Hợp chất của đồng: Đồng (I) oxit; Đồng (I) hidroxit; Đồng (II) oxit; Đồng (II) hidroxit; Muối Đồng (II)
1. Hợp chất của đồng (I)
a) Đồng (I) oxit – Cu2O
– Là chất rắn màu đỏ gạch, không tan trong nước.
– Tính chất hoá học:
+ Tác dụng với axit:
Cu2O + 2HCl → CuCl2 + H2O + Cu↓
+ Dễ bị khử:
Cu2O + H2 → 2Cu↓ + H2O
b) Đồng (I) hidroxit – Cu(OH)
– Là chất kết tủa màu vàng.
– Tính chất hoá học: Dễ bị phân hủy:
2CuOH → Cu2O + H2O
2. Hợp chất của đồng (II)
a) Đồng (II) oxit – CuO
– Là chất rắn, màu đen, không tan.
– Tính chất hoá học:
+ Là oxit bazơ:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
+ Là chất oxi hóa:
CuO + H2 → Cu + H2O
CuO + C2H5OH → CH3CHO + Cu + H2O
3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O
– Điều chế đồng (II) oxit:
Cu(OH)2 → CuO + H2O
CuCO3.Cu(OH)2 → 2CuO + H2O + CO2
2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
b) Đồng (II) hidroxit – Cu(OH)2
– Là chất kết tủa màu xanh.
– Tính chất hoá học:
+ Là bazơ không tan:
* Tác dụng với axit:
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
* Dễ nhiệt phân:
Cu(OH)2 → CuO + H2O
+ Dễ tạo phức:
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
+ Là chất oxi hóa:
2Cu(OH)2 + R-CHO → R – COOH + Cu2O + 2H2O
– Điều chế đồng (II) hidroxit:
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2
c) Muối Đồng (II)
– Các dung dịch muối đồng (II) đều có màu xanh.
– Tính chất hoá học:
+ Tác dụng với kiềm:
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2
+ Tác dụng với dung dịch NH3:
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
+ CuSO4 hấp thụ nước thường dùng phát hiện vết nước trong chất lỏng:
CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O (màu xanh)