Chứng minh công thức thấu kính hội tụ vật lí 11 Thấu kính
Chứng minh công thức thấu kính hội tụ
xét trường hợp vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ.
- d = OA: khoảng cách từ vị trí của vật đến thấu kính
- d’ = OA’: khoảng cách từ vị trí của ảnh đến thấu kính
- f = OF = OF’: tiêu cự của thấu kính
- A’B’: chiều cao của ảnh
- AB: chiều cao của vật
a/ trường hợp vật thật qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật

ΔA’B’O đồng dạng với ΔABO =>
\[\dfrac{A’B’}{AB}=\dfrac{A’O}{AO}=\dfrac{d’}{d}\] (1)
ΔA’B’F’ đồng dạng với ΔOIF’ =>
\[\dfrac{A’B’}{OI}=\dfrac{A’F’}{OF’}\]=\[\dfrac{OA’-OF’}{OF’}=\dfrac{d’-f}{f}\] (2)
từ (1) và (2) => \[\dfrac{d’}{d}=\dfrac{d’-f}{f}\] => \[\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}+\dfrac{1}{d’}\]
b/ trường hợp vật thật qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo

ΔABO đồng dạng với ΔA’B’O =>
\[\dfrac{A’B’}{AB}=\dfrac{A’O}{AO}=\dfrac{d’}{d}\] (1)
ΔOIF’ đồng dạng với ΔA’B’F’ =>
\[\dfrac{A’B’}{OI}=\dfrac{A’B’}{AB}=\dfrac{A’F’}{OF’}\]=\[\dfrac{OA’+OF’}{OF’}=\dfrac{d’+f}{f}\] (2)
từ (1) và (2) => \[\dfrac{d’}{d}=\dfrac{d’+f}{f}\] => \[\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}-\dfrac{1}{d’}\]
2/ Chứng minh công thức thấu kính phân kì
ΔABO đồng dạng với ΔA’B’O =>
\[\dfrac{A’B’}{AB}=\dfrac{A’O}{AO}=\dfrac{d’}{d}\] (1)
ΔOIF’ đồng dạng với ΔA’B’F’ và (OI = AB) =>
\[\dfrac{A’B’}{AB}=\dfrac{A’F’}{OF’}\]=\[\dfrac{OF’-OA’}{OF’}=\dfrac{f-d’}{f}\] (2)
từ (1) và (2) => \[\dfrac{d’}{d}=\dfrac{f-d’}{f}\] => \[\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d’}-\dfrac{1}{d}\]
3/ Công thức thấu kính dùng chung và qui ước dấu
a/ Công thức liên hệ giữa vị trí của vật, vị trí của ảnh và tiêu cự của thấu kính
\[\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}+\dfrac{1}{d’}\]
Qui ước dấu:
- Thấu kính hội tụ: f > 0
- Thấu kính phân kỳ: f < 0
- ảnh là thật: d’ > 0
- ảnh là ảo: d’ < 0
- vật là thật: d > 0

b/ Công thức số phóng đại của thấu kính
\[|k| = \dfrac{A’B’}{AB}\]
\[k = \dfrac{-d’}{d}=\dfrac{f}{f-d}\]
Qui ước dấu:
- k > 0: ảnh và vật cùng chiều
- k < 0: ảnh và vật là ngược chiều
c/ Công thức tính độ tụ của thấu kính
\[D=\dfrac{1}{f}=(n-1)(\dfrac{1}{R_{1}}+\dfrac{1}{R_{2}})\]
Trong đó:
- n: chiết suất của chất làm thấu kính
- R1; R2: bán kính của các mặt cong (R = ∞ cho trường hợp mặt phẳng) (m)
- D: độ tụ của thấu kính (dp đọc là điốp)
- f: tiêu cự của thấu kính (m)