Cấu tạo nguyên tử các hạt cơ bản, hóa học phổ thông

Nguyên tử là các hạt vô cùng nhỏ bé nhưng nó lại có cấu tạo phức tạp.

Cấu tạo nguyên tử các hạt cơ bản, hóa học phổ thông 5

Cấu tạo nguyên tử

Nguyên tử gồm 2 phần:

– Vỏ nguyên tử: gồm các electron (e) chuyển động rất nhanh: me = 9,1094.10-31kg; qe = -1,602.10-19C.

– Hạt nhân nguyên tử: hầu hết đều được tạo thành từ proton và nơtron (trừ nguyên tử 1H trong hạt nhân không có nơtron).

+ Proton (p): mp = 1,6726.10-27kg; qp = 1,602.10-19C.

+ Nơtron (n): mn = 1,6748.10-27kg; qn = 0.

Nguyên tử có cấu tạo phức tạp

Tóm tắt cấu tạo của nguyên tử

Kích thước và khối lượng của nguyên tử

– Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé.

– Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân (vì khối lượng của e rất nhỏ bé). Do đó một cách gần đúng có thể coi khối lượng nguyên tử là khối lượng của hạt nhân.

Mối quan hệ giữa các loại hạt trong nguyên tử

– Vì nguyên tử trung hòa về điện nên trong mọi nguyên tử luôn có: số p = số e.

– Với nguyên tử bền: số p ≤ số n ≤ 1,5.số p (các nguyên tử có số p ≥ 82 thì không bền là những chất phóng xạ).

Các đại lượng đặc trưng của nguyên tử và cách kí hiệu nguyên tử

Nguyên tử có 2 đại lượng đặc trưng là số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) và số khối (A).

– Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số electron (E) = số proton (P) = số hiêu nguyên tử.

– Số khối (A) = Z + N (số nơtron).

Cách kí hiệu đầy đủ của nguyên tử X: ZAX.

Nguyên tố hóa học và đông vị

– Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

– Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.

Đồng vị là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về số khối

– Số khối: A = Z + N.

– Số khối A và số proton (số đơn vị điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử) Z là 2 đại lượng đặc trưng cho nguyên tử.

 

+1
1
+1
1
+1
0
+1
1
+1
2
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top