Tính chất hoá học của Axit Cacboxylic: Tính axit của Cacboxylic Tác dụng với bazơ; Tác dụng với oxit bazơ; Tác dụng với kim loại đứng trước H; Tác dụng với muối của axit yếu hơn
Tính chất hoá học của Axit Cacboxylic
a) Tính axit của Cacboxylic
* So sánh tính axit giữa các phân tử axit
– Phân tử axit có nhóm cacbonyl C = O là nhóm hút e mạnh nên làm giảm mật độ e tự do trên nguyên tử O làm cho liên kết O – H bị phân cực hơn → dễ bị phân li thành H+ thể hiện tính axit.
RCOOH ↔ RCOO– + H+
(RCOOH + H2O ↔ RCOO– + H3O+)
– Độ mạnh của axit phụ thuộc vào độ linh động của nguyên tử H và độ tan của axit trong dung môi nước.
– Nếu nhóm COOH gắn với nhóm đẩy e (gốc hiđrocacbon no) thì tính axit yếu hơn so với HCOOH. Gốc ankyl càng có nhiều nguyên tử H thì đẩy e càng mạnh làm cho tính axit càng giảm.
– Nếu nhóm COOH gắn với nhóm hút e (gốc hiđrocacbon không no, gốc có chứa nhóm NO2, halogen, OH…) thì tính axit mạnh hơn so với HCOOH. Càng nhiều gốc hút e thì tính axit càng mạnh. Gốc hút e càng mạnh thì tính axit càng mạnh, nhóm hút e nằm càng gần nhóm COOH thì làm cho tính axit của axit càng mạnh.
* Các phản ứng thể hiện tính axit
– Axit làm quỳ tím chuyển thành màu hồng.
– Tác dụng với bazơ → muối + H2O
R(COOH)x + xNaOH → R(COONa)x + xH2O
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
– Tác dụng với oxit bazơ → muối + H2O
2R(COOH)x + xNa2O → 2R(COONa)x + xH2O
2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O
– Tác dụng với kim loại đứng trước H → muối + H2
2R(COOH)x + xMg → [2R(COO)x]Mgx + xH2↑
2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2↑
⇒ Phản ứng này có thể dùng để nhận biết axit.
– Tác dụng với muối của axit yếu hơn (muối cacbonat, phenolat, ancolat) → muối mới + axit mới.
R(COOH)x + xNaHCO3 → R(COONa)x + xH2O + xCO2↑
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2↑
⇒ Thường dùng muối cacbonat hoặc hiđrocacbonat để nhận biết các axit.
b) Phản ứng este hóa
R(COOH)x + R’(OH)y \[\overset{H_2SO_4;t^{o}}{\rightarrow}\] Ry(COO)xyR’x + xyH2O
CH3CO-OH + H-O-C2H5 \[\overset{H_2SO_4;t^{o}}{\rightarrow}\] CH3COOC2H5 + H2O
c) Phản ứng tách nước
2RCOOH \[\overset{P_2O_5}{\rightarrow}\] (RCO)2O + H2O
d) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn
CxHyOz + (x + y/4 – z/2)O2 → xCO2 + y/2H2O
– Nếu đốt cháy axit thu được nCO2 = nH2O thì axit thuộc loại no, đơn chức, mạch hở:
CnH2n+1COOH → (n + 1)CO2 + (n + 1)H2O
+ Chú ý: HCOOH có phản ứng tương tự như anđehit:
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → 2NH4NO3 + (NH4)2CO3 + 2Ag
– Các axit không no còn có các tính chất của hiđrocacbon tương ứng:
CH2=CH-COOH + Br2 dung dịch → CH2Br-CHBr-COOH
3CH2=CH-COOH + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2OH-CHOH-COOH + 2MnO2 + 2KOH
+ Sản phẩm cộng của CH2 = CH – COOH với HX trái với Markovnikov
– Axit thơm có phản ứng thế vào vị trí meta.
– Axit no có phản ứng thế vào vị trí α.