Đề 005: thi thử môn vật lí THPTQG (đáp án + giải chi tiết)
Câu 1: Một vật dao động điều hòa vs biên độ A và vận tốc cực đại vmax. Chu kì dao động của vật là
[A]. 2πA/vmax .
[B]. Avmax//π.
[C]. 2πAvmax.
[D]. 2πvmax/A.
Câu 2: Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ?
[A]. Tia $\gamma $ .
[B]. Tia ${{\beta }^{+}}$.
[C]. Tia $\alpha $ .
[D]. Tia X.
Câu 3: Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
[A]. chu kì của nó tăng.
[B]. tần số của nó không thay đổi.
[C]. bước sóng của nó giảm.
[D]. bước sóng của nó không thay đổi.
Câu 4: Sóng điện từ có tần số 10 MHz truyền trong chân không với bước sóng là
[A]. 60m.
[B]. 6 m.
[C]. 30 m.
[D]. 3 m.
Câu 5: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T thì pha của dao động
[A]. là hàm bậc nhất của thời gian.
[B]. biến thiên điều hòa theo thời gian.
[C]. không đổi theo thời gian.
[D]. là hàm bậc hai của thời gian.
Câu 6: Hạt nhân càng bền vững khi có
[A]. số nuclôn càng nhỏ.
[B]. số nuclôn càng lớn.
[C]. năng lượng liên kết càng lớn.
[D]. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
Câu 7: Gọi ${{\varepsilon }_{\text{D}}}$, ${{\varepsilon }_{\text{L}}}$, ${{\varepsilon }_{\text{T}}}$ lần lượt là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, phôtôn ánh sáng lam và phôtôn ánh sáng tím. Ta có
[A]. ${{\varepsilon }_{\text{D}}}>{{\varepsilon }_{L}}>{{\varepsilon }_{T}}$.
[B]. ${{\varepsilon }_{T}}>{{\varepsilon }_{L}}>{{\varepsilon }_{D}}$ .
[C]. ${{\varepsilon }_{T}}>{{\varepsilon }_{D}}>{{\varepsilon }_{L}}$.
[D]. ${{\varepsilon }_{L}}>{{\varepsilon }_{T}}>{{\varepsilon }_{D}}$.
Câu 8: Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây đúng?
[A]. Những phần tử của môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
[B]. Hai phần tử của môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 900.
[C]. Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
[D]. Hai phần tử của môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha.
Câu 9: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
[A]. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
[B]. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
[C]. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
[D]. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
Câu 10: Trong nguyên tử hiđrô , bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N là
[A]. 47,7.10-11m.
[B]. 21,2.10-11 m.
[C]. 84,8..10-11m.
[D]. 132,5.10-11m.
Câu 11: Biết NA = 6,02.1023 mol-1. Trong 59,50g ${}_{92}^{238}U$ có số nơtron xấp xỉ là
[A]. 2,38.1023.
[B]. 2,20.1025.
[C]. 1,19.1025.
[D]. 9,21.1024.
Câu 12: Đối với con lắc đơn, đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa chiều dài \[\ell \] của con lắc và chu kì dao động T2 của nó là
[A]. đường hyperbol.
[B]. đường parabol.
[C]. đường elip.
[D]. đường thẳng
Câu 13: Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường
[A]. song song.
[B]. thẳng song song
[C]. thẳng.
[D]. Thẳng song song và cách đều nhau.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là sai?
[A]. Sóng điện từ là sóng ngang.
[B]. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
[C]. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.
[D]. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
Câu 15: Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số f = 6.1014 Hz. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang?
[A]. 0,55 μm.
[B]. 0,45 μm.
[C]. 0,38 μm.
[D]. 0,40 μm.
Câu 16: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,6 m , hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết tần số của sóng là 20 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Số bụng sóng trên dây là
[A]. 15.
[B]. 32.
[C]. 8.
[D]. 16.
Câu 17: Tại một diểm xác định trong điện trường tĩnh nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường
[A]. giảm 2 lần.
[B]. không đổi.
[C]. giảm bốn lần.
[D]. tăng 2 lần.
Câu 18: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox. Phương trình dao động của phần tử tại một điểm trên phương truyền sóng làu $u=4\cos \left( 20t-\pi \right)$ (u tính bằng mn, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng bằng 60 cm/s. Bước sóng của sóng này là
[A]. 9cm.
[B]. 5cm.
[C]. 6cm .
[D]. 3cm.
Câu 19: Để bóng đèn loại 100V-50W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị
[A]. R = 240$\Omega $ .
[B]. $R=120\Omega $.
[C]. $R=200\Omega $.
[D]. $R=250\Omega $.
Câu 20: Đối với nguyên tử hiđrô, các mức năng lượng ứng với các quỹ đạo dừng K, M có giá trị lần lượt là: -13,6 eV; -1,51 eV. Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s và e = 1,6.10-19 C. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng M về quỹ đạo dừng K, thì nguyên tử hiđrô có thể phát ra bức xạ có bước sóng
[A]. 102,7 $\mu \text{m}$.
[B]. 102,7 mm.
[C]. 102,7 nm.
[D]. 102,7 pm.
Câu 21. Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T = 6s. Gọi S1 là quãng đường vật đi được trong 1s đầu, S2 là quãng đường vật đi được trong 2s tiếp theo và S3 là quãng đường vật đi được trong 4s tiếp theo nữa. Biết tỉ lệ S1 : S2 : S3 = 1 : 3 : k. Cho rằng lúc đầu vật không xuất phát từ hai biên, giá trị k là
[A]. 4.
[B]. 5.
[C]. 6.
[D]. 7.
Câu 22: Đoạn mạch điện xoay chiều AB chỉ chứa một trong các phần tử: điện trở thuần, cuộn dây hoặc tụ điện. Khi đặt hiệu điện thế u = U0sin (ωt + π/6) lên hai đầu A và B thì dòng điện trong mạch có biểu thức i = I0sin(ωt – π/3) . Đoạn mạch AB chứa
[A]. cuộn dây thuần cảm (cảm thuần).
[B]. điện trở thuần.
[C]. tụ điện.
[D]. cuộn dây có điện trở thuần.
Câu 23: Tia Rơnghen có
[A]. cùng bản chất với sóng âm.
[B]. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
[C]. cùng bản chất với sóng vô tuyến.
[D]. điện tích âm.
Câu 24 : Mạch diện kín gồm nguồn điện có suất điện động $\xi $ và điện trở trong r, điện trở mạch ngoài là R. Khi biểu thức cường độ điện trường chạy qua R là $I=\dfrac{\xi }{3r}$ thì ta có
[A]. R = 3r.
[B]. R = r.
[C]. R = 0,5r.
[D]. R = 2r.
Câu 25: Một kim loại có giới hạn quang điện là λ0. Chiếu bức xạ có bước sóng bằng ${{\lambda }_{0}}/3$ vào kim loại này. Cho rằng năng lượng mà êlectron quang điện hấp thụ từ phôtôn của bức xạ trên, một phần dùng để giải phóng nó, phần còn lại biến hoàn toàn thành động năng của nó. Giá trị động năng này là
[A]. $\dfrac{2hc}{{{\lambda }_{0}}}$
[B]. $\dfrac{hc}{2{{\lambda }_{0}}}$
[C]. $\dfrac{hc}{3{{\lambda }_{0}}}$
[D]. $\dfrac{3hc}{{{\lambda }_{0}}}$
Câu 26: Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có N0 hạt nhân. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 4T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu chất phóng xạ này là
[A]. $\dfrac{15}{16}{{\text{N}}_{0}}$.
[B]. $\dfrac{1}{16}{{\text{N}}_{0}}$.
[C]. $\dfrac{1}{4}{{\text{N}}_{0}}$.
[D]. $\dfrac{1}{8}{{\text{N}}_{0}}$.
Câu 27: Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục tọa độ Ox với chu kì T = 12s, vị trí cân bằng và mốc thế năng ở gốc tọa độ. Tính từ lúc vật có li độ dương lớn nhất, thời điểm đầu tiên mà động năng và thế năng của vật bằng nhau là
[A]. 3,0s.
[B]. 1,5s.
[C]. 1,2s.
[D]. 2s.
Câu 28: Một êlectron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1500V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 2cm. Biết khối lượng và điện tích của êlectron lần lượt là $9,{{1.10}^{-31}}kg$ và $1,{{6.10}^{-19}}C$. Vận tốc của êlectron khi nó đập vào bản dương là
[A]. 3,25.105m/s.
[B]. 32,5.105m/s.
[C]. 105.1010m/s.
[D]. 105.105m/s.
Câu 29. Vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12 cm, qua thấu kính cho ảnh ảo A1B1, dịch chuyển AB ra xa thấu kính thêm 8 cm. Khi đó ta thu được ảnh thật A2B2 cách A1B1 đoạn 72 cm. Vị trí của vật AB ban đầu cách thấu kính
[A]. 6 cm.
[B]. 12 cm.
[C]. 8 cm.
[D]. 14 cm.
Câu 30. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số, lệch pha nhau là $\pi /3$. Phương trình hai dao động lần lượt là ${{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos \left( 4\pi t+{{\varphi }_{1}} \right)$(cm) và ${{x}_{2}}=10\cos \left( 4\pi t+{{\varphi }_{2}} \right)$(cm). Khi li độ của dao động thứ nhất là 3cm thì vận tốc của dao động thứ hai là $-20\pi \sqrt{3}$cm/s và tốc độ đang giảm. Khi pha dao động tổng hợp là $-2\pi /3$ thì li độ dao động tổng hợp bằng
[A]. -6,5cm.
[B]. -6cm .
[C]. -5,89cm.
[D]. -7cm.
Câu 31. Để đo tốc độ truyền sóng v trên mặt chất lỏng, người ta cho nguồn dao động theo phương thẳng đứng với tần số f = 100 (Hz) ± 0,02% chạm vào mặt chất lỏng để tạo thành các vòng tròn đồng tâm lan truyền ra xa. Đo khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng liên tiếp trên cùng một phương truyền sóng thì thu được kết quả d = 0,48 (m) ± 0,66%. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là
[A]. v = 6 (m/s)± 1,34% .
[B]. v = 12(m/s) ± 0,68% .
[C]. v = 6 (m/s) ± 0,68%.
[D]. v = 12 (m/s) ± 1,34% .
Câu 32: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân sáng trung tâm 2 cm. Trong các bước sóng của các bức xạ cho vân sáng tại M, bước sóng ngắn nhất là
[A]. 417 nm.
[B]. 570 nm.
[C]. 0,385$\mu \text{m}$.
[D]. $0,76\mu \text{m}$ .
Câu 33. đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, với li độ x1 và x2 có đồ thị như hình vẽ. Lấy p2 = 10. Vận tốc của chất điểm tại thời điểm t = 1s là
[A]. v =$4\pi \sqrt{3}$cm/s.
[B]. v = 4p cm/s.
[C]. v =$-4\pi \sqrt{3}$cm/s.
[D]. v = – 4pcm/s.
Câu 34: Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20 cm dao động cùng pha . Bước sóng \[\lambda \] = 4 cm. Điểm M trên mặt nước nằm trên đường trung trực của A, B dao động cùng pha với nguồn. Giữa M và trung điểm I của đoạn AB còn có một điểm nữa dao động cùng pha với nguồn. Khoảng cách MI là
[A]. 16 cm.
[B]. 6,63 cm.
[C]. 12,49 cm.
[D]. 10 cm.
Câu 35: Một Cho mạch điện như hình vẽ, ${{\xi }_{1}}=6V$; ${{\xi }_{2}}=4V$; ${{\xi }_{3}}=3V$;${{r}_{1}}={{r}_{2}}={{r}_{3}}=0,1\Omega $ ; $R=6,2\Omega $. Hiệu điện thế giữa hai điểm UAB và công suất của nguồn điện ${{\xi }_{1}}$ là
[A]. 4,1V; 22W.
[B]. 3,9V; 4,5W.
[C]. 3,75V; 8W.
[D]. 3,8V; 12W.
Câu 36. Đặt điện áp xoay chiều u = 220\[\sqrt{2}\]cos(100πt +π/3) (V) t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch gồm đỉện trở 150 Ω, tụ điện có dung kháng 200$\Omega $ . Cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm thay đổi . Điều chỉnh L để tổng số chỉ của ba vôn kế có giá trị cực đại, Công suất của đoạn mạch lúc này gần đúng bằng
[A]. 548W.
[B]. 784W
[C]. 836W.
[D]. 450W.
Câu 37. Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng với bước sóng của nguồn phát ra biến thiên liên tục từ $0,415\mu m$ đến $0,76\mu m$. Tại điểm M trên màn quan sát được ba vân sáng và một trong ba vân đó có bức xạ cho bước sóng $\lambda =0,58\mu m$ (màu vàng). Gọi m là bậc của bức xạ màu vàng mà tại đó có ba vân sáng. Giá trị của m bằng
[A]. 4.
[B]. 5.
[C]. 6.
[D]. 3.
Câu 38: Mắc vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy tăng áp lý tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi U. Nếu đồng thời giảm số vòng dây ở cuộn sơ cấp 2n vòng và ở thứ cấp 5n vòng thì điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp để hở là không đổi so với ban đầu. Nếu đồng thời tăng 30 vòng ở cả hai cuộn thì điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp để hở thay đổi một lượng ∆U = 0,05U so với ban đầu. Số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp tương ứng là:
[A]. N1 = 560 vòng, N2 = 1400 vòng.
[B]. N1 = 770 vòng, N2 = 1925 vòng.
[C]. N1 = 480 vòng, N2 = 1200 vòng.
[D]. N1 = 870 vòng, N2 = 2175 vòng.
Câu 39. Một mạch điện gồm tải Z mắc nối tiếp với R nối với nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng U1.Khi đó điện áp hiệu dụng trên tải là U2, hệ số công suất trên tải là 0,5 và hệ số công suất toàn mạch là . Điều chỉnh điện áp nguồn là kU1 thì công suất tiêu thụ trên R giảm 100 lần nhưng công suất tiêu thụ trên tải Z không đổi và hệ số công suất trên tải Z không đổi. Giá trị của k xấp xỉ bằng
[A]. 5,8.
[B]. 3,4.
[C]. 4,3.
[D]. 3,8.
Câu 40: Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM (chứa tụ điện có điện dung $\text{C = 0,4/}\pi \text{mF}$ nối tiếp với điện trở R) và đoạn mạch MB chứa cuộn dây không thuần cảm. Đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp tức thời trên đoạn mạch AM và trên đoạn mạch MB như hình vẽ lần lượt là đường (1) và đường (2). Lúc t = 0 dòng điện có giá trị bằng giá trị hiệu dụng và đang giảm. Công suất tiêu thụ của mạch là
[A]. 400W.
[B]. 500W.
[C]. 100W.
[D]. 200W.