Bài tập xác định quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu đi được trong khoảng thời gian Δt của dao động điều hòa vật lí 11 DAO ĐỘNG
Bài tập quãng đường cực đại, cực tiểu, vật lí 11 dao động điều hòa
Câu 1
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 6 cm và chu kỳ 2 s. Trong khoảng thời gian 0,5 s, quãng đường lớn nhất mà vật đi được là
[A]. 6 cm.
[B]. \[6\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[C]. \[6\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[D]. 9 cm.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta có tốc độ góc $$ \omega =\dfrac{2\pi }{T}=\pi \left( rad/s \right) $$
Trong khoảng thời gian $$ \Delta t=0,5\,s $$ chất điểm quay được góc
$$ \Delta \alpha =\omega \Delta t=\dfrac{\pi }{2}\,rad$$
Quãng đường vật đi được trong 0,5 s là lớn nhất $$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí cân bằng, vật đi từ vị trí góc $$ \dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{3\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\max }}=3\sqrt{2}+3\sqrt{2}=6\sqrt{2}\,cm. $$
Câu 2
Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Trong khoảng thời gian ngắn nhất khi đi từ biên dương đến vị trí có li độ \[\dfrac{-A}{2}\], chất điểm có tốc độ trung bình là
[A]. \[\dfrac{3A}{2T}\].
[B]. \[\dfrac{6A}{T}. \]
[C]. \[\dfrac{9A}{2T}. \]
[D]. \[\dfrac{4A}{T}. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Biểu diễn các điểm có li độ \[\dfrac{-A}{2}\] trên đường tròn lượng giác như hình.
Khoảng thời gian ngắn nhất khi đi từ biên dương đến vị trí có li độ \[\dfrac{-A}{2}\] ứng với khoảng thời gian đi từ $$ {{M}_{1}}\to {{M}_{2}}. $$
$$ \Delta {{\alpha }_{\min }}=\dfrac{2\pi }{3}\,rad\Rightarrow \Delta t=\dfrac{T}{3}. $$
Quãng đường chất điểm đi được trong khoảng thời gian t là
$$ s=A+\dfrac{A}{2}=\dfrac{3A}{2} $$
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{\dfrac{3A}{2}}{\dfrac{T}{3}}=\dfrac{9A}{2T}. \]
Câu 3
Cho chất điểm M đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo tròn có bán kính bằng 4 cm, với tốc độ góc là\[\dfrac{\pi }{2}\text{ }rad/s\]. Gọi P là hình chiếu của điểm M xuống một đường thẳng đi qua tâm và nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. Trong quãng thời gian chuyển động bất kỳ bằng 1 s, tốc độ chuyển động trung bình của điểm P có giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là
[A]. \[4\sqrt{2}\text{ }cm/s\] và \[8-4\sqrt{2}\text{ }cm/s. \]
[B]. \[4\sqrt{3}\text{ }cm/s\] và \[4\text{ }cm/s. \]
[C]. \[4\text{ }cm/s\] và \[8-4\sqrt{2}\text{ }cm/s. \]
[D]. \[8\sqrt{2}\text{ }cm/s\] và \[4\sqrt{2}\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Trong khoảng thời gian 1 giây chất điểm quay được một góc
$$ \alpha =\omega . t=\dfrac{\pi }{2}\,rad$$
Tốc độ chuyển động trung bình của điểm P lớn nhất khi quãng đường vật đi được trong 1 s là lớn nhất
$$ \Rightarrow \alpha $$ đối xứng qua vị trí cân bằng, vật đi từ vị trí góc $$ \dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{3\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow {{s}_{\max }}=2\sqrt{2}+2\sqrt{2}=4\sqrt{2}\,cm. $$
Tốc độ trung bình lớn nhất là
$$ {{v}_{tb\max }}=\dfrac{{{s}_{\max }}}{\Delta t}=\dfrac{4\sqrt{2}}{1}=4\sqrt{2}\,cm/s. $$
Tốc độ chuyển động trung bình của điểm P nhỏ nhất khi quãng đường vật đi được trong 1 s là nhỏ nhất
$$ \Rightarrow \alpha $$ đối xứng qua vị trí biên; khi đó vật đi từ vị trí góc $$ -\dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow {{s}_{\min }}=\left( 4-2\sqrt{2} \right)+\left( 4-2\sqrt{2} \right)=8-4\sqrt{2}\,cm. $$
Tốc độ trung bình nhỏ nhất là
$$ {{v}_{tb\min }}=\dfrac{{{s}_{\min }}}{\Delta t}=\dfrac{8-4\sqrt{2}}{1}=8-4\sqrt{2}\,cm/s. $$
Câu 4
Một chất điểm đang dao động điều hòa với biên độ bằng 2 cm và chu kỳ bằng 1 s. Quãng đường dài nhất và ngắn nhất mà vật đi được trong cùng một quãng thời gian bằng 2,75 s lần lượt là
[A]. \[20+2\sqrt{2}\text{ }cm;\text{ }20-2\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[B]. \[20+2\sqrt{2}\text{ }cm;\text{ }24-2\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[C]. \[16+2\sqrt{2}\text{ }cm;\text{ }20-2\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[D]. \[16+2\sqrt{2}\text{ }cm;\text{ }16-2\sqrt{2}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta có tốc độ góc
$$ \omega =\dfrac{2\pi }{T}=2\pi \left( rad/s \right) $$
Có $$ t=2,75\,s=5. 0,5+0,25=5. \dfrac{T}{2}+\dfrac{T}{4} $$
Mà trong những khoảng thời gian bằng nửa chu kì chất điểm đi được quãng đường 2A.
$$ \Rightarrow s=5. 2A+\Delta s=10A+\Delta s $$
Trong khoảng thời gian $$ \Delta t=0,25\,s $$ chất điểm quay được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{2}\,rad$$
Quãng đường vật đi được trong 0,25 s là lớn nhất
$$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí cân bằng, vật đi từ vị trí góc $$ \dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{3\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\max }}=\sqrt{2}+\sqrt{2}=2\sqrt{2}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\max }}=10A+\Delta {{s}_{\max }}=10. 2+2\sqrt{2}=20+2\sqrt{2}\,cm. $$
Quãng đường vật đi được trong 0,25 s là nhỏ nhất
$$ \Rightarrow \Delta \alpha $$
đối xứng qua vị trí biên; khi đó vật đi từ vị trí góc $$ -\dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\min }}=\left( 2-\sqrt{2} \right)+\left( 2-\sqrt{2} \right)=4-2\sqrt{2}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\min }}=10A+\Delta {{s}_{\min }}=10. 2+\left( 4-2\sqrt{2} \right)=24-2\sqrt{2}\,cm. $$
Câu 5
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ bằng 4 cm. Xét trong cùng một độ dài thời gian như nhau, nếu chất điểm đi được quãng đường dài nhất là \[4\sqrt{3}\text{ }cm\] thì quãng đường ngắn nhất mà chất điểm đi được trong quá trình dao động là
[A]. \[4\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[B]. \[8-4\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[C]. \[8-4\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[D]. 4 cm.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Chất điểm đi được quãng đường lớn nhất khi đi góc quay
$$ \alpha $$ đối xứng qua vị trí cân bằng.
\[{{s}_{max}}=2x=2. 4sin\dfrac{\alpha }{2}=4\sqrt{3}\Rightarrow sin\dfrac{\alpha }{2}=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\Rightarrow cos\dfrac{\alpha }{2}=\dfrac{1}{2}\] $$ \Rightarrow \alpha =\dfrac{2\pi }{3}\,rad$$
Quãng đường ngắn nhất mà chất điểm đi được là \[\Rightarrow {{s}_{min}}=2. 4\left( 1-cos\dfrac{\alpha }{2} \right)=2. 4\left( 1-\dfrac{1}{2} \right)=4\,cm. \]
Câu 6
Một vật nhỏ đang dao động điều hòa. Biết rằng, khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần vật đi qua vị trí có li độ bằng \[\dfrac{A}{n}\] liên tiếp đúng bằng khoảng thời gian trong đó vật đi được quãng đường dài nhất là A. Giá trị của n là
[A]. \[n=2\sqrt{3}. \]
[B]. \[n=\dfrac{1}{2}. \]
[C]. \[n=\dfrac{2\sqrt{3}}{3}. \]
[D]. \[n=\dfrac{\sqrt{3}}{2}. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Chất điểm đi được quãng đường lớn nhất khi đi góc quay $$ \alpha $$ đối xứng qua vị trí cân bằng.
\[{{s}_{max}}=2Asin\dfrac{\alpha }{2}=A\Rightarrow sin\dfrac{\alpha }{2}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow \alpha =\dfrac{\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{T}{6}\]
$$ \Rightarrow $$ Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần vật đi qua vị trí có li độ bằng \[\dfrac{A}{n}\]liên tiếp là \[\dfrac{T}{6}\Rightarrow \alpha =\dfrac{\pi }{3}\,rad\]
Biểu diễn trên đường tròn lượng giác, $$ \dfrac{A}{n}=A. \cos \dfrac{\pi }{6}\Rightarrow $$
$$ \dfrac{A}{n}=\dfrac{A\sqrt{3}}{2}\Rightarrow n=\dfrac{2}{\sqrt{3}}. $$
Câu 7
Một chất điểm đang dao động điều hòa với biên độ bằng 5 cm và chu kỳ bằng 2 s. Quãng đường dài nhất và ngắn nhất mà vật đi được trong cùng một quãng thời gian bằng 5,5 s lần lượt là
[A]. \[50+5\sqrt{2}\text{ }cm;\text{ }60-5\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[B]. \[32+4\sqrt{2}\text{ }cm;\text{ }48-5\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[C]. \[32+5\sqrt{2}\text{ }cm;\text{ }40-5\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[D]. \[40+4\sqrt{2}\text{ }cm;\text{ }48-5\sqrt{2}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta có tốc độ góc
$$ \omega =\dfrac{2\pi }{T}=\pi \left( rad/s \right) $$
$$ t=5,5\text{ }s\text{ }=5. 1+0,5=5\dfrac{T}{2}+\dfrac{T}{4} $$
Mà trong những khoảng thời gian bằng nửa chu kì chất điểm đi được quãng đường 2A.
$$ \Rightarrow s=5. 2A+\Delta s=10A+\Delta s $$
Trong khoảng thời gian $$ \Delta t=0,5\,s $$ chất điểm quay được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{2}\,rad$$
Quãng đường vật đi được trong 0,5 s là lớn nhất
$$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí cân bằng, vật đi từ vị trí góc $$ \dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{3\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\max }}=2,5\sqrt{2}+2,5\sqrt{2}=5\sqrt{2}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\max }}=10A+\Delta {{s}_{\max }}=10. 5+5\sqrt{2}=50+5\sqrt{2}\,cm. $$
Quãng đường vật đi được trong 0,5 s là nhỏ nhất $$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí biên; khi đó vật đi từ vị trí góc $$ -\dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\min }}=\left( 5-2,5\sqrt{2} \right)+\left( 5-2,5\sqrt{2} \right)=10-5\sqrt{2}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\min }}=10A+\Delta {{s}_{\min }}=10. 5+\left( 10-5\sqrt{2} \right)=60-5\sqrt{2}\,cm. $$
Câu 8
Một chất điểm đang dao động điều hòa với biên độ bằng 6 cm và chu kỳ bằng 3 s. Quãng đường dài nhất và ngắn nhất mà vật đi được trong cùng một quãng thời gian bằng 5,5 s lần lượt là
[A]. \[40+6\sqrt{2}\text{ }cm;\text{ }406\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[B]. \[36+6\sqrt{3}\text{ }cm;\text{ }42\text{ }cm. \]
[C]. \[32+6\sqrt{3}\text{ }cm;\text{ }406\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[D]. \[40+4\sqrt{2}\text{ }cm;\text{ }42\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta có tốc độ góc
$$ \omega =\dfrac{2\pi }{T}=\dfrac{2\pi }{3}\left( rad/s \right) $$
$$ t=5,5\text{ }s\text{ }=3. 1,5+1=3\dfrac{T}{2}+\dfrac{T}{3} $$
Mà trong những khoảng thời gian bằng nửa chu kì chất điểm đi được quãng đường 2A.
$$ \Rightarrow s=3. 2A+\Delta s=6A+\Delta s $$
Trong khoảng thời gian $$ \Delta t=1\,s $$ chất điểm quay được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{2\pi }{3}\,rad$$
Quãng đường vật đi được trong 1 s là lớn nhất $$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí cân bằng, vật đi từ vị trí góc $$ \dfrac{\pi }{3}\to \dfrac{2\pi }{3} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\max }}=3\sqrt{3}+3\sqrt{3}=6\sqrt{3}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\max }}=6A+\Delta {{s}_{\max }}=6. 6+6\sqrt{3}=36+6\sqrt{3}\,cm. $$
Quãng đường vật đi được trong 1 s là nhỏ nhất
$$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí biên; khi đó vật đi từ vị trí góc $$ -\dfrac{\pi }{3}\to \dfrac{\pi }{3} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\min }}=3+3=6\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\min }}=6A+\Delta {{s}_{\min }}=6. 6+6=42\,cm. $$
Câu 9
Một vật nhỏ đang dao động điều hòa. Biết rằng, khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần vật đi qua vị trí có li độ bằng \[\dfrac{A}{n}\] liên tiếp đúng bằng khoảng thời gian trong đó vật đi được quãng đường dài nhất là \[A\sqrt{2}\]. Giá trị của n là
[A]. \[n=2. \]
[B]. \[n=\sqrt{2}. \]
[C]. \[n=\dfrac{\sqrt{3}}{2}. \]
[D]. \[n=\dfrac{2}{\sqrt{3}}. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Chất điểm đi được quãng đường lớn nhất khi đi góc quay $$ \alpha $$ đối xứng qua vị trí cân bằng.
\[{{s}_{max}}=2Asin\dfrac{\alpha }{2}=A\sqrt{2}\Rightarrow sin\dfrac{\alpha }{2}=\dfrac{\sqrt{2}}{2}\Rightarrow \alpha =\dfrac{\pi }{2}\Rightarrow t=\dfrac{T}{4}\]
$$ \Rightarrow $$ Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần vật đi qua vị trí có li độ bằng \[\dfrac{A}{n}\]liên tiếp là \[\dfrac{T}{4}\Rightarrow \alpha =\dfrac{\pi }{2}\,rad\]
Biểu diễn trên đường tròn lượng giác,
$$ \dfrac{A}{n}=A. \cos \dfrac{\pi }{4}\Rightarrow $$
$$ \dfrac{A}{n}=\dfrac{A\sqrt{2}}{2}\Rightarrow n=\sqrt{2}. $$
Câu 10
Một vật nhỏ đang dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần vật đi qua vị trí có li độ bằng \[\dfrac{A}{2}\] liên tiếp vật đi được quãng đường dài nhất là
[A]. 2A.
[B]. \[\dfrac{A}{2}\].
[C]. \[\dfrac{A\sqrt{3}}{2}\].
[D]. \[A\sqrt{3}\].
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta biểu diễn trên đường tròn lượng giác như hình vẽ. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần vật đi qua vị trí có li độ bằng \[\dfrac{A}{2}\] liên tiếp ứng với thời gian vật đi từ vị trí $$ {{M}_{1}} $$ qua biên dương đến $$ {{M}_{2}} $$ .
$$ \Rightarrow {{\alpha }_{\min }}=\dfrac{2\pi }{3}\Rightarrow {{t}_{\min }}=\dfrac{T}{3} $$
$$ \Rightarrow \Delta \varphi =\dfrac{2\pi }{3}\,rad$$
Quãng đường vật đi được trong thời gian $$ \dfrac{T}{3} $$ lớn nhất khi
$$ \Delta \varphi $$ đối xứng qua vị trí cân bằng, vật đi từ vị trí góc
$$ \dfrac{\pi }{3}\to \dfrac{2\pi }{3} $$ trên đường tròn.
\[\Rightarrow {{s}_{max}}=2Asin\dfrac{\alpha }{2}=2Asin\dfrac{\pi }{3}=A\sqrt{3}. \]
Câu 11
Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm và chu kỳ 2 s. Quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong quãng thời gian 1,5 giây là
[A]. \[8+4\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[B]. \[16+4\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[C]. \[8-4\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[D]. \[16-4\sqrt{2}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta có tốc độ góc $$ \omega =\dfrac{2\pi }{T}=\pi \left( rad/s \right) $$
$$ t=1,5\text{ }s\text{ }=1+0,5=\dfrac{T}{2}+\dfrac{T}{4} $$
Mà trong những khoảng thời gian bằng nửa chu kì chất điểm đi được quãng đường 2A.
$$ \Rightarrow s=1. 2A+\Delta s=2A+\Delta s $$
Trong khoảng thời gian $$ \Delta t=0,5\,s $$ chất điểm quay được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{2}\,rad$$
Quãng đường vật đi được trong 0,5 s là nhỏ nhất
$$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí biên; khi đó vật đi từ vị trí góc $$ -\dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\min }}=\left( 4-2\sqrt{2} \right)+\left( 4-2\sqrt{2} \right)=8-4\sqrt{2}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\min }}=2A+\Delta {{s}_{\min }}=2. 4+\left( 8-4\sqrt{2} \right)=16-4\sqrt{2}\,cm. $$
Câu 12
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 6 cm, chu kỳ 2 s. Quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong quãng thời gian 5,5 s là
[A]. \[\left( 60+6\sqrt{2} \right)\text{ }cm. \]
[B]. \[\left( 72-6\sqrt{2} \right)\text{ }cm. \]
[C]. \[\left( 72+6\sqrt{2} \right)\text{ }cm. \]
[D]. \[\left( 72-6\sqrt{3} \right)\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta có tốc độ góc $$ \omega =\dfrac{2\pi }{T}=\pi \left( rad/s \right) $$
$$ t=5,5\text{ }s\text{ }=5. 1+0,5=5\dfrac{T}{2}+\dfrac{T}{4} $$
Mà trong những khoảng thời gian bằng nửa chu kì chất điểm đi được quãng đường 2A.
$$ \Rightarrow s=5. 2A+\Delta s=10A+\Delta s $$
Trong khoảng thời gian $$ \Delta t=0,5\,s $$ chất điểm quay được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{2}\,rad$$
Quãng đường vật đi được trong 0,5 s là nhỏ nhất
$$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí biên; khi đó vật đi từ vị trí góc $$ -\dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\min }}=\left( 6-3\sqrt{2} \right)+\left( 6-3\sqrt{2} \right)=12-6\sqrt{2}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\min }}=10A+\Delta {{s}_{\min }}=10. 6+\left( 12-6\sqrt{2} \right)=72-6\sqrt{2}\,cm. $$
Câu 13
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 4 cm và chu kỳ 4 giây. Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong quãng thời gian 9 s là
[A]. \[32+4\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[B]. \[32-8\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[C]. \[40-4\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[D]. \[40+8\sqrt{2}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta có tốc độ góc $$ \omega =\dfrac{2\pi }{T}=\dfrac{\pi }{2}\left( rad/s \right) $$
$$ t=9\text{ }s\text{ }=2. 4+1=2T+\dfrac{T}{4} $$
Mà trong những khoảng thời gian một chu kì chất điểm đi được quãng đường 4A.
$$ \Rightarrow s=2. 4A+\Delta s=8A+\Delta s $$
Trong khoảng thời gian $$ \Delta t=1\,s $$ chất điểm quay được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{2}\,rad$$
Quãng đường vật đi được trong 1 s là lớn nhất
$$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí cân bằng, vật đi từ vị trí góc
$$ \dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{3\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\max }}=2\sqrt{2}+2\sqrt{2}=4\sqrt{2}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\max }}=8A+\Delta {{s}_{\max }}=8. 4+4\sqrt{2}=32+4\sqrt{2}\,cm. $$
Câu 14
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 10 cm và chu kỳ 1,5 s. Trong khoảng thời gian 0,5 s, quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được là
[A]. \[10\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[B]. \[10\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[C]. 10 cm.
[D]. 20 cm.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta có tốc độ góc
$$ \omega =\dfrac{2\pi }{T}=\dfrac{4\pi }{3}\left( rad/s \right) $$
Trong khoảng thời gian $$ t=0,5\,s $$ chất điểm quay được góc $$ \alpha =\dfrac{2\pi }{3}\,rad$$
Quãng đường vật đi được nhỏ nhất $$ \Rightarrow \alpha $$ đối xứng qua vị trí biên; khi đó vật đi từ vị trí góc $$ -\dfrac{\pi }{3}\to \dfrac{\pi }{3} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow {{s}_{\min }}=5+5=10\,cm. $$
Câu 15
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 2 cm và chu kỳ 1 s. Tính quãng đường dài nhất vật đi được trong quãng thời gian 0,75 s.
[A]. \[\left( 4+2\sqrt{2} \right)\text{ }cm. \]
[B]. \[\left( 4-2\sqrt{2} \right)\text{ }cm. \]
[C]. \[2\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[D]. \[4\sqrt{2}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta có tốc độ góc $$ \omega =\dfrac{2\pi }{T}=2\pi \left( rad/s \right) $$
$$ t=0,75\text{ }s\text{ }=0,5+0,25=\dfrac{T}{2}+\dfrac{T}{4} $$
Mà trong những khoảng thời gian bằng nửa chu kì chất điểm đi được quãng đường 2A.
$$ \Rightarrow s=2A+\Delta s $$
Trong khoảng thời gian $$ \Delta t=0,25\,s $$ chất điểm quay được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{2}\,rad$$
Quãng đường vật đi được trong 0,25 s là lớn nhất $$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí cân bằng, vật đi từ vị trí góc $$ \dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{3\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\max }}=\sqrt{2}+\sqrt{2}=2\sqrt{2}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\max }}=2A+\Delta {{s}_{\max }}=2. 2+2\sqrt{2}=4+2\sqrt{2}\,cm. $$
Câu 16
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 6 cm và chu kỳ 1,5 s. Tính quãng đường ngắn nhất vật đi được trong quãng thời gian 1 s.
[A]. \[24\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[B]. \[\left( 24-6\sqrt{3} \right)\text{ }cm. \]
[C]. \[\left( 24+6\sqrt{3} \right)\text{ }cm. \]
[D]. \[\left( 12+6\sqrt{2} \right)\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta có tốc độ góc $$ \omega =\dfrac{2\pi }{T}=\dfrac{4\pi }{3}\left( rad/s \right) $$
$$ t=1\text{ }s\text{ }=0,75+0,25=\dfrac{T}{2}+\dfrac{T}{6} $$
Mà trong những khoảng thời gian bằng nửa chu kì chất điểm đi được quãng đường 2A.
$$ \Rightarrow s=1. 2A+\Delta s=2A+\Delta s $$
Trong khoảng thời gian $$ \Delta t=0,25\,s $$ chất điểm quay được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{3}\,rad$$
Quãng đường vật đi được trong 0,25 s là nhỏ nhất $$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí biên; khi đó vật đi từ vị trí góc $$ -\dfrac{\pi }{6}\to \dfrac{\pi }{6} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\min }}=\left( 6-3\sqrt{3} \right)+\left( 6-3\sqrt{3} \right)=12-6\sqrt{3}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\min }}=2A+\Delta {{s}_{\min }}=2. 6+\left( 12-6\sqrt{3} \right)=24-6\sqrt{3}\,cm. $$
Câu 17
Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 2 cm và chu kỳ 2 s. Quãng đường dài nhất và ngắn nhất mà vật đi được trong quãng thời gian 1,5 s lần lượt là
[A]. \[2+2\sqrt{2}\text{ }cm;\text{ }2-2\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[B]. \[4+2\sqrt{3}\text{ }cm;\text{ }8-2\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[C]. \[4+2\sqrt{2}\text{ }cm;\text{ }8-2\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[D]. \[4+2\sqrt{2}\text{ }cm;\text{ }8-2\sqrt{3}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta có tốc độ góc $$ \omega =\dfrac{2\pi }{T}=\pi \left( rad/s \right) $$
Có $$ t=1,5\,s=1+0,5=\dfrac{T}{2}+\dfrac{T}{4} $$
Mà trong những khoảng thời gian bằng nửa chu kì chất điểm đi được quãng đường 2A.
$$ \Rightarrow s=2A+\Delta s $$
Trong khoảng thời gian $$ \Delta t=0,5\,s $$ chất điểm quay được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{2}\,rad$$
Quãng đường vật đi được trong 0,5 s là lớn nhất
$$ \Rightarrow \Delta \alpha $$
đối xứng qua vị trí cân bằng, vật đi từ vị trí góc $$ \dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{3\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\max }}=\sqrt{2}+\sqrt{2}=2\sqrt{2}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\max }}=2A+\Delta {{s}_{\max }}=2. 2+2\sqrt{2}=4+2\sqrt{2}\,cm. $$
Quãng đường vật đi được trong 0,5 s là nhỏ nhất
$$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí biên; khi đó vật đi từ vị trí góc $$ -\dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\min }}=\left( 2-\sqrt{2} \right)+\left( 2-\sqrt{2} \right)=4-2\sqrt{2}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\min }}=2A+\Delta {{s}_{\min }}=2. 2+\left( 4-2\sqrt{2} \right)=8-2\sqrt{2}\,cm. $$
Câu 18
Cho một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 4 cm và tần số 1 Hz. Quãng đường dài nhất và ngắn nhất mà vật đi được trong quãng thời gian 1,75 s lần lượt là
[A]. \[4\left( 6+\sqrt{2} \right)\text{ }cm;\text{ 4}\left( 8-\sqrt{2} \right)\text{ }cm. \]
[B]. \[4\left( 8+\sqrt{2} \right)\text{ }cm;\text{ 4}\left( 8-\sqrt{2} \right)\text{ }cm. \]
[C]. \[4\left( 4+\sqrt{2} \right)\text{ }cm;\text{ 4}\left( 6-\sqrt{2} \right)\text{ }cm. \]
[D]. \[4\left( 6+\sqrt{2} \right)\text{ }cm;\text{ 4}\left( 6-\sqrt{2} \right)\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta có tốc độ góc
$$ \omega =2\pi f=2\pi \left( rad/s \right) $$
Có $$ t=1,75\,s=3. 0,5+0,25=3\dfrac{T}{2}+\dfrac{T}{4} $$
Mà trong những khoảng thời gian bằng nửa chu kì chất điểm đi được quãng đường 2A.
$$ \Rightarrow s=3. 2A+\Delta s $$
Trong khoảng thời gian $$ \Delta t=0,25\,s $$ chất điểm quay được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{2}\,rad$$
Quãng đường vật đi được trong 0,25 s là lớn nhất $$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí cân bằng, vật đi từ vị trí góc $$ \dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{3\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\max }}=2\sqrt{2}+2\sqrt{2}=4\sqrt{2}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\max }}=3. 2A+\Delta {{s}_{\max }}=3. 2. 4+4\sqrt{2}=24+4\sqrt{2}\,cm. $$
Quãng đường vật đi được trong 0,25 s là nhỏ nhất
$$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí biên; khi đó vật đi từ vị trí góc $$ -\dfrac{\pi }{4}\to \dfrac{\pi }{4} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\min }}=\left( 4-2\sqrt{2} \right)+\left( 4-2\sqrt{2} \right)=8-4\sqrt{2}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\min }}=3. 2A+\Delta {{s}_{\min }}=3. 2. 4+\left( 8-4\sqrt{2} \right)=32-4\sqrt{2}\,cm. $$
Câu 19
Một vật nhỏ đang dao động điều hòa với chu kỳ bằng 0,4 s và biên độ bằng 3 cm. Trong quá trình dao động, tỉ lệ giữa quãng thời gian dài nhất và quãng thời gian ngắn nhất để vật đi được cùng một độ dài quãng đường 3 cm là
[A]. 3,1.
[B]. 2.
[C]. 0,5.
[D]. 1,3.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác.
Vật đi được quãng đường 3 cm trong thời gian nhỏ nhất khi góc quay $$ \Delta \alpha $$
đối xứng qua vị trí cân bằng, đi trong thời gian lớn nhất khi góc quay $$ \Delta \alpha $$ đối xứng qua biên.
\[{{s}_{max}}=2Asin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}\Rightarrow 3=2. 3sin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}\Rightarrow {{\alpha }_{min}}=\dfrac{\pi }{3}\,rad\]
\[{{s}_{min}}=2A\left( 1-\cos \dfrac{{{\alpha }_{max}}}{2} \right)\Rightarrow 3=2. 3\left( 1-\cos \dfrac{{{\alpha }_{max}}}{2} \right)\Rightarrow {{\alpha }_{max}}=\dfrac{2\pi }{3}\,rad\]
Mà $$ \left\{ \begin{array}{l} {{\alpha }_{\min }}=\omega {{t}_{\min }} \\ {{\alpha }_{\max }}=\omega {{t}_{\max }} \end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{{t}_{\max }}}{{{t}_{\min }}}=\dfrac{{{\alpha }_{\max }}}{{{\alpha }_{\min }}}=\dfrac{\dfrac{2\pi }{3}}{\dfrac{\pi }{3}}=2. $$
Câu 20
Một vật nhỏ đang dao động điều hòa với chu kỳ bằng 0,5 s và biên độ bằng 4 cm. Trong quá trình dao động, tỉ lệ giữa quãng thời gian dài nhất và quãng thời gian ngắn nhất để vật đi được cùng một độ dài quang đường \[4\sqrt{3}\text{ }cm\] xấp xỉ bằng
[A]. 3,17.
[B]. 1,73.
[C]. 7,31.
[D]. 1,37.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác.
Vật đi được quãng đường 3 cm trong thời gian nhỏ nhất khi góc quay $$ \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí cân bằng, đi trong thời gian lớn nhất khi góc quay $$ \Delta \alpha $$ đối xứng qua biên.
\[{{s}_{max}}=2Asin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}\Rightarrow 4\sqrt{3}=2. 4sin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}\Rightarrow {{\alpha }_{min}}=\dfrac{2\pi }{3}\,rad\]
\[{{s}_{min}}=2A\left( 1-\cos \dfrac{{{\alpha }_{max}}}{2} \right)\Rightarrow 4\sqrt{3}=2. 4\left( 1-\cos \dfrac{{{\alpha }_{max}}}{2} \right)\Rightarrow {{\alpha }_{max}}=2,873\,rad\]
Mà $$ \left\{ \begin{array}{l} {{\alpha }_{\min }}=\omega {{t}_{\min }} \\ {{\alpha }_{\max }}=\omega {{t}_{\max }} \end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{{t}_{\max }}}{{{t}_{\min }}}=\dfrac{{{\alpha }_{\max }}}{{{\alpha }_{\min }}}=\dfrac{2,873}{\dfrac{2\pi }{3}}=1,37. $$
Câu 21
Một vật nhỏ dao động điều hòa với chu kỳ bằng 0,9 s và gia tốc cực đại trong quá trình dao động bằng\[{{\pi }^{2}}~m/{{s}^{2}}\]. Trong một chu kì, quãng thời gian ngắn nhất và quãng thời gian dài nhất để vật đi được một quãng đường bằng 60,75 cm lần lượt là
[A]. 0,40 s và 0,50 s.
[B]. 0,45 s và 0,60 s.
[C]. 0,60 s và 0,75 s.
[D]. 0,45 s và 0,50 s.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Tần số góc \[\omega =\dfrac{2\pi }{T}=\dfrac{2\pi }{0,9}=\dfrac{20\pi }{9}rad/s. \]
Biên độ dao động \[A=\dfrac{{{a}_{\max }}}{{{\omega }^{2}}}=\dfrac{{{\pi }^{2}}}{{{\left( \dfrac{20\pi }{9} \right)}^{2}}}=0,2025\,\,m=20,25\,\,cm. \]
$$ \Rightarrow s=60,75=2. 20,25+20,25=2A+A $$
$$ \Rightarrow t=\dfrac{T}{2}+\Delta t $$
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác.
Ta quy về tìm thời gian ngắn nhất và dài nhất để chất điểm đi được quãng đường bằng A.
\[s=2Asin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}\Rightarrow \]\[sin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}=\dfrac{20,25}{2. 20,25}=0,5\Rightarrow {{\alpha }_{min}}=\dfrac{\pi }{3}\,rad\]
\[\Rightarrow \text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{t}_{min}}=\dfrac{{{\alpha }_{\min }}}{\omega }=\dfrac{\dfrac{\pi }{3}}{\dfrac{20\pi }{9}}=0,15s\].
\[s=2A\left( 1-\cos \dfrac{{{\alpha }_{\max }}}{2} \right)\Rightarrow \]\[cos\dfrac{{{\alpha }_{max}}}{2}=1-\dfrac{20,25}{2. 20,25}=0,5\Rightarrow {{\alpha }_{max}}=\dfrac{2\pi }{3}\,rad\]
\[\Rightarrow \text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{t}_{max}}=\dfrac{{{\alpha }_{\max }}}{\omega }=\dfrac{\dfrac{2\pi }{3}}{\dfrac{20\pi }{9}}=0,3s. \]
$$ t=\dfrac{T}{2}+\Delta t\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {{t}_{\max }}=0,45+0,3=0,75\,s. \\ {{t}_{\min }}=0,45+0,15=0,6\,s. \end{array} \right. $$
Câu 22
Một vật nhỏ dao động điều hòa với chu kỳ bằng 0,18 s và vận tốc cực đại trong quá trình dao động bằng \[\pi \text{ }m/s\]. Quãng thời gian ngắn nhất và quãng thời gian dài nhất để vật đi được một quãng đường bằng 27 cm lần lượt là
[A]. 0,12 s và 0,16 s.
[B]. 0,09 s và 0,12 s.
[C]. 0,12 s và 0,15 s.
[D]. 0,09 s và 0,15 s.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Tần số góc \[\omega =\dfrac{2\pi }{T}=\dfrac{2\pi }{0,18}=\dfrac{100\pi }{9}rad/s. \]
Biên độ dao động \[A=\dfrac{{{v}_{\max }}}{\omega }=\dfrac{\pi }{\dfrac{100\pi }{9}}=0,09\,\,m=9\,\,cm. \]
$$ \Rightarrow s=27=2. 9+9=2A+A $$
$$ \Rightarrow t=\dfrac{T}{2}+\Delta t $$
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác.
Ta quy về tìm thời gian ngắn nhất và dài nhất để chất điểm đi được quãng đường bằng A.
\[s=2Asin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}\Rightarrow \]\[sin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}=\dfrac{9}{2. 9}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow {{\alpha }_{min}}=\dfrac{\pi }{3}\,rad\]
\[\Rightarrow \text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{t}_{min}}=\dfrac{{{\alpha }_{\min }}}{\omega }=\dfrac{\dfrac{\pi }{3}}{\dfrac{100\pi }{9}}=0,03\,s\].
\[s=2A\left( 1-\cos \dfrac{{{\alpha }_{\max }}}{2} \right)\Rightarrow \]\[cos\dfrac{{{\alpha }_{max}}}{2}=1-\dfrac{9}{2. 9}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow {{\alpha }_{max}}=\dfrac{2\pi }{3}\,rad\]
\[\Rightarrow \text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{t}_{max}}=\dfrac{{{\alpha }_{\max }}}{\omega }=\dfrac{\dfrac{2\pi }{3}}{\dfrac{100\pi }{9}}=0,06\,s. \]
$$ t=\dfrac{T}{2}+\Delta t\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {{t}_{\max }}=0,09+0,06=0,15\,s. \\ {{t}_{\min }}=0,09+0,03=0,12\,s. \end{array} \right. $$
Câu 23
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 5 cm và chu kỳ 1,5 s. Quãng thời gian ngắn nhất và quãng thời gian dài nhất để vật đi được một quãng đường bằng A lần lượt là
[A]. 0,375 s và 0,5 s.
[B]. 0,375 s và 0,75 s.
[C]. 0,25 s và 0,75 s.
[D]. 0,25 s và 0,5 s.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Tần số góc $$ \omega =\dfrac{2\pi }{T}=\dfrac{2\pi }{1,5}=\dfrac{4\pi }{3}\,\left( rad/s \right) $$
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác.
\[s=2Asin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}\Rightarrow \]\[sin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}=\dfrac{s}{2A}=\dfrac{A}{2A}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow {{\alpha }_{min}}=\dfrac{\pi }{3}\,rad\]
\[\Rightarrow \text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{t}_{min}}=\dfrac{{{\alpha }_{\min }}}{\omega }=\dfrac{\dfrac{\pi }{3}}{\dfrac{4\pi }{3}}=0,25\,s\].
\[s=2A\left( 1-\cos \dfrac{{{\alpha }_{\max }}}{2} \right)\Rightarrow \]\[cos\dfrac{{{\alpha }_{max}}}{2}=1-\dfrac{s}{2A}=1-\dfrac{A}{2A}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow {{\alpha }_{max}}=\dfrac{2\pi }{3}\,rad\]
\[\Rightarrow \text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{t}_{max}}=\dfrac{{{\alpha }_{\max }}}{\omega }=\dfrac{\dfrac{2\pi }{3}}{\dfrac{4\pi }{3}}=0,5\,s. \]
Câu 24
Cho một chất điểm đang dao động điều hòa với biên độ 3 cm và chu kỳ 3 s. Quãng thời gian ngắn nhất và quãng thời gian dài nhất để chất điểm đi hết quãng đường là 9 cm là
[A]. 1 s và 2,25 s.
[B]. 1 s và 2 s.
[C]. 2 s và 2,5 s.
[D]. 0,5 s và 2,5 s.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Tần số góc \[\omega =\dfrac{2\pi }{T}=\dfrac{2\pi }{3}rad/s. \]
$$ \Rightarrow s=9=2. 3+3=2A+A $$
$$ \Rightarrow t=\dfrac{T}{2}+\Delta t $$
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác.
Ta quy về tìm thời gian ngắn nhất và dài nhất để chất điểm đi được quãng đường bằng A.
\[s=2Asin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}\Rightarrow \]\[sin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}=\dfrac{s}{2A}=\dfrac{3}{2. 3}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow {{\alpha }_{min}}=\dfrac{\pi }{3}\,rad\]
\[\Rightarrow \text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{t}_{min}}=\dfrac{{{\alpha }_{\min }}}{\omega }=\dfrac{\dfrac{\pi }{3}}{\dfrac{2\pi }{3}}=0,5\,s\].
\[s=2A\left( 1-\cos \dfrac{{{\alpha }_{\max }}}{2} \right)\Rightarrow \]\[cos\dfrac{{{\alpha }_{max}}}{2}=1-\dfrac{s}{2. A}=1-\dfrac{3}{2. 3}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow {{\alpha }_{max}}=\dfrac{2\pi }{3}\,rad\]
\[\Rightarrow \text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{t}_{max}}=\dfrac{{{\alpha }_{\max }}}{\omega }=\dfrac{\dfrac{2\pi }{3}}{\dfrac{2\pi }{9}}=1\,s. \]
$$ t=\dfrac{T}{2}+\Delta t\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {{t}_{\max }}=1,5+1=2,5\,s. \\ {{t}_{\min }}=1,5+0,5=2\,s. \end{array} \right. $$
Câu 25
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 4 cm và chu kỳ 2 s. Quãng thời gian ngắn nhất để vật đi hết quãng đường \[4\sqrt{2}\text{ }cm\] là
[A]. \[\dfrac{1}{3}\text{ }s. \]
[B]. \[\dfrac{2}{3}\,\,s. \]
[C]. 0,5 s.
[D]. 1 s.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Tần số góc \[\omega =\dfrac{2\pi }{T}=\pi \,rad/s. \]
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác, chất điểm đi được quãng đường \[4\sqrt{2}\text{ }cm\] khi đi quay một góc $$ {{\alpha }_{\min }} $$ đối xứng qua vị trí cân bằng như hình.
\[s=2Asin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}\Rightarrow \]\[4\sqrt{2}=2. 4sin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}\Rightarrow \]\[sin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}=\dfrac{4\sqrt{2}}{2. 4}=\dfrac{1}{\sqrt{2}}\Rightarrow {{\alpha }_{min}}=\dfrac{\pi }{2}\,rad\]
\[\Rightarrow \text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{t}_{min}}=\dfrac{{{\alpha }_{\min }}}{\omega }=\dfrac{\dfrac{\pi }{2}}{\pi }=0,5\,s\].
Câu 26
Vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ li độ \[x=A\] đến li độ \[x=\dfrac{A}{\sqrt{2}}\] là
[A]. $$ \dfrac{T}{12}. $$
[B]. $$ \dfrac{T}{4}. $$
[C]. $$ \dfrac{T}{6}. $$
[D]. $$ \dfrac{T}{8}. $$
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Để vật đi từ li độ \[x=A\] đến li độ \[x=\dfrac{A}{\sqrt{2}}\] mất ít thời gian nhất thì vật đi từ vị trí $$ {{M}_{1}} $$ đến vị trí $$ {{M}_{2}} $$ như hình vẽ.
\[\Rightarrow \alpha =\dfrac{\pi }{4}\Rightarrow \Delta t=\dfrac{T}{8}. \]
Câu 27
Một vật dao động điều hòa với biên độ 6 cm, chu kỳ 6 s. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến khi vật ở cách vị trí cân băng 1 đoạn bằng $$ 3\sqrt{3}\,cm $$ là
[A]. 0,5 s.
[B]. 0,75 s.
[C]. 1 s.
[D]. 3,5 s.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Ta có \[\left| x \right|=3\sqrt{3}\,cm\Rightarrow x=3\sqrt{3}\,cm\] hoặc \[x=-3\sqrt{3}\,cm\].
Để vật đi từ vị trí cân bằng đến khi vật ở cách vị trí cân băng 1 đoạn bằng $$ 3\sqrt{3}\,cm $$ mất ít thời gian nhất thì vật đi từ $$ {{M}_{1}}\to {{M}_{2}} $$ như hình vẽ.
\[\Rightarrow \alpha =\dfrac{\pi }{3}\Rightarrow \text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }t=\dfrac{T}{6}=1\,s. \]
Câu 28
Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm, chu kỳ 6 giây. Thời gian ngắn nhất vật đi được quãng đường có độ dài 36 cm là
[A]. 7 s.
[B]. 13 s.
[C]. 14 s.
[D]. 26 s.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Tần số góc \[\omega =\dfrac{2\pi }{T}=\dfrac{2\pi }{6}=\dfrac{\pi }{3}\,rad/s. \]
Ta có $$ 36=2. 4. 4+4=2. 4A+A $$
$$ \Rightarrow t=2T+\Delta t $$
Xét bài toán tìm thời gian ngắn nhất vật đi được quãng đường 4 cm.
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác, chất điểm đi được quãng đường 4 cm khi đi quay một góc
$$ {{\alpha }_{\min }} $$ đối xứng qua vị trí cân bằng như hình.
\[s=2Asin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}\Rightarrow \]\[4=2. 4sin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}\Rightarrow \]\[sin\dfrac{{{\alpha }_{min}}}{2}=\dfrac{4}{2. 4}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow {{\alpha }_{min}}=\dfrac{\pi }{3}\,rad\]
\[\Rightarrow \text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{t}_{min}}=\dfrac{{{\alpha }_{\min }}}{\omega }=\dfrac{\dfrac{\pi }{3}}{\dfrac{\pi }{3}}=1\,s. \]
Thời gian ngắn nhất vật đi được quãng đường có độ dài 36 cm là
$$ t=2T+\Delta t=2. 6+1=13\,s. $$
Câu 29
Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 2 giây. Tỉ số giữa tốc độ trung bình nhỏ nhất và lớn nhất của chất điểm trong thời gian $$ \dfrac{4}{3}\,s $$ là
[A]. \[5-3\sqrt{2}. \]
[B]. $$ \dfrac{4-\sqrt{3}}{3}. $$
[C]. \[\sqrt{2}-1. \]
[D]. \[\dfrac{\sqrt{3}}{3}. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Tần số góc \[\omega =\dfrac{2\pi }{T}=\dfrac{2\pi }{2}=\pi \,rad/s. \]
$$ t=\dfrac{4}{3}\,s=1+\dfrac{1}{3}\,s=\dfrac{T}{2}+\dfrac{T}{6} $$
$$ s=2A+\Delta s $$
Trong khoảng thời gian $$ \dfrac{1}{3}\,s $$ chất điểm quay được một góc $$ \Delta \alpha =\omega . \Delta t=\dfrac{\pi }{3}\,rad$$
Tốc độ chuyển động trung bình của chất điểm lớn nhất khi quãng đường vật đi được trong $$ \dfrac{1}{3}\,s $$ là lớn nhất $$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí cân bằng, vật đi từ vị trí góc $$ \dfrac{\pi }{3}\to \dfrac{2\pi }{3} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\max }}=\dfrac{A}{2}+\dfrac{A}{2}=A\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\max }}=2A+\Delta {{s}_{\max }}=2A+A=3A. $$
Tốc độ trung bình lớn nhất là $$ {{v}_{tb\max }}=\dfrac{{{s}_{\max }}}{\Delta t}=\dfrac{3A}{\dfrac{4}{3}}=\dfrac{9A}{4}\,. $$
Tốc độ chuyển động trung bình của chất điểm nhỏ nhất khi quãng đường vật đi được trong $$ \dfrac{1}{3}\,s $$
là nhỏ nhất $$ \Rightarrow \Delta \alpha $$ đối xứng qua vị trí biên; khi đó vật đi từ vị trí góc $$ -\dfrac{\pi }{6}\to \dfrac{\pi }{6} $$ trên đường tròn.
$$ \Rightarrow \Delta {{s}_{\min }}=\left( A-\dfrac{A\sqrt{3}}{2} \right)+\left( A-\dfrac{A\sqrt{3}}{2} \right)=2A-A\sqrt{3}\,cm. $$
$$ \Rightarrow {{s}_{\min }}=2A+\Delta {{s}_{\min }}=2A+2A-A\sqrt{3}=4A-A\sqrt{3} $$
Tốc độ trung bình nhỏ nhất là
$$ {{v}_{tb\min }}=\dfrac{{{s}_{\min }}}{\Delta t}=\dfrac{4A-A\sqrt{3}}{\dfrac{4}{3}}=3A-\dfrac{3\sqrt{3}\,A}{4}. $$
$$ \Rightarrow \dfrac{{{v}_{tb\min }}}{{{v}_{tb\max }}}=\dfrac{3A-\dfrac{3\sqrt{3}\,A}{4}}{\dfrac{9A}{4}}=\dfrac{4-\sqrt{3}}{3}. $$
Câu 30
Một con lắc lò xo dao động với biên độ A, trong một chu kỳ thời gian ngắn nhất để con lắc di chuyển từ vị trí có li độ \[x=-A\] đến vị trí có li độ \[x~=\dfrac{A}{2}\] là 1 s. Chu kì dao động của con lắc là
[A]. \[\dfrac{1}{3}\text{ }s. \]
[B]. 3 s.
[C]. 2 s.
[D]. 6 s.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường cực đại, quãng đường cực tiểu trong dao động điều hòa
Biểu diễn dao động con lắc trên đường tròn lượng giác.
Trong một chu kì, thời gian ngắn nhất để con lắc di chuyển từ vị trí có li độ \[x=-A\] đến vị trí có li độ \[x~=\dfrac{A}{2}\] là khi đi từ vị trí
$$ {{M}_{1}}\to {{M}_{2}}. $$
$$ \Rightarrow \alpha =\dfrac{2\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{T}{3}=1\,s\Rightarrow T=3\,s. $$