Bài toán sóng âm, sự truyền sóng âm cơ bản

Bài toán sóng âm, sự truyền sóng âm cơ bản

Câu 1.

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

[A]. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
[B]. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
[C]. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
[D]. Sóng âm trong không khí là sóng ngang

Hướng dẫn

Sóng âm trong không khí được truyền bằng cách dồn nén các lớp không khí liên tục để truyền rung động. Phát biểu sai: Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

[collapse]

Câu 2.

Khi nói về sự truyền âm, phát biểu nào sau đây đúng?

[A]. Sóng âm truyền trong không khí với tốc độ nhỏ hơn trong chân không.
[B]. Trong một môi trường, tốc độ truyền âm không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
[C]. Sóng âm không thể truyền được trong các môi trường rắn và cứng như đá, thép.
[D]. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn tốc độ truyền âm trong không khí.

Hướng dẫn

Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn tốc độ truyền âm trong không khí.

[collapse]

Câu 3.

Cho các chất sau: không khí ở 00 C, không khí ở 25oC, nước và sắt. Sóng âm truyền nhanh nhất trong

[A]. sắt.
[B]. không khí ở 00 C.
[C]. nước.
[D]. không khí ở 250 C.

Hướng dẫn

Sóng âm truyền nhanh nhất trong chất rắn.

[collapse]

Câu 4.

Một âm có tần số xác định truyền lần lượt trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1, v2, v3. Nhận định nào sau đây đúng?

[A]. v2 > v1 > v3
[B]. v3 > v2 > v1
[C]. v1 > v3 > v2
[D]. v1 > v2 > v3

Hướng dẫn

Tốc độ truyền âm giảm dần từ chất rắn đến lỏng đến khí.

[collapse]

Câu 5.

Một lá thép dao động với chu kì T = 80 ms. Âm do nó pháp ra là

[A]. siêu âm.
[B]. Không phải sóng âm
[C]. hạ âm.
[D]. Âm nghe được

Hướng dẫn

$f=\dfrac{1}{T}=\dfrac{1}{0. 08}=12. 5(Hz)<16(Hz)$Âm phát ra là hạ âm.

[collapse]

Câu 6.

Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?

[A]. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
[B]. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz.
[C]. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn.
[D]. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.

Hướng dẫn

Sóng âm không thể truyền được trong chân không.

[collapse]

Câu 7.

Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì

[A]. chu kì của nó tăng.
[B]. tần số của nó không thay đổi.
[C]. bước sóng của nó giảm.
[D]. bước sóng của nó không thay đổi.

Hướng dẫn

Truyền từ không khí vào nước sóng âm có tần số không đổi.

[collapse]

Câu 8.

Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì

[A]. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi.
[B]. tần số và bước sóng đều không thay đổi.
[C]. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.
[D]. tần số và bước sóng đều thay đổi.

Hướng dẫn

Truyền từ không khí vào nước tần số không đổi, tốc độ thay đổi nên bơcs sóng cũng thay đổi.

[collapse]

Câu 9.

Chọn đáp án sai khi nói về sóng âm?

[A]. Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì bước sóng giảm đi.
[B]. Cường độ âm càng lớn, tai người nghe càng to.
[C]. Ngưỡng đau của tai người không phụ thuộc vào tần số của âm.
[D]. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.

Hướng dẫn

Truyền từ không khí vào nước thì tốc độ tăng, tần số không đổi nên bước sóng tăng

[collapse]

Câu 10.

Âm sắc là

[A]. màu sắc của âm thanh.
[B]. một tính chất của âm giúp ta phân biệt các nguồn âm.
[C]. một tính chất sinh lí của âm.
[D]. một tính chất vật lí của âm.

Hướng dẫn

Âm sắc là 1 tính chất sinh lý của âm.

[collapse]

Câu 11.

Độ cao của âm là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào

[A]. vận tốc âm.
[B]. năng lượng âm.
[C]. tần số âm
[D]. biên độ.

Hướng dẫn

Độ cao của âm là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào tần số âm.

[collapse]

Câu 12.

Hai âm có cùng độ cao thì chúng có cùng:

[A]. năng lượng.
[B]. cường độ âm.
[C]. tần số.
[D]. bước sóng.

Hướng dẫn

Hai âm có cùng độ cao thì chúng có cùng tần số.

[collapse]

Câu 13.

Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với vận tốc lần lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ

[A]. giảm 4,4 lần
[B]. giảm 4 lần
[C]. tăng 4,4 lần
[D]. tăng 4 lần

Hướng dẫn

Do tần số không đổi: $f=\dfrac{v}{\lambda }\Rightarrow $ $\dfrac{{{\lambda }_{kk}}}{{{\lambda }_{nc}}}=\dfrac{{{v}_{kk}}}{{{v}_{nc}}}=\dfrac{330}{1452}=\dfrac{1}{4. 4}$

[collapse]

Câu 14.

Câu 14.Hai họa âm liên tiếp do một dây đàn phát ra hơn kém nhau là 56Hz. Họa âm thứ 3 có tần số là

[A]. 168 Hz.
[B]. 56 Hz.
[C]. 84 Hz.
[D]. 140 Hz.

Hướng dẫn

Ta có ${{f}_{n+1}}-{{f}_{n}}=(n+1){{f}_{1}}-n{{f}_{1}}=56(Hz)\Rightarrow {{f}_{3}}=3{{f}_{1}}=168(Hz)$

[collapse]

Câu 15.

So với âm cơ bản, họa âm bậc bốn (do cùng một dây đàn phát ra) có

[A]. tần số lớn gấp 4 lần.
[B]. cường độ lớn gấp 4 lần.
[C]. biên độ lớn gấp 4 lần.
[D]. tốc độ truyền âm lớn gấp 4 lần.

Hướng dẫn

Họa âm bậc 4 có: f4 = 4f1

[collapse]

Câu 16.

Câu 16: Một dây đàn phát ra âm có tần số âm cơ bản là fo = 420 Hz. Một người có thể nghe được âm có tần số cao nhất là 18000 Hz. Tần số âm cao nhất mà người này nghe được do dây này phát ra là

[A]. 18000 Hz.
[B]. 17000 Hz.
[C]. 17850 Hz .
[D]. 17640 Hz.

Hướng dẫn

Ta có: $\dfrac{18000}{{{f}_{0}}}=\dfrac{18000}{420}=42\dfrac{6}{7}$ Lấy phần nguyên: vậy tần số cao nhất dây phát ra nghe được là: ${{f}_{\max }}=42{{f}_{0}}=17640(Hz)$

[collapse]

Câu 17.

Để đo tốc độ âm trong gang, nhà vật lí Pháp Bi-ô đã dùng một ống gang dài 951,25 m. Một người đập một nhát búa vào một đầu ống gang, một người ở đầu kia nghe thấy tiếng gõ, một tiếng truyền qua gang và một truyền qua không khí trong ống gang; hai tiếng ấy cách nhau 2,5 s. Biết tốc độ âm trong không khí là 340 m/s. Tốc độ âm trong gang là bao nhiêu

[A]. 1452 m/s
[B]. 3194 m/s
[C]. 5412 m/s
[D]. 2365 m/s

Hướng dẫn

Thời gian truyền trong không khí: ${{t}_{kk}}=\dfrac{s}{{{v}_{kk}}}=\dfrac{951. 25}{340}\Rightarrow {{v}_{g}}=\dfrac{s}{{{t}_{g}}}=\dfrac{s}{{{t}_{kk}}-2. 5}\approx 3194(m/s)$

[collapse]

Câu 18.

Một người gõ vào đầu một thanh nhôm, người thứ hai áp tai vào đầu kia nghe được tiếng gõ hai lần cách nhau 0,15 s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s và trong nhôm là 6420 m/s. Thanh nhôm dài là

[A]. 52,2 m.
[B]. 52,2 cm.
[C]. 26,1 m.
[D]. 25,2 m.

Hướng dẫn

Ta có: $0. 15={{t}_{kk}}-{{t}_{Al}}=\dfrac{s}{{{v}_{kk}}}-\dfrac{s}{{{v}_{Al}}}\Rightarrow s=0. 15/(\dfrac{1}{{{v}_{kk}}}-\dfrac{1}{{{v}_{Al}}})\approx 52. 2(m)$

[collapse]

Câu 19.

Tại một nơi bên bờ một giếng cạn, một người thả rơi một viên đá xuống giếng, sau thời gian 2 s thì người đó nghe thấy tiếng viên đá chạm vào đáy giếng. Coi chuyển động rơi của viên đá là chuyển động rơi tự do. Lấy \[g\approx 10\ m/{{s}^{2}}\] và tốc độ âm trong không khí là 340 m/s. Độ sâu của giếng bằng

[A]. 19,87 m.
[B]. 21,55 m.
[C]. 18,87 m.
[D]. 17,35 m.

Hướng dẫn

Ta có $h=\dfrac{g{{t}_{1}}^{2}}{2}=340{{t}_{2}}$ mà ${{t}_{1}}+{{t}_{2}}=2\Rightarrow {{t}_{2}}=2-{{t}_{1}}$ $\Rightarrow \dfrac{10{{t}_{1}}^{2}}{2}=340(2-{{t}_{1}})\Rightarrow {{t}_{1}}\approx 1. 944(s)\Rightarrow h\approx 18. 87(m)$

[collapse]

Câu 20.

Thả một hòn đá từ miệng của một cái giếng cạn có độ sâu h thì sau đó $\dfrac{31}{15}s$ nghe thấy tiếng đá chạm đáy giếng. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 300 m/s và g = 10 m/s2, tính độ sâu của giếng?

[A]. 20,5 m
[B]. 24,5 m
[C]. 22,5 m
[D]. 20 m

Hướng dẫn

Ta có: $h=\dfrac{10{{t}_{1}}^{2}}{2}=300(\dfrac{31}{15}-{{t}_{1}})\Rightarrow {{t}_{1}}=2(s)\Rightarrow h=20(m)$

[collapse]

Câu 21.

Thả một hòn đá từ miệng của một cái giếng cạn có độ sâu 12,8 m thì sau khoảng thời gian bao lâu sẽ nghe thấy tiếng đá chạm đáy giếng? Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 300 m/s và g = 10 m/s2

[A]. 1,54 s
[B]. 1,64 s
[C]. 1,34 s
[D]. 1,44 s

Hướng dẫn

${{t}_{1}}=\sqrt{\dfrac{2h}{g}}=\sqrt{\dfrac{2. 12,8}{10}}=1,6(s);{{t}_{2}}=\dfrac{h}{v}=\dfrac{12. 8}{300}=\dfrac{16}{375}\Rightarrow t={{t}_{1}}+{{t}_{2}}\approx 1,64(s)$

[collapse]

Câu 22.

Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3 s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2 . Độ sâu ước lượng của giếng là

[A]. 39 m.
[B]. 43 m.
[C]. 41 m.
[D]. 45 m

Hướng dẫn

h =\[\dfrac{9. 9{{t}_{1}}^{2}}{2}=330(3-{{t}_{1}})\Rightarrow {{t}_{1}}\Rightarrow h\approx 41(m)\]

[collapse]
+1
5
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top