Hàm số lũy thừa, hàm số mũ, hàm số logarit, toán 12

Hàm số lũy thừa, hàm số mũ, hàm số logarit, toán 12

1.1. Định nghĩa: Hàm số $y = {x^\alpha }$ với $\alpha \in \mathbb{R}$ được gọi là hàm số lũy thừa.
1.2. Tập xác định: Tập xác định của hàm số $y = {x^\alpha }$ là:

  • $D = \mathbb{R}$ nếu $\alpha $ là số nguyên dương.
  • $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}$ với $\alpha $ nguyên âm hoặc bằng 0.
  • $D = (0; + \infty )$ với $\alpha $ không nguyên.

1.3. Đạo hàm: Hàm số $y = {x^\alpha },{\rm{ }}(\alpha \in \mathbb{R})$ có đạo hàm với mọi $x > 0$ và $({x^\alpha })’ = \alpha .{x^{\alpha – 1}}.$
1.4. Tính chất của hàm số lũy thừa trên khoảng$(0; + \infty )$.
$y = {x^\alpha },{\rm{ }}\alpha > 0$
a. Tập khảo sát: $(0; + \infty )$
b. Sự biến thiên:

  • $y’ = \alpha {x^{\alpha – 1}} > 0,{\rm{ }}\forall x > 0.$
  • Giới hạn đặc biệt: $\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {x^\alpha } = 0,{\rm{ }}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {x^\alpha } = + \infty .$
  • Tiệm cận: không có

tinh-chat-cua-ham-so-luy-thua-tren-khoang-png.375
$y = {x^\alpha },{\rm{ }}\alpha < 0$
a. Tập khảo sát: $(0; + \infty )$
b. Sự biến thiên:

  • $y’ = \alpha {x^{\alpha – 1}} < 0,{\rm{ }}\forall x > 0.$
  • Giới hạn đặc biệt: $\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {x^\alpha } = + \infty ,{\rm{ }}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {x^\alpha } = 0.$
  • Tiệm cận:

– Trục Ox là tiệm cận ngang.
– Trục Oy là tiệm cận đứng.
tinh-chat-cua-ham-so-luy-thua-tren-khoang_1-png.376

tinh-chat-cua-ham-so-luy-thua-tren-khoang_1-png.377
2. Hàm số mũ: $y = {a^x},{\rm{ }}(a > 0,a \ne 1).$
2.1.Tập xác định: $D = \mathbb{R}$
2.2.Tập giá trị: $T = (0, + \infty ),$ nghĩa là khi giải phương trình mũ mà đặt $t = {a^{f(x)}}$ thì t > 0.
2.3. Tính đơn điệu:

  • Khi a > 1 thì hàm số $y = {a^x}$ đồng biến, khi đó ta luôn có: ${a^{f(x)}} > {a^{g(x)}} \Leftrightarrow f(x) > g(x).$
  • Khi 0 < a < 1 thì hàm số $y = {a^x}$ nghịch biến, khi đó ta luôn có: ${a^{f(x)}} > {a^{g(x)}} \Leftrightarrow f(x) < g(x).$

2.4. Đạo hàm:
$\begin{array}{l} ({a^x})’ = {a^x}.\ln a \Rightarrow ({a^u})’ = u’.{a^u}.\ln a\\ ({e^x})’ = {e^x} \Rightarrow ({e^u})’ = {e^u}.u’\\ (\sqrt[n]{u})’ = \dfrac{{u’}}{{n.\sqrt[n]{{{u^{n – 1}}}}}} \cdot \end{array}$

2.5. Đồ thị: Nhận trục hoành làm đường tiệm cận ngang.
chuyen-de-logarit-png.378
3. Hàm số logarit: $y = {\log _a}x,{\rm{ }}(a > 0,{\rm{ }}a \ne 1)$
3.1.Tập xác định: $D = (0, + \infty ).$
3.2.Tập giá trị: $T = \mathbb{R}$, nghĩa là khi giải phương trình logarit mà đặt $t = {\log _a}x$ thì $t$ không có điều kiện.
3.3.Tính đơn điệu:

  • Khi a > 1 thì $y = {\log _a}x$ đồng biến trên $D,$ khi đó nếu: ${\log _a}f(x) > {\log _a}g(x) \Leftrightarrow f(x) > g(x)$.
  • Khi 0 < a < 1thì $y = {\log _a}x$ nghịch biến trên $D,$ khi đó nếu ${\log _a}f(x) > {\log _a}g(x) \Leftrightarrow f(x) < g(x)$.

3.4.Đạo hàm:
$\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {\left( {{{\log }_a}\left| x \right|} \right)^\prime } = \dfrac{1}{{x.\ln a}} \Rightarrow {\left( {{{\log }_a}\left| u \right|} \right)^\prime } = \dfrac{{u’}}{{u.\ln a}}\\ (\ln x)’ = \dfrac{1}{x},{\rm{ }}(x > 0) \Rightarrow (\ln \left| u \right|)’ = \dfrac{{u’}}{u} \end{array} \right.\\ \Rightarrow ({\ln ^n}\left| u \right|)’ = n \cdot \dfrac{{u’}}{u} \cdot {\ln ^{n – 1}}\left| u \right| \end{array}$

3.5. Đồ thị: Nhận trục tung làm đường tiệm cận đứng.
chuyen-de-logarit-png.379

Ví dụ minh họa

Phần 1: Nhận biết – Thông hiểu
Câu 
1. Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
[A]. Đồ thị hàm số \(y = {a^x}\) và đồ thị hàm số \(y = {\log _a}x\) đối xứng nhau qua đường thẳng y = x.
[B]. Hàm số \(y = {a^x}\) với 0 < a < 1 đồng biến trên khoảng \(( – \infty ; + \infty )\).
[C]. Hàm số \(y = {a^x}\) với \(a > 1\) nghịch biến trên khoảng \(( – \infty ; + \infty )\).
[D]. Đồ thị hàm số \(y = {a^x}\) với \(a > 0\) và \(a \ne 1\) luôn đi qua điểm M(a;1)

Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Câu B sai vì hàm số \(y = {a^x}\) với 0 < a < 1 nghịch biến trên khoảng \(( – \infty ; + \infty )\).
Câu C sai vì hàm số \(y = {a^x}\) với \(a > 1\)đồng biến trên khoảng \(( – \infty ; + \infty )\).
Câu D sai vì đồ thị hàm số \(y = {a^x}\) với \(a > 0\) và \(a \ne 1\) luôn đi qua điểm \(M(a;{a^a})\)hoặc \(M(0;1)\) chứ không phải M(a;1)




[collapse]

Câu 2. Tập giá trị của hàm số \(y = {a^x}\,\,\,(a > 0;a \ne 1)\) là:
[A]. \((0; + \infty )\)
[B]. ${\rm{[}}0; + \infty )$
[C]. \(\mathbb{R}\backslash {\rm{\{ }}0\} \)
[D]. \(\mathbb{R}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Với \(a > 0;a \ne 1\)thì\({a^x} > 0\), \(\forall x \in \mathbb{R}\). Suy ra tập giá trị của hàm số \(y = {a^x}\,\,\,(a > 0;a \ne 1)\)là \((0; + \infty )\)

[collapse]

Câu 3. Với \(a > 0\)và\(a \ne 1\). Phát biểu nào sau đây không đúng?
[A]. Hai hàm số \(y = {a^x}\) và \(y = {\log _a}x\) có cùng tập giá trị.
[B]. Hai hàm số \(y = {a^x}\) và \(y = {\log _a}x\)có cùng tính đơn điệu.
[C]. Đồ thị hai hàm số \(y = {a^x}\) và \(y = {\log _a}x\)đối xứng nhau qua đường thẳng y = x.
[D]. Đồ thị hai hàm số \(y = {a^x}\) và \(y = {\log _a}x\) đều có đường tiệm cận.
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Tập giá trị của hàm số \(y = {a^x}\)là\((0; + \infty )\), tập giá trị của hàm số \(y = {\log _a}x\) là \(\mathbb{R}\).

[collapse]

Câu 4. Cho hàm số \(y = {\left( {\sqrt 2 – 1} \right)^x}\). Phát biểu nào sau đây là đúng?
[A]. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(( – \infty ; + \infty )\).
[B]. Hàm số đồng biến trên khoảng \((0; + \infty )\)
[C]. Đồ thị hàm số có đường tiệm cận ngang là trục tung.
[D]. Đồ thị hàm số có đường tiệm cận đứng là trục hoành.
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Vì \(0 < \sqrt 2 – 1 < 1\) nên hàm số \(y = {\left( {\sqrt 2 – 1} \right)^x}\) nghịch biến trên khoảng \(( – \infty ; + \infty )\) .

[collapse]

Câu 5. Tập xác định của hàm số \(y = {(2x – 1)^{2017}}\) là:
[A]. \(D = \mathbb{R}\)
[B]. \(D = \left( {\dfrac{1}{2}; + \infty } \right)\)
[C]. \(D = \left[ {\dfrac{1}{2}; + \infty } \right]\)
[D]. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{1}{2}} \right\}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Vì \(2007 \in {\mathbb{Z}^ + }\) nên hàm số xác định với mọi $x$ .

[collapse]

Câu 6. Tập xác định của hàm số \(y = {(3{x^2} – 1)^{ – 2}}\) là:
[A]. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { \pm \dfrac{1}{{\sqrt 3 }}} \right\}\)
[B]. \(D = \left\{ { \pm \dfrac{1}{{\sqrt 3 }}} \right\}\)
[C]. \(D = \left( { – \infty ; – \dfrac{1}{{\sqrt 3 }}} \right) \cup \left( {\dfrac{1}{{\sqrt 3 }}; + \infty } \right)\)
[D]. \(\left( { – \dfrac{1}{{\sqrt 3 }};\dfrac{1}{{\sqrt 3 }}} \right)\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Vì \( – 2 \in {\mathbb{Z}^ – }\) nên hàm số \(y = {(3{{\rm{x}}^2} – 1)^{ – 2}}\) xác định khi \(3{{\rm{x}}^2} – 1 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \pm \dfrac{1}{{\sqrt 3 }}\) .

[collapse]

Câu 7. Tập xác định của hàm số \(y = {({x^2} – 3x + 2)^{ – e}}\) là:
[A]. \(D = ( – \infty ;1) \cup (2; + \infty )\)
[B]. \(D = \mathbb{R}\backslash {\rm{\{ }}1;2\} \)
[C]. \(D = (0; + \infty )\)
[D]. \(D = (1;2)\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Vì \( – e \notin \mathbb{Z}\) nên hàm số xác định khi ${x^2} – 3{\rm{x}} + 2 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x > 2\\x < 1\end{array} \right.$ .

[collapse]

Câu 8. Tập xác định của hàm số \(y = {\log _{0,5}}(x + 1)\) là:
[A]. \(D = ( – 1; + \infty )\)
[B]. \(D = \mathbb{R}\backslash {\rm{\{ }} – 1\} \)
[C]. \(D = (0; + \infty )\)
[D]. \(( – \infty ; – 1)\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Hàm số \({\log _{0,5}}(x + 1)\) xác định khi \(x + 1 > 0 \Leftrightarrow x > – 1\).

[collapse]

Câu 9. Tìm x để hàm số \(y = \log \sqrt {{x^2} + x – 12} \)có nghĩa.
[A]. \(x \in ( – \infty ; – 4) \cup (3; + \infty )\)
[B]. \(x \in ( – 4;3)\)
[C]. \(\left\{ \begin{array}{l}x \ne – 4\\x \ne 3\end{array} \right.\)
[D]. \(x \in R\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Hàm số \(\log \sqrt {{x^2} + x – 12} \) có nghĩa khi \({x^2} + x – 12 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x > 3\\x < – 4\end{array} \right.\) .

[collapse]

Câu 10. Tập xác định của hàm số \(y = {\log _2}\dfrac{{x + 3}}{{2 – x}}\) là:
[A]. \(D = ( – 3;2)\)
[B]. \(D = \mathbb{R}\backslash {\rm{\{ }} – {\rm{3}};2\} \)
[C]. \(D = ( – \infty ; – 3) \cup (2; + \infty )\)
[D]. \(D = {\rm{[}} – {\rm{3}};2]\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Hàm số \({\log _2}\dfrac{{x + 3}}{{2 – x}}\) có nghĩa khi \(\dfrac{{x + 3}}{{2 – x}} > 0 \Leftrightarrow – 3 < x < 2\) .

[collapse]

Câu 11. Tập xác định của hàm số \(y = \dfrac{1}{{\sqrt {2 – x} }} + \ln (x – 1)\) là:
[A]. \(D = (1;2)\)
[B]. \(D = (1; + \infty )\)
[C]. \(D = (0; + \infty )\)
[D]. \(D = {\rm{[}}1;2]\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Hàm số \(y = \dfrac{1}{{\sqrt {2 – x} }} + \ln (x – 1)\) xác định khi \(\left\{ \begin{array}{l}2 – x > 0\\x – 1 > 0\end{array} \right. \Rightarrow 1 < x < 2\).

[collapse]

Câu 12. Tập xác định của hàm số \(y = \dfrac{{{e^x}}}{{{e^x} – 1}}\) là:
[A]. \(D = \mathbb{R}\backslash {\rm{\{ }}0\} \)
[B]. \((0; + \infty )\)
[C]. \(\mathbb{R}\backslash {\rm{\{ }}1\} \)
[D]. \(D = (e; + \infty )\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Hàm số \(y = \dfrac{{{e^x}}}{{{e^x} – 1}}\) xác định khi \({e^x} – 1 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne 0\).

[collapse]

Câu 13. Tập xác định \(y = \sqrt { – 2{x^2} + 5x – 2} + \ln \dfrac{1}{{{x^2} – 1}}\) là:
[A]. \(D = (1;2]\)
[B]. \(D = {\rm{[}}1;2]\)
[C]. \(D = ( – 1;1)\)
[D]. \(D = ( – 1;2)\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Hàm số \(y = \sqrt { – 2{{\rm{x}}^2} + 5{\rm{x}} – 2} + \ln \dfrac{1}{{{x^2} – 1}}\) xác định khi \(\left\{ \begin{array}{l} – 2{{\rm{x}}^2} + 5{\rm{x}} – 2 \ge 0\\{x^2} – 1 > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{2} \le x \le 2\\\left[ \begin{array}{l}x > 1\\x < – 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Rightarrow 1 < x \le 2\)

[collapse]

Câu 14. Tập xác định của hàm số \(y = \ln (\ln x)\) là :
[A]. \(D = (1; + \infty )\)
[B]. \(D = (0; + \infty )\)
[C]. \(D = (e; + \infty )\)
[D]. \(D = {\rm{[}}1; + \infty )\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Hàm số \(y = \ln (\ln (x))\) xác định khi \(\left\{ \begin{array}{l}x > 0\\\ln {\rm{x}} > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\x > 1\end{array} \right. \Rightarrow x > 1\) .

[collapse]

Câu 15. Tập xác định của hàm số \(y = {({3^x} – 9)^{ – 2}}\) là
[A]. \(D = \mathbb{R}\backslash {\rm{\{ }}2\} \)
[B]. \(D = \mathbb{R}\backslash {\rm{\{ }}0\} \)
[C]. \(D = (2; + \infty )\)
[D]. \(D = (0; + \infty )\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Vì \( – 2 \in {\mathbb{Z}^ – }\) nên hàm số \(y = {({3^x} – 9)^{ – 2}}\) xác định khi \({3^x} – 9 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne 2\) .

[collapse]

Câu 16. Hàm số \(y = {\log _{x – 1}}x\) xác định khi và chỉ khi :
[A]. \(\left\{ \begin{array}{l}x > 1\\x \ne 2\end{array} \right.\)
[B]. \(x > 1\)
[C]. \(x > 0\)
[D]. \(x \ne 2\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Hàm số \(y = {\log _{x – 1}}x\) xác định khi \(\left\{ \begin{array}{l}x > 0\\x – 1 > 0\\x – 1 \ne 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\x > 1\\x \ne 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 1\\x \ne 2\end{array} \right.\) .

[collapse]

Câu 17. Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?
chuyen-de-logarit-png.380
[A]. \(y = {\left( {\sqrt 2 } \right)^x}\)
[B]. y = x
[C]. \(y = {2^x}\)
[D]. \(y = {\left( {\sqrt 2 } \right)^{ – x}}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Nhận thấy đây là đồ thị hàm số dạng\(y = {a^x}\). Ta có \(A(0;1)\) và \(B(2;2)\) thuộc đồ thị hàm số.
Suy ra, \(\left\{ \begin{array}{l}{a^0} = 1\\{a^2} = 2\\a > 0\end{array} \right. \Rightarrow a = \sqrt 2 \) . Hàm số là \(y = {\left( {\sqrt 2 } \right)^x}\) .

[collapse]

Câu 18. Hàm số \(y = {(x – 1)^{\dfrac{1}{3}}}\)có đạo hàm là:
[A]. \(y’ = \dfrac{1}{{3\sqrt[3]{{{{(x – 1)}^2}}}}}\)
[B]. \(y’ = \dfrac{1}{{3\sqrt {{{(x – 1)}^3}} }}\)
[C]. \(y’ = \dfrac{{\sqrt[3]{{{{(x – 1)}^2}}}}}{3}\)
[D]. \(y’ = \dfrac{{\sqrt {{{(x – 1)}^3}} }}{3}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
\(y = {(x – 1)^{\dfrac{1}{3}}} \Rightarrow y’ = \dfrac{1}{3}(x – 1)’.{(x – 1)^{\dfrac{1}{3} – 1}} = \dfrac{1}{3}{(x – 1)^{ – \dfrac{2}{3}}} = \dfrac{1}{{3\sqrt[3]{{{{(x – 1)}^2}}}}}\) .

[collapse]

Câu 19. Đạo hàm của hàm số \(y = {4^{2x}}\) là:
[A]. \(y’ = {2.4^{2x}}\ln 4\)
[B]. \(y’ = {4^{2x}}.\ln 2\)
[C]. \(y’ = {4^{2x}}\ln 4\)
[D]. \(y’ = {2.4^{2x}}\ln 2\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
\(y = {4^{2{\rm{x}}}} \Rightarrow y’ = (2{\rm{x}})'{.4^{2{\rm{x}}}}\ln 4 = {2.4^{2{\rm{x}}}}\ln 4\).

[collapse]

Câu 20. Đạo hàm của hàm số $y = {\log _5}x,\,x > 0$ là:
[A]. \(y’ = \dfrac{1}{{x\ln 5}}\)
[B]. \(y’ = x\ln 5\)
[C]. \(y’ = {5^x}\ln 5\)
[D]. \(y’ = \dfrac{1}{{{5^x}\ln 5}}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
\(y = {\log _5}x \Rightarrow y’ = \dfrac{1}{{x\ln 5}}\).

[collapse]

Câu 21. Hàm số $y = {\log _{0,5}}{x^2}\,(x \ne 0)$ có công thức đạo hàm là:
[A]. \(y’ = \dfrac{2}{{x\ln 0,5}}\)
[B]. \(y’ = \dfrac{1}{{{x^2}\ln 0,5}}\)
[C]. \(y’ = \dfrac{2}{{{x^2}\ln 0,5}}\)
[D]. \(\dfrac{1}{{x\ln 0,5}}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
\(y = {\log _{0,5}}{x^2} \Rightarrow y’ = ({x^2})’.\dfrac{1}{{{x^2}\ln 0,5}} = \dfrac{2}{{x\ln 0,5}}\) .

[collapse]

Câu 22. Đạo hàm của hàm số \(y = \sin x + {\log _3}{x^3}\,\,(x > 0)\) là:
[A]. \(y’ = \cos x + \dfrac{3}{{x\ln 3}}\)
[B]. \(y’ = – \cos x + \dfrac{3}{{x\ln 3}}\)
[C]. \(y’ = \cos x + \dfrac{1}{{{x^3}\ln 3}}\)
[D]. \(y’ = – \cos x + \dfrac{1}{{{x^3}\ln 3}}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
\(y = \sin x + {\log _3}{x^3} \Rightarrow y’ = \cos {\rm{x}} + \dfrac{{3{{\rm{x}}^2}}}{{{x^3}\ln 3}} = \cos {\rm{x}} + \dfrac{3}{{x\ln 3}}\) .

[collapse]

Câu 23. Cho hàm số $f(x) = \ln \left( {{x^4} + 1} \right)$ . Đạo hàm \({f^/}\left( 0 \right)\)bằng:
[A]. $0$
[B]. $1$
[C]. $2$
[D]. $3$
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
\(f(x) = \ln ({x^4} + 1) \Rightarrow f'(x) = \dfrac{{({x^4} + 1)’}}{{{x^4} + 1}} = \dfrac{{4{{\rm{x}}^3}}}{{{x^4} + 1}} \Rightarrow f'(0) = 0\) .

[collapse]

Câu 24. Cho hàm số \(f(x) = {e^{2017{x^2}}}\). Đạo hàm \({f^/}\left( 0 \right)\)bằng:
[A]. $0$
[B]. $1$
[C]. $e$
[D]. \({e^{2017}}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
\(f(x) = {e^{2017{{\rm{x}}^2}}} \Rightarrow f'(x) = 2.2017{\rm{x}}.{e^{2017{{\rm{x}}^2}}} \Rightarrow f'(0) = 0\) .

[collapse]

Câu 25. Cho hàm số \(f(x) = x{e^x}\). Gọi \({f^/}^/\left( x \right)\)là đạo hàm cấp hai của\(f\left( x \right)\). Ta có\({f^/}^/\left( 1 \right)\) bằng:
[A]. \(3e\)
[B]. \( – 3{e^2}\)
[C]. \({e^3}\)
[D]. \( – 5{e^2}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
\(f(x) = x.{e^x} \Rightarrow f'(x) = {e^x} + x.{e^x} \Rightarrow f”(x) = {e^x} + {e^x} + x.{e^x} \Rightarrow f”(1) = 3{\rm{e}}\) .

[collapse]

Câu 26. Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?
chuyen-de-logarit-png.381
[A]. \(y = {\log _2}x\)
[B]. \(y = {\log _{\dfrac{1}{2}}}x\)
[C]. \(y = {\log _{\sqrt 2 }}x\)
[D]. \(y = {\log _2}\left( {2x} \right)\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Nhận thấy đây là đồ thị hàm số \(y = {\log _a}x\). Điểm \(\left( {\dfrac{1}{2}; – 1} \right)\) thuộc đồ thị hàm số nên \( – 1 = {\log _a}\dfrac{1}{2} \Rightarrow {a^{ – 1}} = \dfrac{1}{2} \Rightarrow \dfrac{1}{a} = \dfrac{1}{2} \Rightarrow a = 2\) . Hàm số là \(y = {\log _2}x\).

[collapse]

Câu 27. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề sai?
[A]. Hàm số \(y = {x^\alpha }\) có tập xác định là \(D = \mathbb{R}\).
[B]. Đồ thị hàm số \(y = {x^\alpha }\) với \(\alpha > 0\) không có tiệm cận.
[C]. Hàm số \(y = {x^\alpha }\) với \(\alpha < 0\)nghịch biến trên khoảng \((0; + \infty )\).
[D]. Đồ thị hàm số \(y = {x^\alpha }\) với \(\alpha < 0\) có hai tiệm cận.
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Hàm số \(y = {x^\alpha }\) có tập xác định thay đổi tùy theo \(\alpha \).

[collapse]

Câu 28. Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?
[A]. Đồ thị hàm số lôgarit nằm bên phải trục tung.
[B]. Đồ thị hàm số lôgarit nằm bên trái trục tung.
[C]. Đồ thị hàm số mũ nằm bên phải trục tung.
[D]. Đồ thị hàm số mũ nằm bên trái trục tung.
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Hàm số lôgarit chỉ xác định khi $x > 0$ nên đồ thị hàm số nằm bên phải trục tung.

[collapse]

Câu 29. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau?
[A]. Đồ thị hàm số logarit nằm bên trên trục hoành.
[B]. Đồ thị hàm số mũ không nằm bên dưới trục hoành.
[C]. Đồ thị hàm số lôgarit nằm bên phải trục tung.
[D]. Đồ thị hàm số mũ với số mũ âm luôn có hai tiệm cận.
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Đồ thị hàm số lôgarit nằm bên phải trục tung và cả dưới, cả trên trục hoành.

[collapse]

Câu 30. Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?
chuyen-de-logarit-png.382
[A]. \(y = {\log _{0,5}}x\)
[B]. \(y = {\log _2}x\)
[C]. \(y = – \dfrac{1}{3}x – \dfrac{1}{3}\)
[D]. \(y = – 3x + 1\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Nhận thấy đây là đồ thị hàm số \(y = {\log _a}x\). Điểm \(A(2; – 1)\) thuộc đồ thị hàm số nên \( – 1 = {\log _a}2 \Rightarrow {a^{ – 1}} = 2 \Rightarrow \dfrac{1}{a} = 2 \Rightarrow a = 0,5\) . Hàm số \(y = {\log _{0,5}}x\).
chuyen-de-logarit-png.389

[collapse]

Câu 31. Tìm a để hàm số \(y = {\log _a}x\)\(\left( {0 < a \ne 1} \right)\) có đồ thị là hình bên dưới:
chuyen-de-logarit-png.383
[A]. \(a = \sqrt 2 \)
[B]. \(a = 2\)
[C]. \(a = \dfrac{1}{2}\)
[D]. \(a = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Nhận thấy đây là đồ thị hàm số \(y = {\log _a}x\). Điểm \(A(2; – 1)\) thuộc đồ thị hàm số nên \( – 1 = {\log _a}2 \Rightarrow {a^{ – 1}} = 2 \Rightarrow \dfrac{1}{a} = 2 \Rightarrow a = 0,5\) . Hàm số \(y = {\log _{0,5}}x\).
chuyen-de-logarit-png.390

Phần 2: Vận dụng thấp
Câu 
32. Tìm tập xác định $D$ của hàm số\(y = {\log _3}\dfrac{{10 – x}}{{{x^2} – 3x + 2}}\).
[A]. \(D = ( – \infty ;1) \cup (2;10)\)
[B]. \(D = (1; + \infty )\)
[C]. \(D = ( – \infty ;10)\)
[D]. \(D = (2;10)\)

Hướng dẫn
[collapse]

Chọn đáp án A
Hàm số xác định \( \Leftrightarrow \dfrac{{10 – x}}{{{x^2} – 3x + 2}} > 0 \Leftrightarrow x < 1\)hoặc \(2 < x < 10\)
Tập xác định \(D = \left( { – \infty ;1} \right) \cup \left( {2;10} \right)\)

[collapse]

Câu 33. Tìm tập xác định D của hàm số \(y = \sqrt {{{\log }_3}(x – 2) – 3} \)?
[A]. $D = {\rm{[}}29; + \infty )$
[B]. \(D = (29; + \infty )\)
[C]. \(D = (2;29)\)
[D]. \(D = (2; + \infty )\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Hàm số xác định \({\log _3}\left( {x – 2} \right) – 3 \ge 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x – 2 > 0\\x – 2 \ge {2^3}\end{array} \right. \Leftrightarrow x \ge 29\)
Tập xác định \(D = \left[ {29; + \infty } \right)\)

[collapse]

Câu 34. Tính đạo hàm của hàm số \(y = ({x^2} + 2x){e^{ – x}}\)?
[A]. \(y’ = ( – {x^2} + 2){e^{ – x}}\)
[B]. \(y’ = ({x^2} + 2){e^{ – x}}\)
[C]. \(y’ = x{e^{ – x}}\)
[D]. \(y’ = (2x – 2){e^x}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
\(y = \left( {{x^2} + 2x} \right){e^{ – x}} \Rightarrow {y^/} = {\left( {{x^2} + 2x} \right)^/}{e^{ – x}} + {\left( {{e^{ – x}}} \right)^/}\left( {{x^2} + 2x} \right)\)\( \Rightarrow {y^/} = \left( {2x + 2} \right){e^{ – x}} – {e^{ – x}}\left( {{x^2} + 2x} \right) = \left( { – {x^2} + 2} \right){e^{ – x}}\)

[collapse]

Câu 35. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để hàm số \(y = \ln ({x^2} – 2mx + 4)\) có tập xác định \(D = \mathbb{R}\) ?
[A]. \( – 2 < m < 2\)
[B]. \(\left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < – 2\end{array} \right.\)
[C]. \(m > – 2\)
[D]. \( – 2 \le m \le 2\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Hàm số có tập xác định là \(\mathbb{R} \Leftrightarrow {x^2} – 2mx + 4 > 0,{\rm{ }}\forall x \in \mathbb{R}\)\( \Leftrightarrow \Delta ‘ = {m^2} – 4 < 0 \Leftrightarrow – 2 < m < 2\)

[collapse]

Câu 36. Cho tập\(D = (3;4)\) và các hàm số \(f(x) = \dfrac{{2017}}{{\sqrt {{x^2} – 7x + 12} }}\), \(g(x) = {\log _{x – 3}}(4 – x)\),\(h(x) = {3^{{x^2} – 7x + 12}}\)
D là tập xác định của hàm số nào?
[A]. \(f(x)\)và \(f(x) + g(x)\)
[B]. \(f(x)\)và\(h(x)\)
[C]. \(g(x)\)và \(h(x)\)
[D]. \(f(x) + h(x)\)và \(h(x)\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án
[A]. Sử dụng điều kiện xác định của các hàm số.

[collapse]

Câu 37. Biết hàm số \(y = {2^x}\) có đồ thị là hình bên.
chuyen-de-logarit-png.384
Khi đó, hàm số \(y = {2^{\left| x \right|}}\) có đồ thị là hình nào trong bốn hình được liệt kê ở bốn A, B, C, D dưới đây ?
chuyen-de-logarit-png.385
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Sử dụng lý thuyết phép suy đồ thị.

[collapse]

Câu 38. Cho hàm số \(y = ex + {e^{ – x}}\). Nghiệm của phương trình \(y’ = 0\)?
[A]. \(x = – 1\)
[B]. \(x = 1\)
[C]. \(x = 0\)
[D]. \(x = \ln 2\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
\(y = ex + {e^{ – x}} \Rightarrow {y^/} = e – {e^{ – x}}\). Suy ra\({y^/} = 0 \Leftrightarrow e – {e^{ – x}} = 0 \Leftrightarrow x = – 1\)

[collapse]

Câu 39. Tìm tất cả các giá trị thực của a để hàm số \(y = {\log _a}x\)\(\left( {0 < a \ne 1} \right)\) có đồ thị là hình bên ?
[A]. \(a = \sqrt 2 \)
[B]. \(a = \sqrt 2 \)
[C]. \(a = \dfrac{1}{2}\)
[D]. \(a = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Nhận dạng đồ thị:
– Dựa vào đồ thị thì hàm đã cho đồng biến \( \Rightarrow \) loại C và [D].
Đồ thị đã cho qua điểm \(A\left( {2;2} \right)\). Thử với hai đáp án còn lại \( \Rightarrow \) loại [B].

[collapse]

Câu 40. Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(f(x) = {x^2}{e^x}\) trên đoạn \(\left[ { – 1;1} \right]\)?
[A]. e
[B]. \(\dfrac{1}{e}\)
[C]. 2e
[D]. 0
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Trên đoạn \(\left[ { – 1;1} \right]\), ta có: \({f^/}\left( x \right) = x{e^x}\left( {x + 2} \right)\); \({f^/}\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = 0\) hoặc \(x = – 2\) (loại).
Ta có: \(f\left( { – 1} \right) = \dfrac{1}{e};{\rm{ }}f\left( 0 \right) = 0;{\rm{ }}f\left( 1 \right) = e\)
Suy ra: \(\mathop {\max }\limits_{\left[ { – 1;1} \right]} f\left( x \right) = e\)

[collapse]

Câu 41. Cho hàm số \(y = {\log _2}\left( {2x} \right)\). Khi đó, hàm số \(y = \left| {{{\log }_2}\left( {2x} \right)} \right|\) có đồ thị là hình nào trong bốn hình được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây:
chuyen-de-logarit-png.386
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Sử dụng lý thuyết phép suy đồ thị.

Phần 3: Vận dụng cao
Câu 
42. Tìm điều kiện xác định của phương trình \({\log ^4}(x – 1) + {\log ^2}{(x – 1)^2} = 25\)?
[A]. \(x > 1\)
[B]. \(x \ne 1\)
[C]. \(x \ge 1\)
[D]. \(x \in \mathbb{R}\)

Hướng dẫn
[collapse]

Chọn đáp án A
Hàm số xác định \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x – 1 > 0\\x – 1 \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x > 1\)
Tập xác định \(D = \left( {1; + \infty } \right)\)

[collapse]

Câu 43. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = {2^{|x|}}\) trên \(\left[ { – 2;2} \right]\)?
[A]. \(\max y = 4;\,\min y = – \dfrac{1}{4}\)
[B]. \(\max y = 4;miny = \dfrac{1}{4}\)
[C]. \(\max y = 1;miny = \dfrac{1}{4}\)
[D]. \(\max y = 4;miny = 1\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Đặt \(t = \left| x \right|,\) với \(x \in \left[ { – 2;2} \right] \Rightarrow t \in \left[ {0;2} \right]\)
Xét hàm \(f\left( t \right) = {2^t}\) trên đoạn \(\left[ {0;2} \right]\); \(f\left( t \right)\) đồng biến trên \(\left[ {0;2} \right]\)
\(\mathop {\max }\limits_{\left[ { – 2;2} \right]} y = \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( t \right) = 4\) ; \(\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 2;2} \right]} y = \mathop {\min }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( t \right) = 1\)
Hoặc với $x \in \left[ { – 2;2} \right] \Rightarrow \left| x \right| \in \left[ {0;2} \right]$ . Từ đây, suy ra: \({2^0} \le {2^{\left| x \right|}} \le {2^2} \Leftrightarrow 1 \le {2^{\left| x \right|}} \le 4\)

[collapse]

Câu 44. Chọn khẳng định đúng khi nói về hàm số \(y = \dfrac{{\ln x}}{x}\)
[A]. Hàm số có một điểm cực tiểu.
[B]. Hàm số có một điểm cực đại.
[C]. Hàm số không có cực trị.
[D]. Hàm số có một điểm cực đại và một điểm cực tiểu.
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Tập xác định \(D = \left( {0; + \infty } \right);{\rm{ }}{y^/} = \dfrac{{1 – \ln x}}{{{{\ln }^2}x}};{\rm{ }}{y^/} = 0 \Leftrightarrow x = e\)
Hàm \({y^/}\) đổi dấu từ âm sang dương khi qua \(x = e\) nên \(x = e\) là điểm cực tiểu của hàm số.

[collapse]

Câu 45. Hình bên là đồ thị của ba hàm số \(y = {\log _a}x\), \(y = {\log _b}x\), \(y = {\log _c}x\)\(\left( {0 < a,b,c \ne 1} \right)\) được vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
chuyen-de-logarit-png.387
[A]. b > a > c
[B]. a > b > c
[C]. \(b > c > a\)
[D]. a > c > b
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Do \(y = {\log _a}x\) và \(y = {\log _b}x\) là hai hàm dồng biến nên \(a,b > 1\)
Do \(y = {\log _c}x\) nghịch biến nên \(c < 1\). Vậy $c$ bé nhất.
Mặt khác: Lấy \(y = m\), khi đó tồn tại \({x_1},{\rm{ }}{x_2} > 0\) để \(\left\{ \begin{array}{l}{\log _a}{x_1} = m\\{\log _b}{x_2} = m\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a^m} = {x_1}\\{b^m} = {x_2}\end{array} \right.\)
Dễ thấy \({x_1} < {x_2} \Rightarrow {a^m} < {b^m} \Rightarrow a < b\)
Vậy b > a > c.

[collapse]

Câu 46. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = \dfrac{1}{{\sqrt {2m + 1 – x} }} + {\log _3}\sqrt {x – m} \) xác định trên \(\left( {2;3} \right)\).
[A]. \(1 \le m \le 2\)
[B]. \(1 < m \le 2\)
[C]. \( – 1 < m < 2\)
[D]. \( – 1 \le m \le 2\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Hàm số xác định \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2m + 1 – x > 0\\x – m > 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x < 2m + 1\\x > m\end{array} \right.\)
Suy ra, tập xác định của hàm số là \(D = \left( {m;2m + 1} \right)\), với \(m \ge – 1\).
Hàm số xác định trên \(\left( {2;3} \right)\) suy ra \(\left( {2;3} \right) \subset D \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \le 2\\2m + 1 \ge 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \le 2\\m \ge 1\end{array} \right.\)
chuyen-de-logarit-png.391

[collapse]

Câu 47. Cho hàm số $y = x\ln \left( {x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right) – \sqrt {1 + {x^2}} $ . Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
[A]. Hàm số giảm trên khoảng \((0; + \infty )\)
[B]. Hàm số tăng trên khoảng \((0; + \infty )\)
[C]. Tập xác định của hàm số là \(D = \mathbb{R}\)
[D]. Hàm số có đạo hàm \(y’ = \ln \left( {x + \sqrt {1 + {x^2}} } \right)\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Tập xác định \(D = \mathbb{R}\)
Đạo hàm: \({y^/} = \ln \left( {1 + \sqrt {1 + {x^2}} } \right);{\rm{ }}{y^/} = 0 \Leftrightarrow 1 + \sqrt {1 + {x^2}} = 1 \Leftrightarrow x = 0\)
Lập bảng biến thiên :

[collapse]

Câu 48. Đối với hàm số \(y = \ln \dfrac{1}{{x + 1}}\) , Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
[A]. \(xy’ + 1 = {e^y}\)
[B]. \(xy’ – 1 = – {e^y}\)
[C]. \(xy’ + 1 = – {e^y}\)
[D]. \(xy’ – 1 = {e^y}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
\(y = \ln \dfrac{1}{{x + 1}} = – \ln \left( {x + 1} \right) \Rightarrow {y^/} = – \dfrac{1}{{x + 1}}\)
Ta có: \(xy’ + 1 = x\left( { – \dfrac{1}{{x + 1}}} \right) + 1 = – \dfrac{x}{{x + 1}} + 1 = \dfrac{1}{{x + 1}}\), \({e^y} = {e^{\ln \dfrac{1}{{x + 1}}}} = \dfrac{1}{{x + 1}}\) .

[collapse]

Câu 49. Đạo hàm của hàm số \(y = \dfrac{{{e^x} – {e^{ – x}}}}{{{e^x} + {e^{ – x}}}}\)là:
[A]. \(y’ = \dfrac{{4{e^{2x}}}}{{{{({e^{2x}} + 1)}^2}}}\)
[B]. \(y’ = \dfrac{{{e^{2x}}}}{{{{({e^{2x}} + 1)}^2}}}\)
[C]. \(y’ = \dfrac{{2{e^{2x}}}}{{{{({e^{2x}} + 1)}^2}}}\)
[D]. \(y’ = \dfrac{{3{e^{2x}}}}{{{{({e^{2x}} + 1)}^2}}}\)
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Ta biến đổi hàm số về dạng\(y = \dfrac{{{e^{2x}} – 1}}{{{e^{2x}} + 1}}\)\( \Rightarrow {y^/} = \dfrac{{{{\left( {{e^{2x}} – 1} \right)}^/}\left( {{e^{2x}} + 1} \right) – {{\left( {{e^{2x}} + 1} \right)}^/}\left( {{e^{2x}} – 1} \right)}}{{{{\left( {{e^{2x}} + 1} \right)}^2}}} = \dfrac{{4{e^{2x}}}}{{{{\left( {{e^{2x}} + 1} \right)}^2}}}\).

[collapse]

Câu 50. Cho hàm số y = sin(x). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
[A]. xy” – 2y’ + xy = – 2sinx
[B]. xy’ + yy” – xy’ = 2sinx
[C]. xy’ + yy’ – xy’ = 2sinx
[D]. xy” + y’ – xy =2cosx – 2sinx
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
\(y = x\sin x \Rightarrow {y^/} = \sin x + x\cos x \Rightarrow {y^{//}} = 2\cos x – x\sin x\)
Ta có: \(x{y^{//}} – 2{y^/} + xy = x\left( {2\cos x – x\sin x} \right) – 2\left( {\sin x + x\cos x} \right) + x.\left( {x\sin x} \right)\)\( = – 2\sin x\)

[collapse]

Câu 51. Hình bên là đồ thị của ba hàm số \(y = {a^x}\), \(y = {b^x}\), \(y = {c^x}\)\(\left( {0 < a,b,c \ne 1} \right)\) được vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
chuyen-de-logarit-png.388
[A]. b > a > c
[B]. a > b > c
[C]. a > c > b
[D]. c > b > a
Hướng dẫn

Chọn đáp án A
Do \(y = {a^x}\) và \(y = {b^x}\) là hai hàm đồng biến nên \(a,b > 1\).
Do \(y = {c^x}\) nghịch biến nên \(c < 1\). Vậy $x$ bé nhất.
Mặt khác: Lấy \(x = m\), khi đó tồn tại \({y_1},{\rm{ }}{{\rm{y}}_2} > 0\) để \(\left\{ \begin{array}{l}{a^m} = {y_1}\\{b^m} = {y_2}\end{array} \right.\)
Dễ thấy \({y_1} < {y_2} \Rightarrow {a^m} < {b^m} \Rightarrow a < b\)
Vậy b > a > c.

[collapse]
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top