Bài tập tính chất của dãy số, trắc nghiệm toán 11
Câu 1
Cho dãy số \[\left( {{x}_{n}} \right)\], xác định bởi: \[{{x}_{n}}={{2.3}^{n}}-{{5.2}^{n}},\forall n\in \mathbb{N}*\]. Mệnh đề nào dưới đây là đúng ?
[A]. \[{{x}_{n+2}}=5{{x}_{n+1}}-6{{x}_{n}}\].
[B]. \[{{x}_{n+2}}=6{{x}_{n+1}}-5{{x}_{n}}\].
[C]. \[{{x}_{n+2}}+5{{x}_{n+1}}-6{{x}_{n}}=0\].
[D]. \[{{x}_{n+2}}+6{{x}_{n+1}}-5{{x}_{n}}=0\].
Đáp án A.
Ta có \[{{x}_{n+2}}={{2.3}^{n+2}}-{{5.2}^{n+2}}={{18.3}^{n}}-{{20.2}^{n}};{{x}_{n+1}}={{2.3}^{n+1}}-{{5.2}^{n+1}}={{6.3}^{n}}-{{10.2}^{n}}\].
- Phương án A: \[{{x}_{n+2}}-5{{x}_{n+1}}+6{{x}_{n}}=0.\]
- Phương án B: \[{{x}_{n+2}}-6{{x}_{n+1}}+5{{x}_{n}}=-{{8.3}^{n}}+{{15.2}^{n}}\ne 0.\]
- Phương án C: \[{{x}_{n+2}}+5{{x}_{n+1}}-6{{x}_{n}}={{36.3}^{n}}-{{40.2}^{n}}\ne 0.\]
- Phương án D: \[{{x}_{n+2}}+6{{x}_{n+1}}-5{{x}_{n}}={{44.3}^{n}}-{{55.2}^{n}}\ne 0.\]
Câu 2
Cho dãy số \[\left( {{u}_{n}} \right)\], với \[{{u}_{n}}={{3}^{n}}\]. Mệnh đề nào dưới đây đúng ?
[A]. \[\dfrac{{{u}_{1}}+{{u}_{9}}}{2}={{u}_{5}}\].
[B]. \[\dfrac{{{u}_{2}}.{{u}_{4}}}{2}={{u}_{3}}\].
[C]. \[1+{{u}_{1}}+{{u}_{2}}+…+{{u}_{100}}=\dfrac{{{u}_{100}}-1}{2}\].
[D]. \[{{u}_{1}}.{{u}_{2}}…{{u}_{100}}={{u}_{5050}}\].
Đáp án D.
- Phương án A: \[\dfrac{{{u}_{1}}+{{u}_{9}}}{2}=\dfrac{3+{{3}^{9}}}{2}\ne {{3}^{5}}={{u}_{5}}.\]
- Phương án B: \[\dfrac{{{u}_{2}}.{{u}_{4}}}{2}=\dfrac{{{3}^{6}}}{2}\ne {{3}^{3}}={{u}_{3}}.\]
- Phương án C: \[1+{{u}_{1}}+{{u}_{2}}+…+{{u}_{100}}>{{u}_{100}}>\dfrac{{{u}_{100}}-1}{2}.\]
- Phương án D: \[{{u}_{1}}.{{u}_{2}}…{{u}_{100}}={{3}^{1+2+…+100}}={{3}^{5050}}={{u}_{5050}}.\]
Câu 3
Cho dãy số \[\left( {{a}_{n}} \right)\] xác định bởi \[{{a}_{n}}=2017\cos \dfrac{\left( 3n+1 \right)\pi }{6}\]. Mệnh đề nào dưới đây là sai ?
[A]. \[{{a}_{n+12}}={{a}_{n}},\forall n\ge 1\].
[B]. \[{{a}_{n+8}}={{a}_{n}},\forall n\ge 1\].
[C]. \[{{a}_{n+9}}={{a}_{n}},\forall n\ge 1\].
[D]. \[{{a}_{n+4}}={{a}_{n}},\forall n\ge 1\].
Đáp án C.
- Phương án A:
\[{{a}_{n+12}}=2017\cos \dfrac{\left[ 3(n+12)+1 \right]\pi }{6}=2017\cos \left( \dfrac{(3n+1)\pi }{6}+6\pi \right)=2017\cos \dfrac{(3n+1)\pi }{6}={{a}_{n}}.\forall n\ge 1.\]
- Phương án B: \[{{a}_{n+8}}=2017\cos \dfrac{\left[ 3(n+8)+1 \right]\pi }{6}=2017\cos \left( \dfrac{(3n+1)\pi }{6}+4\pi \right)=2017\cos \dfrac{(3n+1)\pi }{6}={{a}_{n}}.\forall n\ge 1.\]
- Phương án C: \[{{a}_{n+9}}=2017\cos \dfrac{\left[ 3(n+9)+1 \right]\pi }{6}=2017\cos \left( \dfrac{(3n+4)\pi }{6}+4\pi \right)=2017\cos \dfrac{(3n+4)\pi }{6}\ne {{a}_{n}}.\forall n\ge 1.\]
- Phương án D:
\[{{a}_{n+4}}=2017\cos \dfrac{\left[ 3(n+4)+1 \right]\pi }{6}=2017\cos \left( \dfrac{(3n+1)\pi }{6}+2\pi \right)=2017\cos \dfrac{(3n+1)\pi }{6}={{a}_{n}}.\forall n\ge 1.\]
Lưu ý: Quan sát vào các chỉ số dưới của số hạng tổng quát, ta thấy ở C có sự khác biệt so với ba phương án trên nên ta có thể kiểm tra ngay phương án C trước.
Câu 4
Cho dãy số \[\left( {{a}_{n}} \right)\] xác định bởi \[{{a}_{1}}=1\] và \[{{a}_{n+1}}=-\dfrac{3}{2}{{a}_{n}}^{2}+\dfrac{5}{2}{{a}_{n}}+1,\forall n\in \mathbb{N}*\]. Mệnh đề nào dưới đây là đúng ?
[A]. \[{{a}_{2018}}={{a}_{2}}\].
[B]. \[{{a}_{2018}}={{a}_{1}}\].
[C]. \[{{a}_{2018}}={{a}_{3}}\].
[D]. \[{{a}_{2018}}={{a}_{4}}\].
Đáp án A.
Sáu số hạng đầu tiên của dãy là 1;2;0;1;2;0.
Từ đây ta dự đoán \[{{a}_{n+3}}={{a}_{n}},\forall n\ge 1.\]Bằng phương pháp quy nạp toán học ta chứng minh được rằng \[{{a}_{n+3}}={{a}_{n}},\forall n\ge 1.\]
Mặt khác \[2018=3.672+2\] nên \[{{a}_{2018}}={{a}_{2}}.\]
Câu 5
Cho dãy số \[\left( {{a}_{n}} \right)\] xác định bởi \[{{a}_{1}}=1,{{a}_{2}}=2\] và \[{{a}_{n+2}}=\sqrt{3}.{{a}_{n+1}}-{{a}_{n}},\forall n\ge 1\]. Tìm số nguyên dương \[p\] nhỏ nhất sao cho \[{{a}_{n+p}}={{a}_{n}},\forall n\in \mathbb{N}*\].
[A]. \[p=9\].
[B]. \[p=12\].
[C]. \[p=24\].
[D]. \[p=18\].
Đáp án B.
Trước hết ta kiểm tra phương án với \[p\]nhỏ nhất. Viết 10 số hạng đầu tiên của \[({{a}_{n}}):\]
\[\begin{align}
& {{a}_{1}}=1;{{a}_{1}}=2;{{a}_{3}}=2\sqrt{3}-1;{{a}_{4}}=4-\sqrt{3};{{a}_{5}}=2\sqrt{3}-2;{{a}_{6}}=2-\sqrt{3};{{a}_{7}}=-1; \\
& {{a}_{8}}=-2;{{a}_{9}}=1-2\sqrt{3};{{a}_{10}}=\sqrt{3}-4. \\
\end{align}\]
Dễ dàng thấy \[{{a}_{10}}=\sqrt{3}-4\ne 1={{a}_{1}}\] nên phương án A là sai.
Cách 1: Ta viết thêm 4 số hạng nữa của dãy \[({{a}_{n}}):\] ta được
\[\begin{align}
& ({{a}_{n}}):{{a}_{1}}=1;{{a}_{1}}=2;{{a}_{3}}=2\sqrt{3}-1;{{a}_{4}}=4-\sqrt{3};{{a}_{5}}=2\sqrt{3}-2;{{a}_{6}}=2-\sqrt{3};{{a}_{7}}=-1; \\
& {{a}_{8}}=-2;{{a}_{9}}=1-2\sqrt{3};{{a}_{10}}=\sqrt{3}-4;{{a}_{11}}=2-2\sqrt{3};{{a}_{12}}=\sqrt{3}-2;{{a}_{13}}=1;{{a}_{14}}=2. \\
\end{align}\]
Từ đây ta dự đoán được \[{{a}_{n+12}}={{a}_{n}},\forall n\ge 1.\]
Bằng phương pháp quy nạp toán học chúng ta chứng minh được \[{{a}_{n+12}}={{a}_{n}},\forall n\ge 1.\] Vậy số nguyên dương cần tìm là \[p=12.\]
Cách 2: Sau khi viết 10 số hạng của dãy ta có thể đoán được \[{{a}_{n+6}}=-{{a}_{n}},\forall n\ge 1.\]
Bằng phương pháp quy nạp toán học, ta chứng minh được rằng \[{{a}_{n+6}}=-{{a}_{n}},\forall n\ge 1.\]Như vậy 6 là số nguyên dương nhỏ nhất để \[{{a}_{n+6}}=-{{a}_{n}},\forall n\ge 1.\] Do đó \[{{a}_{n+12}}={{a}_{\left( n+6 \right)+6}}=-{{a}_{n+6}}={{a}_{n}},\forall n\ge 1.\]
Suy ra số cần tìm là \[p=12.\]
Câu 6
Trong các mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào SAI ?
[A]. Dãy số \[\left( {{a}_{n}} \right)\] xác định bởi \[{{a}_{1}}=1\] và \[{{a}_{n+1}}=\dfrac{2018}{{{a}_{n}}+2017},\forall n\in \mathbb{N}*\] là một dãy số không đổi.
[B]. Dãy số \[\left( {{b}_{n}} \right)\], với \[{{b}_{n}}=\tan \left( 2n+1 \right)\dfrac{\pi }{4}\], có tính chất \[{{b}_{n+2}}={{b}_{n}},\forall n\in \mathbb{N}*\].
[C]. Dãy số \[\left( {{c}_{n}} \right)\], với \[{{c}_{n}}=\tan \left( n\pi \right)+1\], là một dãy số bị chặn.
[D]. Dãy số \[\left( {{d}_{n}} \right)\], với \[{{d}_{n}}=\cos \left( n\pi \right)\], là một dãy số giảm.
Đáp án D.
- Phương án A: Ta có \[{{a}_{1}}=1;{{a}_{2}}=\dfrac{2018}{1+2017}=1;{{a}_{3}}=1\]. Từ đây ta dự đoán \[{{a}_{n}}=1,\forall n\ge 1.\]
Bằng phương pháp quy nạp toán học, chúng ta chứng minh được rằng \[{{a}_{n}}=1,\forall n\ge 1.\]Suy ra \[\left( {{a}_{n}} \right)\] là dãy số không đổi. Do đó phương án A đúng.
- Phương án B: Ta có \[{{b}_{n+2}}=\tan \left[ 2(n+2)+1 \right]\dfrac{\pi }{4}=\tan \left[ (2n+1)\dfrac{\pi }{4}+\pi \right]=\tan (2n+1)\dfrac{\pi }{4}={{a}_{n}},\forall n\ge 1.\]
Vậy \[{{b}_{n+2}}={{b}_{n}},\forall n\ge 1.\] Do đóphương án B là đúng.
- Phương án C: Ta có \[{{c}_{n}}=1,\forall n\ge 1.\]nên dãy số \[\left( {{c}_{n}} \right)\]là dãy số không đổi. Suy ra \[\left( {{c}_{n}} \right)\]là dãy số bị chặn. Do đó phương án C là đúng.
- Phương án D: Ta có \[{{d}_{2n}}=\cos (2n\pi )=1=\cos (4n\pi )={{d}_{4n}}.\] Suy ra khẳng định \[\left( {{d}_{n}} \right)\]là một dãy số giảm là khẳng định sai.
Câu 7
Cho dãy số \[({{u}_{n}})\]xác định bởi \[{{u}_{1}}=2\] và \[{{u}_{2}}=2{{u}_{n+1}}-1,\forall n\in {{N}^{*}},\]có tính chất
[A]. Là dãy số tăng và bị chặn dưới.
[B]. Là dãy số giảm và bị chặn trên.
[C]. Là dãy số giảm và bị chặn dưới.
[D]. Là dãy số tăng và bị chặn trên.
Đáp án C.
Ta có \[{{u}_{n+1}}-{{u}_{n}}=\dfrac{1}{2}({{u}_{n}}-{{u}_{n-1}})=…=\dfrac{1}{{{2}^{n-1}}}({{u}_{2}}-{{u}_{1}}).\] Từ đó ta tính được \[{{u}_{n}}=1+\dfrac{1}{{{2}^{n-1}}}.\]
Do \[{{u}_{n+2}}-{{u}_{n}}=\dfrac{1}{{{2}^{n}}}-\dfrac{1}{{{2}^{n-1}}}=-\dfrac{1}{{{2}^{n}}}<0,\forall n\ge 1\] nên \[\left( {{u}_{n}} \right)\]là dãy số giảm
Ta có \[1<{{u}_{n}}=1+\dfrac{1}{{{2}^{n-1}}}\le 2,\forall n\ge 1\] nên \[\left( {{u}_{n}} \right)\] là dãy số bị chặn. Suy ra phương án đúng là C.
Câu 8
Cho dãy số \[({{u}_{n}})\]xác định bởi \[{{u}_{1}}=1\] và \[{{u}_{n+1}}=\sqrt{2+u_{n}^{2}},\forall n\ge 1.\]Tổng \[{{S}_{2018}}=u_{1}^{2}+u_{2}^{2}+…+u_{2018}^{2}\] là
[A]. \[{{S}_{2018}}={{2015}^{2}}\].
[B]. \[{{S}_{2018}}={{2018}^{2}}.\]
[C]. \[{{S}_{2018}}={{2017}^{2}}.\]
[D]. \[{{S}_{2018}}={{2016}^{2}}.\]
Đáp án B.
Từ hệ thức truy hồi của dãy số, ta có \[{{u}_{n+1}}^{2}=u_{n}^{2}+2,\forall n\ge 1.\] Suy ra \[u_{n}^{2}=u_{1}^{2}+2(n-1)=2n-1.\]
Do đó \[{{S}_{n}}=u_{1}^{2}+u_{2}^{2}+…+u_{n}^{2}=2(1+2+…+n)-n=n(n+1)-n={{n}^{2}}.\]
Vậy \[{{S}_{2018}}={{2018}^{2}}.\]
Câu 9
Cho dãy số \[({{z}_{n}})\]xác định bởi \[{{z}_{n}}=\sin \dfrac{n\pi }{2}+2\cos \dfrac{n\pi }{3}.\]Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trong các số hạng của dãy số \[({{z}_{n}})\]. Tính giá trị biểu thức \[T={{M}^{2}}+{{m}^{2}}.\]
[A]. \[T=13.\]
[B]. \[T=5.\]
[C]. \[T=18.\]
[D]. \[T=7.\]
Đáp án A.
Dựa vào chu kì của hàm số \[y=\sin x;y=\cos x,\] ta có \[{{z}_{n+12}}={{z}_{n}},\forall n\ge 1.\]
Do đó tập hợp các phần tử của dãy số là \[S=\left\{ {{z}_{1}};{{z}_{2}};…;{{z}_{12}} \right\}=\left\{ -3;-2;-1;0;2 \right\}.\]
Suy ra \[M=2;m=-3.\]Do đó \[T=13.\]
Câu 10
Cho dãy số \[({{u}_{n}})\]thỏa mãn \[{{u}_{1}}=\dfrac{1}{2};{{u}_{n+1}}=\dfrac{{{u}_{n}}}{2(n+1){{u}_{n}}+1},n\ge 1.{{S}_{n}}={{u}_{1}}+{{u}_{2}}+…+{{u}_{n}}<\dfrac{2017}{2018}\]khi \[n\] có giá trị nguyên dương lớn nhất.
[A]. \[2017.\]
[B]. \[2015.\]
[C]. \[2016.\]
[D]. \[2014.\]
Đáp án C.
Dễ chỉ ra được \[{{u}_{n}}>0,\forall n\ge 1.\]Từ hệ thức truy hồi của dãy số, ta có \[\dfrac{1}{{{u}_{n+1}}}=\dfrac{1}{{{u}_{n}}}+2n+2,\forall n\ge 1.\]
Suy ra \[\dfrac{1}{{{u}_{n}}}=\dfrac{1}{{{u}_{1}}}+2(1+2+..+n-1)+2(n-1)\Leftrightarrow \dfrac{1}{{{u}_{n}}}=2+n(n-1)+2(n-1)={{n}^{2}}+n\Rightarrow {{u}_{n}}=\dfrac{1}{n(n+1)}.\]
Do đó \[{{u}_{n}}=\dfrac{1}{n}-\dfrac{1}{n+1},\forall n\ge 1.\]
Vậy \[{{S}_{n}}={{u}_{1}}+{{u}_{2}}+…+{{u}_{n}}=1-\dfrac{1}{n+1}=\dfrac{n}{n+1}.\] Vì \[{{S}_{n}}<\dfrac{2017}{2018}\]nên \[\dfrac{n}{n+1}<\dfrac{2017}{2018}\Rightarrow n<2017.\]
Suy ra số nguyên dương lớn nhất để \[{{S}_{n}}<\dfrac{2017}{2018}\]là \[n=2016\]. Vì vậy phương án đúng là C.