Thời gian nén dãn của con lắc lò xo, vật lí 12 ôn thi quốc gia

Vật lí 12.I Dao động cơ T.Trường 28/3/17 75,595 13
  1. Bài tập xác định thời gian nén dãn của con lắc lò xo dao động điều hòa, vật lí lớp 12 ôn thi quốc gia, chương dao động cơ

    I/ Tóm tắt lý thuyết
    1/ Thời gian nén, dãn của lò xo trong một chu kỳ
    [​IMG]
    Bài tập 1. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100N/m, đầu trên cố định còn đầu dưới gắn vật nặng m = 0,4kg. Cho vật m dao động điều hòa theo phương thẳng đứng thì thấy thời gian lò xo nén trong một chu kỳ là 0,1s. Cho g = 10m/s2 = π2 m/s2, biên độ dao động của vật là
    A. 8√3cm
    B. 4cm
    C. 4√2cm
    D. 4√3cm
    [​IMG]
    Bài tập 2. một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. khi con lắc ở vị trí cân bằng lò xo dãn 9cm. thời gian con lắc bị nén trong 1 chu kỳ là 0,1s. lấy g = 10m/s2. biên độ dao động của vật là
    A. 6√3cm
    B. 4,5cm
    C. 9cm
    D. 8√3cm
    [​IMG]
    Bài tập 3. một lò xo khối lượng không đáng kể độ cứng k = 100N/m. Một đầu treo vào một điểm cố định, đầu còn lại treo một vật nặng khối lượng 500g. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng một đoạn 10cm rồi buông nhẹ cho vật dao động điêu hòa. lấy g =10m/s2. Xác định khoảng thời gian mà lò xo bị nén Δt1 bị dãn Δt2 trong một chu kỳ.
    A. Δt1 = π/(15√2) s; Δt2 = π/(15√2) s;
    B. Δt1 = π/(15√2) s; Δt2 = π/15 s;
    C. Δt1 = π/(15√2) s; Δt2 = (π√2)/15 s;
    D. Δt1 = (π√2)/(15√2) s; Δt2 = (π√2)/(15√2) s;
    [​IMG]
    Bài tập 4. con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, khi con lắc ở vị trí cân bằng lò xo dãn 9cm, thời gian con lắc bị nén trong 1 chu kỳ là 0,2s. lấy g = 10m/s2. biên độ dao động của vật là
    A. 6√3cm
    B. 4,5cm
    C. 18cm
    D. 8√3cm
    [​IMG]
    Bài tập 5. con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ độ cứng k = 40N/m, vật nhỏ khối lượng m = 100g dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, với biên độ A = 5cm, lấy g = 10m/s2. Khoảng thời gian lò xo bị giãn trong một chu kỳ dao động của con lắc là
    A. π/20s
    B. π/15s
    C. π/30s
    D. π/12s
    [​IMG]
    Bài tập 6. Con lắc lò xo thẳng đưungs gồm lò xo nhẹ đầu trên cố định, đầu dưới treo vật nặng m1, khi vật nằm cân bằng lò xo dãn 2,5cm. Vật m2 = 2m1 được nối với m1 bằng một dây mềm , nhẹ, khi hệ thống cân bằng, đốt dây nối để m1 dao động điều hòa, lấy g = 10m/s2. trong 1 chu kỳ dao động của m1 thời gian lò xo bị nén là
    A. 0,105s
    B. 0,384s
    C. 0,211s
    D. 0,154s
    [​IMG]
    Bài tập 7: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ cứng 20 (N/m), vật nặng khối lượng 200 (g) dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ 15 (cm), lấy g = 10 (m/s2). Trong một chu kì, thời gian lò xo nén là
    A. 0,460 s.
    B. 0,084 s.
    C. 0,168 s.
    D. 0,230 s.
    [​IMG]
    Bài tập 8: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới theo trục của lò xo với vị trí lò xo dãn 7,5 cm rồi thả nhẹ cho nó dao động điều hòa, sau khoảng thời gian ngắn nhất π/60 (s) thì gia tốc của vật bằng 0,5 gia tốc ban đầu. Lấy gia tốc trọng trường 10 (m/s2). Thời gian mà lò xo bị nén trong một chu kì là
    A. π/20 (s).
    B. π/60 (s).
    C. π/30 (s).
    D. π/15 (s).
    [​IMG]
    Bài tập 9: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng lò xo có độ cứng 100 N/m, vật dao động có khối lượng 100 g, lấy gia tốc trọng trường g = π2 = 10m/s2. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống một đoạn 1 cm rồi truyền cho vật vận tốc đầu 10π √3 (cm/s) hướng thẳng đứng thì vật dao động điều a. Thời gian lò xo bị nén trong một chu kì là
    A. 1/15 (s).
    B. 1/30 (s).
    C. 1/6 (s).
    D. 1/3 (s).
    [​IMG]
    Bài tập 10: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ nặng m = 100 g dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 6 cm, chu kì T = π/5 (s) tại nơi có g = 10 m/s2. Tính thời gian trong một chu kì, lực đàn hồi có độ lớn không nhỏ hơn 1,3 N.
    A. 0,21 s.
    B. 0,18 s.
    C. 0,15 s.
    D. 0,12 s.
    [​IMG]
    Bài tập 11: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 và π2 = 10. Thời gian ngắn nhất kể từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là
    A. 4/15 (s).
    B. 7/30 (s).
    C. 3/10 (s).
    D. 1/30 (s).
    [​IMG]
    Bài tập 12: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 100 g treo vào một lò xo nhẹ có độ cứng k = 25 N/m. Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới vị trí cân bằng một đoạn 2 cm, rồi truyền cho nó vận tốc 10π√3 cm/s theo phương thẳng đứng, chiều dương hướng lên. Biết vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Cho g = π2 = 10 m/s2. Xác định khoảng thời gian từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật qua vị trí mà lò xo dãn 2 cm lần đầu tiên.
    A. 1/20 (s).
    B. 1/60 (s).
    C. 1/30 (s).
    D. 1/15 (s).
    [​IMG]
    Bài tập 13: Treo một vật vào một lò xo thì nó dãn 4 cm. Từ vị trí cân bằng, nâng vật theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo bị nén 4 cm và thả nhẹ tại thời điểm t = 0 thì vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Lấy g = π2 m/s2. Hãy xác định thời điểm thứ 147 lò xo có chiều dài tự nhiên.
    A. 29,27 s.
    B. 27,29 s.
    C. 28,26 s.
    D. 26,28 s.
    [​IMG]

    nguồn: vật lí phổ thông ôn thi quốc gia
    2
  2. Bài 1: Một con lắc lò xo treo vào một điểm cố định dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì 1,2s. Trong một chu kì nếu tỉ số của thời gian lò xo giãn với thời gian lò xo nén bằng 2 thì thời gian mà lực đàn hồi ngược chiều lực kéo về là:
    Bài 2: con lắc lò xo treo thẳng đứng tại vị trí cân bằng lò xo giãn ∆l=5cm kích thích để quả nặng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì T. Trong một chu kỳ khoảng thời gian để trọng lực và lực đàn hồi tác dụng vào vật cùng chiều với nhau là T/4. Tính biên độ dao động của vật?
    Cảm ơn thầy nhiều ạ!!!
    1. T.Trường
      T.Trường, 18/7/17
      b1: t$_{d}$/t$_{n}$ = 2 => t$_{d}$ /(T - t$_{d}$) = 2 => t$_{d}$ = 2T/3 => t$_{n }$= T/3 => Δ ℓ = A/2
      lực kéo về: luôn hướng về vị trí cân bằng
      lực đàn hồi tác dụng vào vật hướng lên khi lò xo dãn, hướng xuống khi lò xo nén
      => thời gian mà lực kéo về ngược chiều với lực đàn hồi là khoảng thời gian vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí x = Δ ℓ => t =2t$_{(0 → A/2)}$ = 2T/12 = T/6
      b2
      [​IMG]
       
    2. eyedarkness1
      eyedarkness1, 22/7/17
      e thưa thầy bài 1 và bài 2 đề bài nói là thời gian nén trong 1 chu kì vậy thì con lắc sẽ có 2 lần nén trong 1 chu kì vậy thời gian nó nén trong 1 lượt đi là t/2 nên quãng đưỡng nó đi cũng là S/2 => Biên độ dao động của nó cũng phải là : A = ( cos(anfa) x đenta L ) : 2 chứ ạ ??
       
    3. T.Trường
      T.Trường, 22/7/17
      em xem Lý thuyết ở trên để hiểu
       
    4. diemhuynh2407
      diemhuynh2407, 21/7/18
      một lò xo có độ dài tự nhiên là 40cm được treo thẳng đứng. Móc một vật có khối lượng m vào lò xo thì thì chiều dài lò xo ở VTCB là 42,5 cm. Nâng vật lên theo phương thẳng đứng đến vị trí mà lò xo bị nén 1,5cm rồi buông ra cho vật dao động điều hòa. Chọn chiều dương hướng xuống. Tìm biên độ dao động của vật. Lấy g=10m/s^2.
      Bài này giải sao vậy ạ?
       
Share