Tính chất hóa học của Anđehit, hóa học phổ thông

Tính chất hóa học của andehit: tác dụng với hiđro; tác dụng với AgNO3/NH3; ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao

Tính chất hóa học của Anđehit, hóa học phổ thông 5

Tính chất hóa học của andehit

a) Andehit tác dụng với hiđro (andehit + H2)

R(CHO)x + xH2 \[\overset{Ni; t^{o}}{\rightarrow}\] R(CH2OH)x

* Chú ý: Trong phản ứng của anđehit với H2: Nếu gốc R có các liên kết pi thì H2 cộng vào cả các liên kết pi đó. Phản ứng với H2 chứng tỏ anđehit có tính oxi hóa.

b) Andehit tác dụng với AgNO3/NH3 (gọi là phản ứng tráng bạc)

R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R(COONH4)x + xNH4NO3 + 2xAg

– Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.

– Riêng HCHO có phản ứng:

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag

* Chú ý: Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.

– Các đặc điểm của phản ứng tráng gương của anđehit:

+ Nếu nAg = 2nanđehit → anđehit thuộc loại đơn chức và không phải HCHO.

+ Nếu nAg = 4nanđehit → anđehit đó thuộc loại 2 chức hoặc HCHO.

+ Nếu nAg > 2nhỗn hợp các anđehit đơn chức thì hỗn hợp đó có HCHO.

+ Số nhóm CHO = nAg/2nanđehit (nếu trong hỗn hợp không có HCHO).

– Một số loại chất khác cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng gương gồm:

+ HCOOH và muối hoặc este của nó: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR. Các chất HCHO, HCOOH, HCOONH4 khi phản ứng chỉ tạo ra các chất vô cơ.

+ Các tạp chức có chứa nhóm chức CHO: glucozơ, fructozơ, mantozơ…

c) Andehit có phản ứng oxi hóa (andehit + O2)

* Oxi hóa hoàn toàn

CxHyOz + (x + y/4 – z/2)O2 → xCO2 + y/2H2O

– Nếu đốt cháy anđehit mà nCO2 = nH2O thì anđehit thuộc loại no, đơn chức, mạch hở.

CnH2n+1CHO  → (n + 1)CO2 + (n + 1)H2O

* Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

R(CHO)x + x/2O2 \[\overset{Mn^{+2};t^{o}}{\rightarrow}\] R(COOH)x

– Đối với bài toán oxi hóa anđehit thành axit cần chú ý định luật bảo toàn khối lượng trong quá trình giải.

d) Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao (andehit + Cu(OH)2)

R(CHO)x + 2xCu(OH)2 xanh → R(COOH)x + xCu2O↓ đỏ gạch + 2xH2O

→ Phản ứng này được dùng để nhận biết anđehit.

* Chú ý: Phản ứng với Cu(OH)2 thường được thực hiện trong môi trường kiềm nên có thể viết phản ứng dưới dạng:

R(CHO)x + 2xCu(OH)2 + xNaOH → R(COONa)x + xCu2O + 3xH2O

HCOOH, HCOOR, HCOOM, glucozơ, fructozơ, mantozơ cũng có phản ứng này.

e) Phản ứng với dung dịch Br2 (andehit + Br2)

R(CHO)x + xBr2 + xH2O → R(COOH)x + 2xHBr

– Nếu anđehit còn có liên kết pi ở gốc hiđrocacbon thì xảy ra đồng thời phản ứng cộng Br2 vào liên kết pi đó.

+1
2
+1
0
+1
1
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top