Độ phân cực của liên kết, hóa trị, hóa học phổ thông

I. ĐỘ PHÂN CỰC CỦA LIÊN KẾT HÓA HỌC

Độ phân cực của liên kết, hóa trị, hóa học phổ thông 5

Để xác định độ phân cực của liên kết hóa học có thể dựa theo 2 cách:

– Định lượng: dựa vào hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử tham gia liên kết. Theo cách này, hiệu độ âm điện càng lớn thì liên kết càng phân cực.

Phân tử NH3 chứa liên kết cộng hóa trị phân cực

Phân tử NH3 chứa liên kết cộng hóa trị phân cực

– Định tính: độ phân cực của liên kết tăng dần theo dãy: liên kết cộng hóa trị không phân cực < liên kết cộng hóa trị phân cực < liên kết ion.

Phân tử O2 chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực

Phân tử O2 chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực

Chú ý:

– Chỉ dùng cách định lượng khi bài cung cấp giá trị độ âm điện của các nguyên tố.

– Cần phân biệt sự phân cực của liên kết với sự phân cực của các phân tử:

+ Các hợp chất ion là các phân tử có cực.

+ Các hợp chất cộng hóa trị không phân cực là các phân tử không cực.

CO2 là phân tử không phân cực

CO2 là phân tử không phân cực

+ Các hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị phân cực có thể là phân tử phân cực hoặc không.

II. HÓA TRỊ CỦA NGUYÊN TỐ TRONG CÁC LOẠI HỢP CHẤT

– Trong hợp chất ion, điện hóa trị của 1 nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

– Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.

Bảng hóa trị của các nguyên tố

BẢNG 1- MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

Số proton

Tên Nguyên tố

Ký hiệu hoá học

Nguyên tử khối

Hoá trị

1

Hiđro

H

1

I

2

Heli

He

4

3

Liti

Li

7

I

4

Beri

Be

9

II

5

Bo

B

11

III

6

Cacbon

C

12

IV, II

7

Nitơ

N

14

II, III, IV…

8

Oxi

O

16

II

9

Flo

F

19

I

10

Neon

Ne

20

11

Natri

Na

23

I

12

Magie

Mg

24

II

13

Nhôm

Al

27

III

14

Silic

Si

28

IV

15

Photpho

P

31

III, V

16

Lưu huỳnh

S

32

II, IV, VI

17

Clo

Cl

35,5

I,…

18

Argon

Ar

39,9

19

Kali

K

39

I

20

Canxi

Ca

40

II

24

Crom

Cr

52

II, III

25

Mangan

Mn

55

II, IV, VII…

26

Sắt

Fe

56

II, III

29

Đồng

Cu

64

I, II

30

Kẽm

Zn

65

II

35

Brom

Br

80

I…

47

Bạc

Ag

108

I

56

Bari

Ba

137

II

80

Thuỷ ngân

Hg

201

I, II

82

Chì

Pb

207

II, IV

BẢNG 2- HOÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ NHÓM NGUYÊN TỬ

Tên nhóm

Hoá trị

Gốc axit

Axit tương ứng

Tính axit

Hiđroxit(*) (OH); Nitrat (NO3); Clorua (Cl)

I

NO3

HNO3

Mạnh

Sunfat (SO4); Cacbonat (CO3)

II

SO4

H2SO4

Mạnh

Photphat (PO4)

III

Cl

HCl

Mạnh

(*): Tên này dùng trong các hợp chất với kim loại.

PO4

H3PO4

Trung bình

CO3

H2CO3

Rất yếu (không tồn tại)

+1
0
+1
2
+1
0
+1
1
+1
0

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top