chất hóa học của silic
– Các mức oxi hóa có thể có của Si: -4; 0; +2; +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng) nên Si có cả tính khử và tính oxi hoá.
– Silic vô định hình có khả năng phản ứng cao hơn silic tinh thể.
Tính khử của silic
– Tác dụng với phi kim:
Si + 2F2 → SiF4 (phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường)
Si + 2O2 → SiO2 (400 – 6000C)
– Tác dụng với hợp chất:
+ Si tan dễ dàng trong dung dịch kiềm → H2
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
+ Si tác dụng với axit
4HNO3 + 18HF + 3Si → 3H2SiF6 + 4NO + 8H2O
– Trong hồ quang điện, Silic tác dụng với H2 tạo thành một hỗn hợp các silan:
Si + H2 → SiH4 + Si2H6 + Si3H6 + …
Tính oxi hóa của silic
Si tác dụng được với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao → silixua kim loại.
2Mg + Si → Mg2Si
Điều chế silic
SiO2 + C Than cốc → 2CO + Si (18000C)
SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si (có thể thay Mg bằng Al)
SiCl4 + 2Zn → Si + 2ZnCl2
SiH4 → Si + 2H2 (t0)
SiI4 → Si + 2I2 (t0)