Cassini-Huygens hoặc ngắn gọn là Cassini, con tàu vũ trụ bằng vàng, sử dụng năng lượng hạt nhân này được phóng lên quỹ đạo vào tháng 10 năm 1997. Đến tháng 7 năm 2004, nó đi vào quỹ đạo của sao Thổ và bắt đầu thu thập các dữ liệu liên quan đến hành tinh.
Dữ liệu gần đây từ Cassini đem đến nhiều khám phá bất ngờ cho các nhà khoa học, giúp họ đưa ra kết luận rằng vành đai phát sáng của Sao Thổ hình thành sau Hệ Mặt Trời khoảng 120 năm triệu năm so với tính toán ban đầu.
Trong một cuộc họp báo được tổ chức bởi Cơ quan Vũ trụ Hoa Kỳ ngày 4 tháng 4, các nhà nghiên cứu đã giải thích việc họ tự phá hủy tàu vũ trụ Cassini là để phục vụ cho “nhiệm vụ cuối cùng”. Họ sẽ sử dụng hết phần nhiên liệu dự trữ của tàu Cassini và cho nó đâm vào sao Thổ.
Theo CNN, Cassini đã tự chìm vào bầu khí quyển phía trên Sao Thổ ở tốc độ cao và lao xuống hành tinh này vào 6h30 (giờ miền Đông nước Mỹ). Tín hiệu và dữ liệu cuối cùng nó gửi đến trạm không gian Deep Space Network của NASA đặt tại Canberra, Australia sau đó 1 giờ 30 phút.
NASA xác nhận con tàu “chết” lúc 7h55, đúng theo kế hoạch.
Trong khoảng một phút, Cassini đã truyền tải dữ liệu mới về thành phần của Sao Thổ, với điều kiện anten của nó vẫn hướng về phía Trái Đất và sự trợ giúp từ những máy phát nhỏ. Sau đó, con tàu vũ trụ bị đốt cháy và tan rã do nhiệt độ và áp suất cao của bầu không khí khắc nghiệt. Cassini đã trở thành một phần của hành tinh nó được cử đến để khám phá. Chưa có tàu vũ trụ nào tiếp cận Sao Thổ gần đến vậy. Hôm thứ 5, Cassini đã ghi lại những hình ảnh cuối cùng và truyền mọi dữ liệu trong đầu ghi của nó để chuẩn bị cho vụ “tự sát”.
NASA từng có ý định đưa Cassini đến các hành tinh khác như sao Thiên vương hoặc sao Hải vương. Tuy nhiên, vào năm 2010, nhà quản lý sứ mệnh quyết định giữ tàu thăm dò ở lại sao Thổ, họ cho rằng nó có thể phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Và quyết định này cũng dẫn đến cái chết của Cassini.
Cái chết của Cassini chính thức bắt đầu vào ngày 22 tháng 4 năm 2017. Lần cuối tàu thăm dò bay sẽ ngang qua vệ tinh Titan (mặt trăng băng giá lớn nhất của sao Thổ, nó có bầu khí quyển dày, biển metan mênh mông và thậm chí có cả mưa). Trọng lực của Titan sẽ làm Cassini va chạm nhẹ ở phía trên bầu khí quyển của sao Thổ.
Từ đó, Cassini đã bay quanh Sao Thổ để chụp ảnh bề mặt của nó, giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về khí quyển, từ quyển và các vệ tinh băng giá của hành tinh này. Khi nhận thấy nhiên liệu của con tàu sắp cạn kiện, NASA quyết định để nó “thả mình” xuống Sao Thổ nhằm tránh va chạm với các vệ tinh Titan và Enceladus, nơi tiềm ẩn sự sống ngoài Trái Đất.
Cassini đã khám phá ra những gì?
Trước Cassini, phương tiện cuối cùng từng viếng thăm hệ thống sao Thổ là Voyagers 1 và 2 vào các năm 1980 và 1981. Tuy nhiên, các máy dò của Voyager chỉ hé lộ nhẹ về những bí ẩn trên sao Thổ, còn Cassini thì nghiên cứu sâu và chi tiết hơn về các đặc điểm của hành tinh này cùng hệ các mặt trăng của nó. Theo NASA, gần 4000 nghiên cứu khoa học đã được viết dựa vào các dữ liệu do Cassini thu được.
Trong suốt quãng thời gian ở sao Thổ, Cassini đã chụp được hơn 453 ngàn tấm hình, thu được 635GB dữ liệu khoa học và tìm ra 7 vệ tinh thuộc sao Thổ, 6 trong số đó chưa được đặt tên. Tất cả những điều đó đều được tiến hành một cách âm thầm, chậm chạp với thân xác lạnh giá, kim khí và cô đơn của nó Cassini. Cassini đã xác định được một đại dương đầy nước bên dưới toàn bộ bề mặt băng giá của vệ tinh Enceladus thuộc sao Thổ. Đây là nơi mà các nhà khoa học tin rằng có thể tồn tại sự sống đơn giản.
nguồn: tinhte.vn