Cấu hình electron nguyên tử, hóa học phổ thông

Vỏ nguyên tử là một trong 2 bộ phận cấu thành nên nguyên tử. Vỏ nguyên tử được hình thành từ các electron. Trong vỏ nguyên tử, các electron chuyển động và phân bố như thế nào? Câu hỏi đó được giải đáp trong nội dung bài viết này:

Cấu hình electron nguyên tử, hóa học phổ thông 5

Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử

Electron chuyển động rất nhanh trong khu vực quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.

Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân

Lớp và phân lớp electron

– Chia e thành các lớp và các phân lớp dựa theo mức năng lượng của e.

– Từ sát hạt nhân trở ra, năng lượng của các e tăng dần.

Lớp e

– Lớp e gồm các e có mức năng lượng gần bằng nhau.

– Từ sát hạt nhân trở ra ta có số thứ tự các lớp e và tên của các lớp tương ứng là:

n =               1            2           3           4            5…

Tên lớp          K            L           M          N           O…

Phân lớp e

– Phân lớp e gồm các e có mức năng lượng bằng nhau.

– Các phân lớp được kí hiệu là: s, p, d, f.

– Số phân lớp e trong 1 lớp bằng số thứ tự của lớp theo thứ tự xuất hiện s → p → d → f.

Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp

– Số e tối đa trong các phân lớp: s (2), p (6), d (10), f (14).

– Số e tối đa trên lớp thứ n là 2n2.

Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử

Cách nhớ: Sáng sớm phải son phấn sau đó phi sang đá PS (1s2s2p3s3p4s3d4p5s4d5p6s)

Các e được chia vào từng lớp và phân lớp dựa vào mức năng lượng

Cấu hình e nguyên tử

– Cấu hình e nguyên tử biểu diễn sự phân bố e trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

– Cách viết cấu hình e:

+ Xác định số e có trong nguyên tử.

+ Điền e vào các phân lớp theo trật tự tăng dần mức năng lượng và bão hòa e vào phân lớp có mức năng lượng thấp mới điền tiếp ra phân lớp có mức năng lượng cao hơn.

+ Nếu đã có phân lớp 3d thì phải đảo lại vị trí các phân lớp theo đúng thứ tự của các lớp: 1s2s2p3s3p3d4s…

+ Nếu cấu hình dạng (n – 1)d4ns→ (n – 1)d5ns1; (n – 1)d9ns→ (n – 1)d10ns1.

Đặc điểm của lớp e ngoài cùng

– Lớp e ngoài cùng có tối đa 8e.

– Đặc điểm:

+ Nếu lớp e ngoài cùng có 1 đến 3e: nguyên tử của nguyên tố kim loại (- H, He).

+ Nếu lớp e ngoài cùng có từ 5 đến 7e: nguyên tử của nguyên tố phi kim.

+ Nếu lớp e ngoài cùng có 8e: nguyên tử của nguyên tố khí hiếm (+ He).

+ Nếu lớp e ngoài cùng có 4e: nguyên tố là kim loại nếu có 4 lớp e trở lên còn lại là phi kim.

 

+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top