Định luật bảo toàn số electron, hóa học phổ thông

Có nhiều cách khác nhau để giải một bài toán hoá học. Tuy nhiên với các bài toán có liên quan đến phản ứng oxi hoá – khử thì bảo toàn số electron là phương pháp phổ biến và tiện lợi thường được sử dụng.

Định luật bảo toàn số electron, hóa học phổ thông 5

Định luật bảo toàn số electron

Tổng số mol e nhường = tổng số mol e nhận (1)

Định luật bảo toàn số electron có thể được áp dụng cho các phản ứng riêng hoặc tổng hợp nhiều phản ứng.

Cách giải cơ bản với bài toán có vận dụng định luật bảo toàn số electron

– Xác định chất khử và chất oxi hoá.

– Viết các quá trình khử và quá trình oxi hoá.

– Sử dụng biểu thức của định luật bảo toàn electron: ne nhường = ne nhận để giải.

VD1: Cho m(g) Al vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2 2M và AgNO3 2M thu được dung dịch A và chất rắn B. Nếu cho B phản ứng với dung dịch HCl dư thì được 3,36 lit H2 (đktc). Tìm m?

Giải

– Nhận thấy trong bài toán trên, Al đóng vai trò chất khử; Ag+, H+ và Cu2+ đóng vai trò chất oxi hóa.

– Các quá trình nhường và nhận e đã xảy ra:

Al → Al3+ + 3e

Ag+ + 1e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

H+ + 1e → 1/2H2

Vận dụng định luật bảo toàn số electron cho các quá trình trên ta thấy:

3m/27 = 0,1.2.2 + 0,1.2.1 + 3,36.2/22,4 → m = 9(g).

VD2: Để m(g) Fe ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12g hỗn hợp gồm 4 chất rắn. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp bằng HNO3 thu được dung dịch A và 2,24 lit NO (đktc). m = ?

Giải

– Nhận thấy trong bài toán này, Sắt từ mức oxi hóa là 0 được chuyển lên các mức oxi hóa trung gian rồi cuối cùng đạt mức oxi hóa cao nhất là +3 đóng vai trò chất khử. Có 2 chất oxi hóa là O2 và HNO3.

– Các quá trình nhường và nhận e trong bài:

Fe → Fe3+ + 3e

O2 + 4e → 2O-2

N+5 + 3e → N+2 (NO)

Vận dụng định luật bảo toàn e cho các quá trình ta được:

3m/56 = (12 – m).4/32 + 2,24.3/22,4 → m = 10,08

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top