Tính chất hóa học của Sắt: Sắt tác dụng với phi kim; Sắt tác dụng với axit; Sắt tác dụng với muối; Sắt tác dụng với nước
Tính chất hoá học của Sắt (Fe)
Video sắt tác dụng với Lưu huỳnh
1. Tính chất hóa học của Sắt: tác dụng với phi kim
+ Khi đun nóng sắt tác dụng với hầu hết phi kim.
a) Sắt tác dụng với oxy
3Fe + 2O2 \[\overset{t^{o}}{\rightarrow}\] Fe3O4
– Fe3O4 là oxit sắt từ, là oxit của hỗn hợp sắt có hóa trị II và III: FeO và Fe2O3
b) Sắt tác dụng với phi kim khác.
2Fe + 3Cl2 \[\overset{t^{o}}{\rightarrow}\] 2FeCl3
– Ngoài Oxi (O) và Lưu huỳnh (S), sắt có thể tác dụng được với nhiều phi kim khác như Cl2, Br2,… tạo thành muối.
2. Tính chất hóa học của Sắt: tác dụng với Axit
– Sắt tác dụng với HCl, H2S04 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng H2.
Fe + 2HCl loãng → FeCl2 + H2↑
Fe + 2H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑
Chú ý: Sắt Fe không phản ứng với axit HNO3 đặc, nguội và axit H2S04 đặc, nguội; do ở nhiệt độ thường, sắt tạo ra lớp oxit bảo vệ kim loại trở nên “thụ động”, không bị hòa tan.
– Sắt tác dụng với HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng tạo thành muối sắt III
Fe + H2SO4 đặc,nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Fe + 6HNO3 đặc,nóng → Fe(NO3)3 + 3NO2 + H2O
3. Tính chất hóa học của Sắt: tác dụng với dung dịch muối
– Sắt tác dụng với dung dịch muối của những kim loại kém hoạt động hơn trong dãy điện hoá, tạo thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
4. Tính chất hóa học của Sắt: tác dụng với nước
– Sắt hầu như không có phản ứng với nước lạnh, nhưng nếu cho Fe đi qua hơi nước ở nhiệt độ cao thì Fe khử H2O giải phóng H2
_ Khi t0C < 5700C: 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2↑
_ Khi t0C > 5700C: Fe + H2O → FeO + H2↑