Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết – tổng hợp đề thi thử vật lí 2024

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết
Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết

Câu 1.

Một vật dao động điều hòa theo trục Ox có phương trình x = Acos(ωt + φ). Pha của dao động tại thời điểm t là

[A]. Acos(ωt + φ).

[B]. (ωt + φ).

[C]. φ.

[D]. ωt.

Hướng dẫn

Pha của dao động tại thời điểm t là (ωt + φ).

[collapse]

Câu 2.

Trong trò chơi dân gian “ đánh đu”, khi người đánh đu cho đu dao động với biên độ ổn định thì dao động của hệ lúc đó là dao động

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết
Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết

[A]. tự do.

[B]. cưỡng bức.

[C]. tắt dần.

[D]. duy trì.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Khi người đánh đu cho đu dao động với biên độ ổn định thì dao động của hệ lúc đó là dao động duy trì.

[collapse]

Câu 3.

Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động

[A]. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

[B]. cùng tần số, cùng phương.

[C]. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.

[D]. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

[collapse]

Câu 4.

Trong hình vẽ bên là thiết bị nào sau đây?

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết
Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết

[A]. Động cơ không đồng bộ ba pha.

[B]. Máy biến áp.

[C]. Động cơ không đồng bộ một pha.

[D]. Máy phát điện xoay chiều.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Trong hình vẽ là máy phát điện xoay chiều.

[collapse]

Câu 5.

Xung quanh một nam châm dao động điều hòa xuất hiện

[A]. dòng điện cảm ứng.

[B]. chỉ có điện trường.

[C]. điện từ trường.

[D]. chỉ có từ trường.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Từ trường biến thiên sinh ra điện trường xoáy.

[collapse]

Câu 6.

Trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, người ta thường dùng nhiệt kế điện tử đo trán để đo thân nhiệt nhằm sàng lọc những người có nguy cơ nhiễm bệnh. Thiết bị này hoạt động dựa trên tính chất nào sau đây của tia hồng ngoại?

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết
Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết

[A]. Tác dụng sinh lí.

[B]. Tác dụng làm phát quang.

[C]. Tác dụng ion hóa các chất.

[D]. Tác dụng nhiệt.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Nhiệt kế điện tử hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của tia hồng ngoại.

[collapse]

Câu 7.

Người ta sản xuất ra các loại công tắc điện có đặc điểm sau đây: khi đèn trong phòng tắt đi, ta thấy nút bấm của công tắc phát ra ánh sáng màu xanh. Sự phát sáng này kéo dài hàng giờ, rất thuận tiện cho việc tìm chỗ bật điện trong đêm. Đó là hiện tượng

[A]. huỳnh quang.

[B]. điện phát quang.

[C]. lân quang.

[D]. tia catốt phát quang.

Hướng dẫn

Sự phát quang của chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát quang này gọi là sự lân quang.

[collapse]

Câu 8.

Trên một sợi dây đàn hồi căng ngang đang có sóng dừng như hình vẽ. Sóng truyền trên dây có bước sóng là λ. Chiều dài của sợi dây là

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết
Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết

[A]. \[\dfrac{3\lambda }{2}\cdot \]

[B]. 3λ.

[C]. \[\dfrac{3\lambda }{4}\cdot \]

[D]. \[\dfrac{\lambda }{3}\cdot \]

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Dây có 2 đầu cố định, sóng dừng trên dây với 3 bụng sóng nên $$ \ell =\dfrac{3\lambda }{2}\cdot $$

[collapse]

Câu 9.

Điện áp giữa hai cực một vôn kế xoay chiều là u = $$ 100\sqrt{2} $$ cos100πt (V). Số chỉ của vôn kế là

[A]. 100 V.

[B]. 141 V.

[C]. 70 V.

[D]. 50 V.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Số chỉ của vôn kế là giá trị hiệu dụng của điện áp: $$ U=\dfrac{{{U}_{0}}}{\sqrt{2}}=100\left( V \right) $$

[collapse]

Câu 10.

Gọi tốc độ truyền sóng điện từ trong không khí là c. Một mạch LC đang dao động tự do, người ta đo được điện tích cực đại trên tụ điện là q0 và dòng điện cực đại trong mạch là I0 . Nếu dùng mạch này làm mạch chọn sóng cho máy thu thanh thì bước sóng mà nó bắt được tính bằng công thức

[A]. $$ \lambda =2\pi c\dfrac{{{q}_{0}}}{{{I}_{0}}}\cdot $$

[B]. $$ \lambda =2\pi c{{q}_{0}}{{I}_{0}}. $$

[C]. $$ \lambda =2\pi c\sqrt{{{q}_{0}}{{I}_{0}}}. $$

[D]. $$ \lambda =\dfrac{{{I}_{0}}}{{{q}_{0}}}\cdot $$

Hướng dẫn

Từ trường biến thiên sinh ra điện trường xoáy.
$$ \lambda =c. \dfrac{2\pi }{\omega }=2\pi c\dfrac{{{q}_{0}}}{{{I}_{0}}}\cdot $$

[collapse]

Câu 11.

Trong thí nghiệm Y-âng, chiếu vào hai khe lần lượt các ánh sáng đơn sắc: lục (I); đỏ (II); vàng (III) và tím (IV) thì ánh sáng đơn sắc cho khoảng vân lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là

[A]. (I) và (IV).

[B]. (II) và (III).

[C]. (III) và (IV).

[D]. (II) và (IV).

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

$$ i=\dfrac{\lambda D}{a}\xrightarrow{{{\lambda }_{do}}>{{\lambda }_{vang}}>{{\lambda }_{luc}}>{{\lambda }_{tim}}}{{i}_{do}}>{{i}_{vang}}>{{i}_{luc}}>{{i}_{tim}}\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{{i}_{\text{max}}}={{i}_{do}} \\
{{i}_{\text{min}}}={{i}_{tim}}
\end{array} \right. $$

[collapse]

Câu 12.

Cho tốc độ của ánh sáng trong chân không là c. Theo thuyết tương đối, một vật có khối lượng nghỉ m0 chuyển động với tốc độ v thì nó có khối lượng động (khối lượng tương đối tính) là

[A]. $$ \dfrac{{{m}_{0}}}{\sqrt{1+{{\left( \dfrac{v}{c} \right)}^{2}}}}. $$

[B]. $$ \dfrac{{{m}_{0}}}{\sqrt{1-{{\left( \dfrac{v}{c} \right)}^{2}}}}. $$

[C]. $$ {{m}_{0}}\sqrt{1+{{\left( \dfrac{v}{c} \right)}^{2}}}. $$

[D]. $$ {{m}_{0}}\sqrt{1-{{\left( \dfrac{v}{c} \right)}^{2}}}. $$

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Theo thuyết tương đối, một vật có khối lượng nghỉ m0 chuyển động với tốc độ v thì nó có khối lượng động (khối lượng tương đối tính) là \[m=\dfrac{{{m}_{0}}}{\sqrt{1-{{\left( \dfrac{v}{c} \right)}^{2}}}}. \]

[collapse]

Câu 13.

Chiếu một tia sáng đơn sắc P đến mặt phân cách giữa vật liệu A và B với góc tới 50° thì tia sáng bị phản xạ toàn phần, sau đó khúc xạ tại mặt phân cách giữa A và C và tới mặt phân cách giữa C và B như hình vẽ. Biết góc tới hạn giữa A và B là 45°. Nhận xét nào sau đâu là đúng.

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết 47

[A]. Chiết suất của A lớn hơn chiết suất của B.

[B]. Chiết suất của A nhỏ hơn chiết suất của C.

[C]. Tốc độ truyền của tia sáng P trong môi trường A lớn hơn trong môi trường C.

[D]. Tại mặt phân cách giữa C và B, tia sáng P bị phản xạ toàn phần.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

+ Vì P bị phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa A và B nên chiết suất của A lớn hơn chiết suất của B \[\left( {{n}_{A}}>{{n}_{B}} \right). \]
+ Khi P khúc xạ tại mặt phân cách giữa A và C thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới nên chiết suất của A lớn hơn chiết suất của C \[\left( {{n}_{C}}<{{n}_{A}} \right)\] ⇒ tốc độ của P tại A nhỏ hơn tốc độ C.
+ Chiết suất của C nhỏ hơn A và lớn hơn B nên góc tới hạn giữa C và B lớn hơn 45°. Khi P khúc xạ từ A đến C thì góc khúc xạ lớn hơn 50° nên góc tới từ C đến B nhỏ hơn 40°. Do đó, P không bị phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa C và B.

[collapse]

Câu 14.

Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là A1 = 8 cm; A2 = 15 cm và lệch pha nhau $$ \dfrac{\pi }{2}\cdot $$ Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ bằng

[A]. 23 cm.

[B]. 7 cm.

[C]. 11 cm.

[D]. 17 cm.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Hai dao động vuông pha nên: \[A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}=\sqrt{{{8}^{2}}+{{15}^{2}}}=17\,cm. \]

[collapse]

Câu 15.

Sóng của hệ phát thanh VOV giao thông có tần số 91 MHz truyền với tốc độ \[{{3. 10}^{8}}\,{m}/{s}\;\] có bước sóng là

[A]. 2,73 m.

[B]. 6 m.

[C]. 9,1 m.

[D]. 3,3 m.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

$$ \lambda =\dfrac{v}{f}=\dfrac{{{3. 10}^{8}}}{{{91. 10}^{6}}}=3,3\,m. $$

[collapse]

Câu 16.

Trong giờ thực hành, để đo điện trở RX của dụng cụ, một học sinh đã mắc nối tiếp điện trở đó với biến trở R0 vào mạch điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch dòng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi, tần số xác định. Kí hiệu $$ {{u}_{X}},{{u}_{{{R}_{0}}}} $$ lần lượt là điện áp giữa hai đầu RX và R0. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa $$ {{u}_{X}},{{u}_{{{R}_{0}}}} $$ là

[A]. đoạn thẳng.

[B]. đường elip.

[C]. đường Hypebol.

[D]. đường tròn.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Ta có $$ {{u}_{R}},{{u}_{{{R}_{0}}}} $$
luôn cùng pha nên đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa $$ {{u}_{X}},{{u}_{{{R}_{0}}}} $$ là đoạn thẳng.

[collapse]

Câu 17.

Một máy biến áp lý tưởng đang hoạt động. Gọi U1 và U2 lần lượt là điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp và ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở. Nếu máy biến áp là máy tăng áp thì

[A]. $$ {{U}_{2}}=\dfrac{1}{{{U}_{1}}}\cdot $$

[B]. $$ \dfrac{{{U}_{2}}}{{{U}_{1}}}=1. $$

[C]. $$ \dfrac{{{U}_{2}}}{{{U}_{1}}}<1. $$

[D]. $$ \dfrac{{{U}_{2}}}{{{U}_{1}}}>1. $$

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Máy tăng áp có hiệu điện thế hiệu dụng ở đầu ra (ở cuộn thứ cấp) lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở đâu vào (ở cuộn sơ cấp).

[collapse]

Câu 18.

Khi cho một tia sáng đơn sắc đi từ nước có chiết suất $$ \dfrac{4}{3} $$ vào một môi trường trong suốt nào đó thì tốc độ của ánh sáng bị giảm đi một lượng là 108 m/s. Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt với ánh sáng đơn sắc này bằng

[A]. 1,5.

[B]. $$ \sqrt{2} $$ .

[C]. 2,4.

[D]. 2.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

$$ \dfrac{c}{\dfrac{4}{3}}-\dfrac{c}{n}={{10}^{8}}\to n=2,4 $$

[collapse]

Câu 19.

Dùng một nơtron \[\left( {}_{0}^{1}n \right)\] bắn phá vào hạt nhân urani \[\left( {}_{92}^{235}U \right)\] gây ra phản ứng hạt nhân, kết quả tạo ra một hạt nhân krypton \[\left( {}_{36}^{92}K\text{r} \right)\] và hạt nhân nguyên tử A, đồng thời giải phóng ba nơtron và giải phóng năng lượng như hình vẽ.

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết 49

Chọn các phương án đúng trong các phương án sau đây:
① Phản ứng đã cho là một phản ứng phân hạch.
② Số khối của A là 141.
③ Tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn sau phản ứng.

[A]. ①.

[B]. ②.

[C]. ① và ②.

[D]. ① và ③.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

+ Phân hạch là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai hạt nhân có số khối trung bình (giữa bảng tuần
hoàn) và có thể kèm theo sự phát kèm theo vài nơtrôn ⇒ ① đúng.
+ Trong phản ứng hạt nhân, số khối trước và sau phản ứng được bảo toàn nên số khối của A là 141 ⇒ ② đúng.
+ Phản ứng tỏa năng lượng nên tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng lớn hơn sau phản ứng ⇒ ③ sai.

[collapse]

Câu 20.

Cho các điện tích điểm A và B lần lượt được đặt cố định tại \[x=0\] và \[x=3d\] như hình vẽ bên.

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết 51

Tại \[x=d,\] điện trường bằng không và tại \[x=2d,\] hướng của điện trường theo hướng chiều dương của trục Ox. Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng nhất về đường sức điện trường xung quanh A và B?

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết 53

[A]. Hình 1.

[B]. Hình 2.

[C]. Hình 3.

[D]. Hình 4.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Chiều của đường sức điện trường là chiều từ điện tích dương (+) sang điện tích âm (-).
Tại x = d, điện trường bằng 0 nên A và B phải mang điện cùng loại.
Tại x = 2d, hướng của điện trường theo hướng chiều dương của trục Ox nên B mang điện âm.
Cường độ điện trường tại điểm cách điện tích A một khoảng r tỉ lệ với q/r2.
⇒ Điện tích A và B đều là điện tích âm (-), độ lớn của điện tích ở B lớn hơn ở A.
⇒ Hình 4 mô tả đúng nhất về đường sức điện trường xung quanh A và B.

[collapse]

Câu 21.

Một ống dây có độ tự cảm là 0,5 H được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc điện, dòng điện qua ống dây biến đổi theo thời gian như đồ thị hình bên. Suất điện động tự cảm trong ống dây từ sau khi đóng công tắc điện đến thời điểm 0,01 s có độ lớn là

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết 55

[A]. 100 V

[B]. 50 V

[C]. 150 V

[D]. 200 V

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Suất điện động tự cảm trong ống dây là: $$ \left| {{e}_{tc}} \right|=L. \left| \dfrac{\Delta i}{\Delta t} \right|=0,5. \dfrac{2}{0,01}=100\left( V \right) $$

[collapse]

Câu 22.

Cho hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt \[{{x}_{1}}=2cos\left( \omega t \right)cm,\text{ }{{x}_{2}}=4cos\left( \omega t+\pi
\right)cm. \] Ở thời điểm bất kì, ta luôn có

[A]. \[\dfrac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}}=-\dfrac{{{v}_{1}}}{{{v}_{2}}}=\dfrac{1}{2}\cdot \]

[B]. \[\dfrac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}}=-\dfrac{{{v}_{1}}}{{{v}_{2}}}=-\dfrac{1}{2}\cdot \]

[C]. \[\dfrac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}}=\dfrac{{{v}_{1}}}{{{v}_{2}}}=\dfrac{1}{2}\cdot \]

[D]. \[\dfrac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}}=\dfrac{{{v}_{1}}}{{{v}_{2}}}=-\dfrac{1}{2}\cdot \]

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Với hai đại lượng ngược pha, ta luôn có \[\dfrac{{{x}_{1}}}{{{x}_{2}}}=\dfrac{{{v}_{1}}}{{{v}_{2}}}=-\dfrac{{{A}_{1}}}{{{A}_{2}}}=-\dfrac{1}{2}\cdot \]

[collapse]

Câu 23.

Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì \[{{Z}_{\text{L}}}=2{{Z}_{\text{C}}}=2R. \] Hệ số công suất của mạch khi đó là

[A]. 1.

[B]. $$ \dfrac{\sqrt{3}}{2}\cdot $$

[C]. $$ \dfrac{1}{\sqrt{2}}\cdot $$

[D]. $$ \dfrac{1}{2}\cdot $$

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Chuẩn hóa R = 1.
$$ \Rightarrow \cos \varphi =\dfrac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}=\dfrac{1}{\sqrt{{{1}^{2}}+{{(2-1)}^{2}}}}=\dfrac{1}{\sqrt{2}}\cdot $$

[collapse]

Câu 24.

Đặt một điện áp xoay chiều có tần số không đổi và có giá trị hiệu dụng U = 40 V vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R và tụ điện mắc nối tiếp. Điều chỉnh R đến giá trị công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch đạt cực đại. Khi đó, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là

[A]. $$ 10\sqrt{2}\,V. $$

[B]. 20 V.

[C]. 40 V.

[D]. $$ 20\sqrt{2}\,V. $$

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

$$ \sin \varphi =-\dfrac{{{U}_{C}}}{U}\Rightarrow \sin \left( -\dfrac{\pi }{4} \right)=-\dfrac{{{U}_{C}}}{40}\Rightarrow {{U}_{C}}=20\sqrt{2}\,V. $$

[collapse]

Câu 25.

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1 m. Tại vị trí M trên màn, cách vân sáng trung tâm một đoạn 4,4 mm là vân tối thứ 6. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm bằng

[A]. 0,4 μm.

[B]. 0,6 μm.

[C]. 0,5 μm.

[D]. 0,44 μm.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

$$ \left| x \right|=\left( 6-0,5 \right)\dfrac{\lambda D}{a}=4,4\ mm\to \lambda =0,4\ \mu m. $$

[collapse]

Câu 26.

Công thoát của các chất canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là: 2,89 eV; 2,26eV; 4,78 eV và 4,14 eV. Để đồng thời gây ra hiệu ứng quang điện với hai kim loại mà chỉ sử dụng một chùm bức xạ đơn sắc thì bước sóng λ của chùm bức xạ đó phải thoả mãn điều kiện

[A]. λ < 0,26 μm.

[B]. λ < 0,43 μm.

[C]. 0,43 μm < λ < 0,55 μm.

[D]. 0,30 μm < λ < 0,43 μm.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Công thoát của các chất sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: 2,26eV; 2,89 eV; 4,14 eV và 4,78 eV.
Để gây ra hiệu ứng quang điện đối với kim loại, năng lượng photon ε của bức xạ chiếu vào phải thỏa mãn: ε ≥ A.
Để đồng thời gây ra hiệu ứng quang điện với hai kim loại mà chỉ sử dụng một chùm bức xạ đơn sắc thì: 2,89 eV ≤ ε < 4,14 eV (chỉ gây ra hiệu ứng quang điện đối với kali và canxi).
\[\begin{array}{l}
2,89\text{ }eV\le \varepsilon <4,14\text{ }eV\xrightarrow{\varepsilon =\dfrac{hc}{\lambda }}2,89. 1,{{6. 10}^{-19}}\le \dfrac{6,{{625. 10}^{-34}}{{. 3. 10}^{8}}}{\lambda }\le 4,14. 1,{{6. 10}^{-19}} \\
\Leftrightarrow 0,30\left( \mu m \right)<\lambda \le 0,43\left( \mu m \right).
\end{array}\]

[collapse]

Câu 27.

Cho ba hạt nhân X, Y, Z có số nuclon tương ứng là \[{{A}_{X}},{{A}_{Y}},{{A}_{Z}}\] với \[{{A}_{X}}=2. {{A}_{Y}}=0,5. {{A}_{Z}}\]. Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là \[\Delta {{E}_{X}},\Delta {{E}_{Y}},\Delta {{E}_{Z}}\] với \[\Delta {{E}_{Z}}<\Delta {{E}_{X}}<\Delta {{E}_{Y}}\] . Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là

[A]. X, Y, Z.

[B]. Z, X, Y.

[C]. Y, Z, X.

[D]. Y, X, Z.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Không làm thay đổi kết quả bài toán, đặt \[{{A}_{Y}}=1\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{{A}_{X}}=2. {{A}_{Y}}=2 \\
{{A}_{Z}}=\dfrac{2}{0,5}. {{A}_{Y}}=4
\end{array} \right. \]
Để xét tính bền vững của các hạt nhân ta dựa vào năng lượng liên kết riêng \[{{\text{W}}_{lk\text{r}}}=\dfrac{\Delta E}{A}\]
\[\left\{ \begin{array}{l}
{{\text{W}}_{lk\text{r}\left( X \right)}}=\dfrac{\Delta {{E}_{X}}}{{{A}_{X}}}=\dfrac{\Delta {{E}_{X}}}{2}\Rightarrow \Delta {{E}_{X}}=2{{\text{W}}_{lk\text{r}\left( X \right)}} \\
{{\text{W}}_{lk\text{r}\left( Y \right)}}=\dfrac{\Delta {{E}_{Y}}}{{{A}_{Y}}}=\Delta {{E}_{Y}}\Rightarrow \Delta {{E}_{Y}}={{\text{W}}_{lk\text{r}\left( Y \right)}} \\
{{\text{W}}_{lk\text{r}\left( Z \right)}}=\dfrac{\Delta {{E}_{Z}}}{{{A}_{Z}}}=\dfrac{\Delta {{E}_{Z}}}{4}\Rightarrow \Delta {{E}_{Z}}=4{{\text{W}}_{lk\text{r}\left( Z \right)}}
\end{array} \right. \xrightarrow{\Delta {{E}_{Z}}<\Delta {{E}_{X}}<\Delta {{E}_{Y}}}4{{\text{W}}_{lk\text{r}\left( Z \right)}}<2{{\text{W}}_{lk\text{r}\left( X \right)}}<{{\text{W}}_{lk\text{r}\left( Y \right)}}\]
Tính bền vững của các hạt nhân theo thứ tự giảm dần là: Y, X, Z.

[collapse]

Câu 28.

Trong phản ứng hạt nhân: $$ {}_{9}^{19}F+p\to {}_{8}^{16}O+X $$ , hạt X là

[A]. êlectron.

[B]. pôzitron.

[C]. prôtôn.

[D]. hạt α.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Áp dụng định luật bảo toàn số proton và định luật bảo toàn số khối ta có:
$$ \left\{ \begin{array}{l}
19+1=16+{{A}_{X}} \\
9+1=8+{{Z}_{X}}
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{{A}_{X}}=4 \\
{{Z}_{X}}=2
\end{array} \right. $$
⟹ Hạt X là hạt α $$ \left( {}_{2}^{4}He \right). $$

[collapse]

Câu 29.

Ba lò xo giống hệt nhau, đầu trên treo vào các điểm cố định, đầu dưới treo lần lượt các vật có khối lượng m1, m2 và m3. Kéo ba vật xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng để ba lò xo dãn thêm một lượng như nhau rồi thả nhẹ thì ba vật dao động điều hòa với gia tốc cực đại lần lượt là $$ {{\text{a}}_{01}}=8,00~\,{m}/{{{s}^{2}}}\;,{{\text{a}}_{02}}=10,00~\,{m}/{{{s}^{2}}}\; $$
và $$ {{\text{a}}_{03}}. $$ Nếu $$ {{m}_{3}}=2{{m}_{1}}+3{{m}_{2}} $$ thì $$ {{\text{a}}_{03}} $$ bằng

[A]. $$ 7,33\,{m}/{{{s}^{2}}}\;. $$

[B]. $$ 4,63\,{m}/{{{s}^{2}}}\;. $$

[C]. $$ 1,82\,{m}/{{{s}^{2}}}\;. $$

[D]. $$ 9,00\,{m}/{{{s}^{2}}}\;. $$

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

$$ m=\dfrac{{{F}_{\max }}}{{{a}_{\max }}}=\dfrac{kA}{{{a}_{\max }}}\xrightarrow{{{m}_{3}}=2{{m}_{1}}+3{{m}_{2}}}\dfrac{1}{{{a}_{03}}}=\dfrac{2}{{{a}_{01}}}+\dfrac{3}{{{a}_{02}}}\Rightarrow \dfrac{1}{{{a}_{03}}}=\dfrac{2}{8}+\dfrac{3}{10}\Rightarrow {{a}_{03}}\approx 1,82\,{m}/{{{s}^{2}}}\;. $$

[collapse]

Câu 30.

Để đo tốc độ truyền sóng v trên mặt chất lỏng, người ta cho nguồn dao động theo phương thẳng đứng với tần số f = 100 Hz ± 0,02% chạm vào mặt chất lỏng để tạo thành các vòng tròn đồng tâm lan truyền ra xa. Đo khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng liên tiếp trên cùng một phương truyền sóng thì thu được kết quả d = 0,48 m ± 0,66%. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây AB là

[A]. v = 6 m/s ± 1,34%.

[B]. v = 12 m/s ± 0,68%.

[C]. v = 6 m/s ± 0,68%.

[D]. v = 12 m/s ± 1,34%.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng liên tiếp là $$ 4\lambda $$ .
Ta có \[\text{d}=4\lambda =4\dfrac{v}{f}\Rightarrow \overline{v}=\dfrac{\overline{d}. \overline{f}}{4}=\dfrac{0,48. 100}{4}=12\,\,{m}/{s}\;. \]
$$ \to $$ Sai số tương đối của phép đo $$ \dfrac{\Delta v}{\overline{v}}=\dfrac{\Delta d}{\overline{d}}+\dfrac{\Delta f}{\overline{f}}=0,66+0,02=0,68 $$% .

[collapse]

Câu 31.

Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình \[B={{B}_{0}}\cos \left( 2\pi {{. 10}^{8}}t+\dfrac{\pi }{3} \right)\](B0 > 0, t tính bằng s). Kể từ lúc t = 0, thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là

[A]. \[\dfrac{{{10}^{-8}}}{9}s. \]

[B]. \[\dfrac{{{10}^{-8}}}{8}s. \]

[C]. \[\dfrac{{{10}^{-8}}}{12}s. \]

[D]. \[\dfrac{{{10}^{-8}}}{6}s. \]

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì cường độ điện trường và cảm ứng từ luôn dao động cùng pha nhau. Phương trình cường độ điện trường: \[E={{E}_{0}}\cos \left( 2\pi {{. 10}^{8}}t+\dfrac{\pi }{3} \right)\,\]
Tại t = 0: \[\left\{ \begin{array}{l}
E=\dfrac{{{E}_{0}}}{2} \\
{{\varphi }_{E}}=\dfrac{\pi }{3}
\end{array} \right. \]
Kể từ lúc t = 0 đến thời điểm đầu tiên E = 0, góc quét tương ứng trên đường tròn là: $$ \varphi ={{\sin }^{-1}}\dfrac{0,5{{\text{E}}_{0}}}{{{\text{E}}_{0}}}=\dfrac{\pi }{6} $$

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết 57

Thời điểm E = 0 lần đầu tiên là: \[{{t}_{\varphi }}=\dfrac{\varphi }{\omega }=\dfrac{\dfrac{\pi }{6}}{2\pi {{. 10}^{8}}}=\dfrac{{{10}^{-8}}}{12}\left( s \right)\]

[collapse]

Câu 32.

Giả sử một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 7,5. 1014 Hz. Công suất phát xạ của nguồn là 10 W. Số phôtôn mà nguồn phát ra trong ba giây xấp xỉ bằng

[A]. 0,99. 1020.
[B]. 0,99. 1019.

[C]. 6,04. 1019.

[D]. 6,03. 1020.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Công suất phát xạ của nguồn là: $$ P=n. \varepsilon =n. hf\Rightarrow n=\dfrac{P}{hf} $$
Số phôtôn mà nguồn phát ra trong ba giây là: $$ {{N}_{3s}}=3n=\dfrac{2P}{hf} $$
Thay số ta có: $$ {{N}_{3\text{s}}}=\dfrac{3. 10}{6,{{625. 10}^{-34}}. 7,{{5. 10}^{14}}}=6,{{04. 10}^{19}} $$ (phôtôn)

[collapse]

Câu 33.

Cho mạch điện như hình bên.

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết 59

Biết nguồn điện có suất điện động \[E=12\,\,V\]và điện trở trong r = 1 Ω. Các điện trở \[{{R}_{1}}=\text{ }5\,\,\Omega ,~\,\] \[{{R}_{2}}={{R}_{3}}=8\,\,\Omega \]. Bỏ qua điện trở của các dây nối, coi điện trở của Vôn kế là vô cùng lớn. Số chỉ của vôn kế là

[A]. 12 V.

[B]. 11,6 V.

[C]. 10,8 V.

[D]. 9,6 V.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Mạch ngoài gồm: $$ {{R}_{1}}nt\left( {{R}_{2}}//{{R}_{3}} \right) $$ .
Điện trở tương đương của mạch ngoài là: $$ R={{R}_{1}}+\dfrac{{{R}_{2}}. {{R}_{3}}}{{{R}_{2}}+{{R}_{3}}}=5+\dfrac{8. 8}{8+8}=9\left( \Omega
\right) $$
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch ta có: $$ I=\dfrac{E}{R+r}=\dfrac{12}{1+9}=1,2\left( \text{A} \right) $$
Số chỉ của Vôn kế chính là hiệu điện thế của đoạn mạch gồm: $$ {{R}_{1}}nt\left( {{R}_{2}}//{{R}_{3}} \right) $$ :
$$ U=I. R=1,2. 9=10,8\left( V \right). $$

[collapse]

Câu 34.

Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6mm. Khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Trên màn quan sát, hai vân sáng bậc 4 nằm ở hai điểm M và N. Dịch màn quan sát một đoạn 50 cm theo hướng ra 2 khe Y-âng thì số vân sáng trên đoạn MN giảm so với lúc đầu là

[A]. 7 vân.

[B]. 4 vân.

[C]. 6 vân.

[D]. 2 vân.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

\[i=\dfrac{\lambda D}{a}=0,9\,mm\Rightarrow MN=8i=7,2\,mm. \]
Ban đầu số vân sáng trên đoạn MN là 9.
Dịch màn quan sát : \[\Rightarrow {i}’=\dfrac{\lambda {D}’}{a}=\dfrac{\lambda \left( D-0,5 \right)}{a}=1,2\,mm. \]
Số vân sáng trên đoạn MN : \[N=\left[ \dfrac{MN}{2i} \right]+1=7\] \[\Rightarrow \] Số vân sáng giảm đi 2 vân so với lúc đầu

[collapse]

Câu 35.

Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn A và B dao động theo phương trình \[{{u}_{A}}={{u}_{B}}=cos(40\pi t)\,mm,\] tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 120 cm/s. Gọi I là trung điểm của AB, lấy hai điểm M và N nằm trên AB lần lượt cách I một khoảng 0,5 cm và 2 cm. Tại thời điểm t vận tốc của điểm M là $$ 12\sqrt{3}\,{cm}/{s}\; $$ thì vận tốc dao động tại điểm N có giá trị là

[A]. \[12\sqrt{3}\,{cm}/{s}\;. \]

[B]. \[4\sqrt{3}\,{cm}/{s}\;. \]

[C]. \[-12\,{cm}/{s}\;. \]

[D]. \[-12\sqrt{3}\,{cm}/{s}\;. \]

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

$$ \lambda =v\cdot \dfrac{2\pi }{\omega }=120\cdot \dfrac{2\pi }{40\pi }=6\,cm. $$
$$ u=2a\cos \left( \dfrac{\pi \left( {{d}_{1}}-{{d}_{2}} \right)}{\lambda } \right)\cos \left( \omega t-\dfrac{2\pi \left( {{d}_{1}}+{{d}_{2}} \right)}{\lambda } \right)=2a\cos \left( \dfrac{2\pi x}{6} \right)\cos \left( \omega t-\dfrac{2\pi . AB}{6} \right) $$
$$ \dfrac{{{v}_{M}}}{{{v}_{N}}}=\dfrac{{{u}_{N}}}{{{u}_{M}}}=\dfrac{\cos \left( \dfrac{2\pi . 2}{6} \right)}{\cos \left( \dfrac{2\pi . 0,5}{6} \right)}=-\dfrac{\sqrt{3}}{3}\Rightarrow {{v}_{N}}=-{{v}_{M}}\dfrac{\sqrt{3}}{3}=-12\sqrt{3}\cdot \dfrac{\sqrt{3}}{3}=-12\,{cm}/{s}\;. $$

[collapse]

Câu 36.

Cho hai mạch dao động LC lí tưởng có cùng tần số. Điện tích cực đại của tụ ở mạch thứ nhất và thứ hai lần lượt là Q1 và Q2 thỏa mãn Q1 + Q2 = 8. 10-6 (C). Tại một thời điểm mạch thứ nhất có điện tích và cường độ dòng điện là q1 và i1, mạch thứ hai có điện tích và cường độ dòng điện là q2 và i2 thỏa mãn \[{{q}_{1}}{{i}_{2}}+{{q}_{2}}{{i}_{1}}=\text{ }{{6. 10}^{-9}}\]. Giá trị nhỏ nhất của tần số dao động ở hai mạch là

[A]. 63,66 Hz.

[B]. 76,39 Hz.

[C]. 38,19 Hz.

[D]. 59,68 Hz

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Ta có: $$ \left\{ \begin{array}{*{35}{l}}
{{\text{q}}_{1}}={{\text{Q}}_{1}}\cos \left( \omega \text{t}+{{\varphi }_{1}} \right)
\\
{{\text{q}}_{2}}={{\text{Q}}_{2}}\cos \left( \omega \text{t}+{{\varphi }_{2}} \right)
\end{array}\Rightarrow {{\text{q}}_{1}}{{\text{q}}_{2}}=\dfrac{{{\text{Q}}_{1}}{{\text{Q}}_{2}}}{2}\left[ \cos \left( 2\omega \text{t}+{{\varphi }_{1}}+{{\varphi }_{2}} \right)+\cos \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right) \right] \right. $$
Mặt khác:
$$ \begin{array}{l}
{{q}_{1}}{{i}_{2}}+{{q}_{2}}{{i}_{1}}={{q}_{1}}{{q}_{2}}^{\prime }+{{q}_{2}}{{q}_{1}}^{\prime }={{\left( {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right)}^{\prime }}=-\dfrac{{{Q}_{1}}{{Q}_{2}}2\omega }{2}\sin \left( 2\omega t+{{\varphi }_{1}}+{{\varphi }_{2}} \right)={{6. 10}^{-9}} \\
\Rightarrow \omega =\dfrac{{{6. 10}^{-9}}}{{{Q}_{1}}{{Q}_{2}}\left| \sin \left( 2\omega t+{{\varphi }_{1}}+{{\varphi }_{2}} \right) \right|}
\end{array} $$
Kết hợp với
\[{{\text{Q}}_{1}}+{{\text{Q}}_{2}}={{8. 10}^{-6}}\xrightarrow[\text{Cos}i]{{{\text{Q}}_{1}}+{{\text{Q}}_{2}}\ge 2. \sqrt{{{\text{Q}}_{1}}\text{. }{{\text{Q}}_{2}}}}{{\left( {{\text{Q}}_{1}}{{\text{Q}}_{2}} \right)}_{\text{max}}}=\dfrac{{{\left( {{8. 10}^{-6}} \right)}^{2}}}{4}=1,{{6. 10}^{-11}}\]
Vậy \[{{\omega }_{\min }}=\dfrac{{{6. 10}^{-9}}}{\underbrace{{{\text{Q}}_{1}}{{\text{Q}}_{2}}}_{\text{max}=1,{{6. 10}^{-11}}}. \underbrace{\left| \sin \left( 2\omega t+{{\varphi }_{1}}+{{\varphi }_{2}} \right) \right|}_{\text{max = 1}}}=375\left( ra\text{d}/s \right)\Rightarrow {{\text{f}}_{\min }}=59,68\left( \text{Hz} \right)\]

[collapse]

Câu 37.

Vật nặng của một con lắc đơn có khối lượng 50 g và mang điện tích 5 μC đang dao động điều hòa với biên độ góc 70. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ điểm chính giữa của dây treo đồng thời thiết lập một điện trường đều theo phương thẳng đứng hướng xuống với cường độ là 5. 104 V/m. Lấy g = 10 m/s2. Biên độ góc của vật sau đó là

[A]. 9,3°.

[B]. 5,25°.

[C]. 8,1°.

[D]. 6,1°.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Sau khi người ta giữ điểm chính giữa của dây treo đồng thời thiết lập một điện trường đều theo phương thẳng đứng hướng xuống thì:
+ Ở vị trí cân bằng, dây treo vẫn có phương thẳng đứng → vật vẫn ở vị trí cân bằng.
+ Gia tốc hiệu dụng: $$ {{g}_{h\text{d}}}=g+\dfrac{\left| q \right|E}{m}=15 $$ (m/s2)
+ Chiều dài dây treo sau khi giữ điểm chính giữa là $$ {\ell }’=\dfrac{\ell }{2}\cdot $$
Ta có: $${v^2} = g\ell \alpha _0^2 = {g_{hd}}\ell \alpha _0^{‘2}$$

\[\to {{{\alpha }’}_{0}}={{\alpha }_{0}}\sqrt{\dfrac{g\ell }{{{g}_{h\text{d}}}{\ell }’}}\]

Thay số ta có: $$ {{{\alpha }’}_{0}}=7{}^\circ . \sqrt{\dfrac{10. \ell }{15. \dfrac{\ell }{2}}}\approx 8,1{}^\circ . $$

[collapse]

Câu 38.

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc: màu đỏ (bước sóng λ1 = 720 nm) và màu lục (bước sóng λ2 = 560 nm). Cho khoảng cách giữa hai khe không đổi và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát biến thiên theo thời gian với quy luật \[D=2+\cos \left( \dfrac{\pi }{2}t-\dfrac{\pi }{2} \right)\] m (t tính bằng s). Trong vùng giao thoa quan sát được trên màn, ở thời điểm t = 0, tại M có một vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và giữa M với vân trung tâm còn có thêm một vân sáng cùng màu như vậy nữa. Trong 4 s kể từ lúc t = 0, số lần một vân sáng đơn sắc (màu đỏ hoặc màu lục) xuất hiện tại M là

[A]. 80.

[B]. 75.

[C]. 76.

[D]. 84.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Điều kiện để vân sáng trùng nhau: \[{{x}_{1}}={{x}_{2}}\Leftrightarrow \dfrac{{{k}_{1}}}{{{k}_{2}}}=\dfrac{{{\lambda }_{2}}}{{{\lambda }_{1}}}=\dfrac{560}{720}=\dfrac{7}{9}\cdot \]
Tại M là vân sáng trùng màu với vân trung tâm, giữa M và vân trung tâm còn một vân sáng nữa có màu như vậy → M là vân sáng bậc 14 của bức xạ λ1 và là vân sáng bậc 18 của bức xạ λ2.
+ Tại vị trí ban đầu D = 2 m, sau một phần tư chu kì màn dao động đến vị trí D’ = 1 m, vì tọa độ M là không đổi, D giảm một nửa nên bậc của vân sáng tăng lên gấp đôi, vậy tại M bây giờ là vị trí vân sáng bậc 28 của λ1 và bậc 36 của λ2
+ Khi vật dịch chuyển từ vị trí ban đầu D = 2 m đến vị trí D = 2 + 1 = 3 m, tương tự ta cũng xác định được tại M bây giờ là vị trí gần vân sáng bậc 10 của λ1 và vân sáng bậc 12 của λ2
Với thời gian 4 s là một chu kì thì số vân đơn sắc dịch chuyển qua M là: N = 2(4 + 12 + 6 + 16) = 75.
Ta trừ 1 ở đây là do điểm 12 nằm ở biên nên khi màn dao động chỉ đi qua 1 lần.

[collapse]

Câu 39.

Tại điểm M trên trục Ox có một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra môi trường. Khảo sát mức cường độ âm L tại điểm N trên trục Ox có tọa độ x (m), người ta vẽ được đồ thị biễn diễn sự phụ thuộc của L vào logx như hình vẽ bên. Mức cường độ âm tại điểm N khi x = 32 (m) gần nhất với giá trị?

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết 61

[A]. 82 dB.

[B]. 84 dB.

[C]. 86 dB.

[D]. 88 dB.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

Gọi \[{{x}_{0}}\]
là tọa độ của điểm M và x là tọa độ của điểm N.
→ Mức cường độ âm tại N được xác định bởi biểu thức:
\[{{L}_{N}}=10\log \dfrac{P}{{{I}_{0}}4\pi {{\left( x-{{x}_{0}} \right)}^{2}}}=\underbrace{10\log \dfrac{P}{{{I}_{0}}4\pi }}_{a}-20\log \left( x-{{x}_{0}} \right)\]
+ Khi \[\log x=1\to x=10\left( m \right)\];
+ Khi \[\log x=2\to x=100\left( m \right)\];
Từ đồ thị, ta có:
$$ \left\{ \begin{array}{l}
78=a-20\log \left( 100-{{x}_{0}} \right) \\
90=a-20\log \left( 10-{{x}_{0}} \right)
\end{array} \right. \to \dfrac{100-{{x}_{0}}}{10-{{x}_{0}}}={{10}^{\dfrac{90-78}{20}}}\to {{x}_{0}}=-20,2\left( m \right) $$
$$ \to a=78+20\log \left( 100+20,2 \right)=119,6\left( dB \right) $$
→ Mức cường độ âm tại N khi \[x=32\,m\] là \[{{L}_{N}}=119,6-20\log \left( 32+20,2 \right)=85,25\left( dB \right)\]

[collapse]

Câu 40.

Đặt một điện áp xoay chiều \[u=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t \right)V\] (t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 50 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm \[\dfrac{1}{2\pi }H\] và tụ điện có điện dung thay đổi được (hình vẽ). V1, V2 và V3 là các vôn kế xoay chiều có điện trở rất lớn.

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết 63

Điều chỉnh C để tổng chỉ số ba vôn kế có giá trị cực đại, giá trị của dung kháng khi đó là

[A]. 50 Ω.

[B]. 67 Ω.

[C]. 75 Ω.

[D]. 70 Ω.

Hướng dẫn

Hướng dẫn giải Đề thi thử vật lí 04

\[L=\dfrac{1}{2\pi }\left( H \right)\Rightarrow {{Z}_{L}}=\omega L=100\pi . \dfrac{1}{2\pi }=50\left( \Omega
\right)\]
\[u=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t \right)\left( V \right)\Rightarrow U=100\left( V \right)\]
Ta có:
\[{{V}_{1}}+{{V}_{2}}+{{V}_{3}}=U\dfrac{R+{{Z}_{L}}+{{Z}_{C}}}{Z}=100\dfrac{{{Z}_{C}}+100}{\sqrt{{{50}^{2}}+{{\left( 50-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}\]
+ Sử dụng chức năng Mode \[\to \]7 ta có thể xác định được khoảng giá trị cực đại của biểu thức trên vào khoảng 316 V ứng với giá trị của ZC là 67 Ω.
+ Nhập số liệu: Mode \[\to \]7
\[F\left( X \right)=100\dfrac{X+100}{\sqrt{{{50}^{2}}+{{\left( 50-X \right)}^{2}}}}\] với \[{{Z}_{C}}\to X\]
+ Giá trị đầu: Start \[\to \]50
+ Giá trị cuối: End \[\to \]75
+ Bước nhảy: Steps \[\to \]1

Đề thi thử vật lí 04_2024 có giải chi tiết 65

[collapse]
+1
1
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top