Đề 018: thi thử môn vật lí THPTQG (đáp án + giải chi tiết)
Câu 1: Một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kì dao động riêng của con lắc đơn là
[A]. \[\dfrac{1}{\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }}\sqrt{\dfrac{g}{l}}.\]
[B]. \[\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }\sqrt{\dfrac{g}{l}}.\]
[C]. \[\dfrac{1}{\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }}\sqrt{\dfrac{l}{g}}.\]
[D]. \[\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }\sqrt{\dfrac{l}{g}}.\]
Câu 2. Biết rằng trên các quỹ đạo dừng của nguyên tử hidro, electron chuyển động dưới tác dụng của lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân và electron. Khi electron chuyển động trên quỹ đạo dừng L chuyển lên chuyển động trên quỹ đạo dừng N thì có tốc độ góc đã
[A]. Giảm 8 lần .
[B]. tăng 8 lần .
[C]. tăng 4 lần .
[D]. Giảm 4 lần
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng nói về suất điện động?
[A]. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
[B]. Suất điện động được đo bằng thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích ngược nhiều điện trường và độ lớn điện tích dịch chuyển.
[C]. Đơn vị của suất điện động là Jun.
[D]. Suất điện động của nguồn có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở.
Câu 4: Hai bạn Châu và Quý đứng cách nhau 32m cùng nghe được âm có một nguồn âm O phát ra có mức cường độ âm 50dB. Biết rằng Châu cách nguồn O một khoảng 22,62m. Châu đi về phía Quý đến khi khoảng cách hai người giảm một nửa thì người Châu nghe được âm có mức cường độ âm xấp xỉ bằng
[A]. 56,80dB.
[B]. 53,01dB.
[C]. 56,02dB.
[D]. 56,10dB.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng?
[A]. Chiếu xiên góc chùm ánh sáng đơn sắc từ không khí vào nước.
[B]. Chiếu vuông góc chùm ánh sáng trắng từ không khí vào nước.
[C]. Chiếu vuông góc chùm ánh sáng đơn sắc từ không khí vào nước.
[D]. Chiếu xiên góc chùm ánh sáng trắng từ không khí vào nước.
Câu 6: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?
[A]. Định hướng cao.
[B]. Kết hợp cao.
[C]. Cường độ lớn.
[D]. Công suất lớn.
Câu 7: Số prôtôn, số nơtron, số nuclôn thì số hạt nào được bảo toàn trong các phản ứng hạt nhân?
[A]. Cả số prôtôn, số nơtron và số nuclôn.
[B]. Số prôtôn và số nuclôn.
[C]. Chỉ số prôtôn.
[D]. Chỉ số nuclôn.
Câu 8: Sóng vô tuyến phản xạ tốt trên tầng điện li và trên mặt đất là
[A]. sóng cực ngắn.
[B]. sóng trung.
[C]. sóng ngắn.
[D]. sóng dài.
Câu 9: NaCl và KOH đều là chất điện phân. Khi tan trong dung dịch điện phân thì
[A]. Na+ và K+ là cation.
[B]. Na+ và OH– là cation.
[C]. Na+ và Cl– là cation.
[D]. OH– và Cl– là cation.
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng?
[A]. Hiện tượng quang – phát quang.
[B]. Hiện tượng quang điện ngoài.
[C]. Hiện tượng quang điện trong.
[D]. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
Câu 11: Tia X được phát ra khi
[A]. chùm ánh sáng có năng lượng lớn đập vào vật rắn.
[B]. chùm êlectron có động năng nhỏ đập vào vật rắn.
[C]. chùm ánh sáng có năng lượng nhỏ đập vào vật rắn.
[D]. chùm êlectron có động năng lớn đập vào vật rắn.
Câu 12: Trong công tơ điện thì kWh là đơn vị của
[A]. thời gian.
[B]. công suất.
[C]. công.
[D]. lực.
Câu 13: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo dừng K của êlectron trong nguyên tử hidro là r0. Khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo O thì bán kính là
[A]. 25r0.
[B]. 16r0.
[C]. 5r0.
[D]. 4r0.
Câu 14. Cách sửa các tật nào sau đây là không đúng?
[A]. Muốn sửa tật cận thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính phân kì có độ tụ phù hợp.
[B]. Muốn sửa tật viễn thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ phù hợp.
[C]. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính hội tụ, nửa dưới là kính phân kì.
[D]. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính phân kì, nửa dưới là kính hội tụ.
Câu 15: Sóng cơ có tần số 160 kHz là
[A]. hạ âm.
[B]. siêu âm.
[C]. âm nghe được.
[D]. nhạc âm.
Câu 16: Tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, cửa hàng, bệnh viện, … thì việc tự động đóng mở cửa, bật tắt đèn, vòi nước,… thực hiện bằng cách dùng
[A]. tia laze.
[B]. tia X.
[C]. tia tử ngoại.
[D]. tia hồng ngoại.
Câu 17. Một ống dây được quấn với mật độ 2000 vòng/mét. ống dây có thể tích 500 (cm3). ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc, dòng điện trong ống biến đổi theo thời gian như đồ trên hình bên . Suất điện động tự cảm trong ống từ sau khi đóng công tắc đến thời điểm 0,05s là
[A]. 0,25V.
[B]. 5V.
[C]. 100V.
[D]. 10V.
Câu 18. Đặt vào hai đầu đoạn chứa biến trở R một nguồn điện ξ = 20 V và điện trở trong r. Thay đổi giá trị của biến trở thì thấy đồ thị công suất tiêu thụ trên toàn mạch có dạng như hình vẽ. Công suất tiêu thụ cực đại trên mạch là
[A]. 10 W.
[B]. 20 W.
[C]. 30 W.
[D]. 40 W.
Câu 19: Một chất điểm dao động tắt dần. Đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?
[A]. Biên độ.
[B]. Động năng.
[C]. Tốc độ.
[D]. Thế năng.
Câu 20. Một bể chứa nước có thành cao 80 cm và đáy phẳng dài 120cm và độ cao mực nước trong bể là 60cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 300 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên đáy bể là
[A]. 11,5cm.
[B]. 34,6cm.
[C]. 51,3cm.
[D]. 85,9cm.
Câu 21. Khi sử dụng điện, dòng điện Fucô không xuất hiện trong
[A]. Quạt điện.
[B]. Lò vi sóng.
[C]. Nồi cơm điện.
[D]. Bếp từ.
Câu 22: Sóng truyền trên một sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng gọi là
[A]. sóng chạy.
[B]. sóng ngang.
[C]. sóng dọc.
[D]. sóng dừng.
Câu 23. Trong giờ thực hành một học sinh dùng vôn kế lí tưởng đo điện áp 2 đầu R và tụ C của một đoạn mạch R, C nối tiếp . Kết quả đo được là :UR = 14 ± 1,0 (V); UC = 48 ± 1,0 (V). Điện áp hai đầu đoạn mạch là
[A]. U = 50 ± 2,0 (V).
[B]. U = 50 ±1,0 (V).
[C]. U = 50 ± 1,2 (V);
[D]. U = 50 ± 1,4 (V).
Câu 24: Hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối là quang phổ
[A]. vạch phát xạ.
[B]. liên tục.
[C]. vạch hấp thụ.
[D]. đám hấp thụ.
Câu 25: Một động cơ điện xoay chiều tiêu thụ công suất 1,5 kW và có hiệu suất 80%. Trong 30 phút, động cơ sinh ra công cơ học là
[A]. 2,70.106 J.
[B]. 3,6.104 J.
[C]. 2,16.106 J.
[D]. 4,50.104 J.
Câu 26: Một chất phát quang được kích thích bằng bức xạ tử ngoại có bước sóng 0,26 $\mu $m thì phát ra ánh sáng màu lục có bước sóng 0,52 $\mu $m. Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian là $\dfrac{1}{8}.$ Tỉ số giữa công suất của chùm bức xạ kích thích và công suất của chùm sáng phát quang là
[A]. 16.
[B]. $\dfrac{1}{16}.$
[C]. $\dfrac{1}{4}.$
[D]. 4.
Câu 27. Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính R = 6cm, tại chỗ chéo nhau dây dẫn được cách điện. Dòng điện chạy trên dây có cường độ 4 A và chiều được minh họa bằng mũi tên như hình bên. Cảm ứng từ tại tâm vòng tròn do dòng điện gây ra có độ lớn là
[A]. 7,3.10-5T.
[B]. 6,6.10-5 T.
[C]. 5,5.10-5T.
[D]. 2,86.10-5 T.
Câu 28: Trong thí nghiệm Y âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 1,5 mm. Khi chiếu vào hai khe chùm bức xạ có bước sóng $\lambda $ = 400 nm thì hai vân sáng bậc 3 cách nhau 1,92 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là
[A]. 1,2 m.
[B]. 2,4 m.
[C]. 1,8 m.
[D]. 3,6 m.
Câu 29: Hai nguồn A, B trên mặt chất lỏng dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 2cos(40$\pi $t) cm. Khi hình ảnh giao thoa sóng ổn định, trên mặt chất lỏng có 9 đường dao động với biên độ cực đại và khoảng cách hai đường ngoài cùng đo được dọc theo A, B là 7,2 cm. Tốc độ truyền sóng là
[A]. 16 cm/s.
[B]. 36 cm/s.
[C]. 32 cm/s.
[D]. 18 cm/s.
Câu 30: Tổng hợp \[{}_{2}^{4}He\]từ phản ứng phản ứng nhiệt hạch ${}_{1}^{2}H+{}_{3}^{6}Li\to {}_{2}^{4}He+{}_{2}^{4}He.$ Mỗi phản ứng tỏa năng lượng 22,4 MeV. Cho số Avô-ga-đrô NA = 6,02.1023 mol–1. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 0,25 mol \[{}_{2}^{4}He\] là
[A]. 3,37.1024 MeV.
[B]. 1,69.1024 MeV.
[C]. 1,35.1025 MeV.
[D]. 6,74.1024 MeV.
Câu 31: Một ánh sáng đơn sắc khi truyền từ thuỷ tinh vào nước thì bước sóng thay đổi 50 nm. Biết chiết suất của thủy tinh, nước đối với ánh sáng này lần lượt là 1,5 và $\dfrac{4}{3}.$ Bước sóng của ánh sáng này trong nước là
[A]. 700 nm.
[B]. 750 nm.
[C]. 400 nm.
[D]. 450 nm.
Câu 32: Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thế năng đàn hồi Wđh của một con lắc lò xo vào thời gian t. Khối lượng vật nặng là 400 g. Lấy ${{\pi }^{2}}$ = 10. Biên độ dao động là
[A]. 2,5 cm.
[B]. 1 cm.
[C]. 4 cm.
[D]. 2 cm.
Câu 33: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm xác định bước sóng của chùm tia laze. Khoảng cách giữa hai khe là 0,15 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn là 80 cm. Vị trí các vân sáng, vân tối được đánh dấu trên tờ giấy trắng như hình vẽ. Dùng thước cặp đo được khoảng cách L = 14 mm. Bước sóng ánh sáng trong thí nghiệm là
[A]. 656 nm.
[B]. 525 nm.
[C]. 747 nm.
[D]. 571 nm.
Câu 34: Một mạch dao động điện từ tự do gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 2 mH và tụ điện có điện dung [C]. Cường độ dòng điện cực đại, điện tích cực đại trên một bản tụ điện lần lượt là 0,075 A và 3.10-7 C. Giá trị C là
[A]. 8 pF.
[B]. 2 pF.
[C]. 8 nF.
[D]. 2 nF.
Câu 35: Đặt điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R = 20$\sqrt{3}$$\Omega $ và đoạn mạch X thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch sớm pha $\dfrac{\pi }{6}$ so với điện áp tức thời hai đầu mạch. Đoạn mạch X chỉ chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L hoặc tụ điện có điện dung C. Giá trị của mạch X là
[A]. $L=\dfrac{1}{5\pi }H.$
[B]. $L=\dfrac{3}{5\pi }H.$
[C]. $C=\dfrac{1}{6000\pi }F.$
[D]. $C=\dfrac{1}{2000\pi }F.$
Câu 36: Áp dụng phương pháp C14 để xác định tuổi của một tượng cổ bằng gỗ. Người ta xác định 75% số hạt nhân C14 trong gỗ đã bị phân rã so với khi mới cây mới chết. Chu chì bán rã của C14 là 5730 năm. Tuổi của tượng cổ là
[A]. 22920 năm.
[B]. 11460 năm.
[C]. 7640 năm.
[D]. 2378 năm.
Câu 37: Một lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, đầu trên được treo vào một điểm cố định, đầu dưới gắn vào vặt nhỏ A có khối lượng 250 g; vật A được nối với vật nhỏ B có khối lượng 250 g bằng một sợi dây mềm, mảnh, nhẹ, không dãn và đủ dài. Từ vị trí cân bằng của hệ, kéo vật B thẳng đứng xuống dưới một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ để vật B đi lên với vận tốc ban đầu bằng không. Bỏ qua các lực cản, lấy giá trị gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Quãng đường đi được của vật A từ khi thả tay cho đến khi vật A dừng lại lần đầu tiên là
[A]. 21,6 cm.
[B]. 20,0 cm.
[C]. 19,1 cm.
[D]. 22,5 cm.
Câu 38: Đặt điện áp $u=U\sqrt{2}c\text{os}(50\pi t)$ V vào đoạn mạch AB như hình vẽ: điện trở R = 80 $\Omega $ , tụ điện có điện dung C thay đổi được và cuộn dây không thuần cảm. Điều chỉnh $C=\dfrac{1}{4800\pi }F$ thì điện áp hiệu dụng hai đầu MB có giá trị nhỏ nhất là 72 V. Nối tắt tụ điện thì công suất tiêu thụ của mạch là 184,32 W. Giá trị U gần nhất với giá trị nào sau đây?
[A]. 155 V.
[B]. 300 V.
[C]. 210 V.
[D]. 185 V.
Câu 39:. Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng liên tiếp là $\dfrac{1}{200}$ s. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, điểm M nằm giữa A và B. Khoảng thời gian trong một chu kì mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử tại B không vượt quá độ lớn vận tốc dao động cực đại của phần tử tại M là $\dfrac{1}{150}$ s. Biết vị trí cân bằng của điểm M cách A một đoạn 5 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là
[A]. 60 m/s.
[B]. 30 m/s.
[C]. 15 m/s.
[D]. 120 m/s.
Câu 40: Đặt điện áp u = U0cos($\omega $ t) (U0, $\omega $ không đổi) vào đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng UL giữa hai đầu cuộn cảm và hệ số công suất $\cos \varphi $ của đoạn mạch theo giá trị của độ tự cảm L. Giá trị của U0 gần nhất với giá trị nào sau đây?
[A]. 220 V.
[B]. 240 V.
[C]. 185 V.
[D]. 160 V.